Chuyện tình cảm động của nhà thơ 30 năm đi tìm người yêu là liệt sỹ

Yêu nhau khi đất nước còn bóng quân thù để rồi phải xa nhau đi làm nhiệm vụ. Người phụ nữ ấy chưa bao giờ tin rằng đó lại là lần đánh dấu sự xa nhau mãi mãi giữa hai người.

Chuyện tình cảm động của nhà thơ 30 năm đi tìm người yêu là liệt sỹ - ảnh 1

Nhà thơ Chu Thị Linh Quang (tên khai sinh là Chu Thị Lưu Quang)

Câu chuyện tình cảm động

Giống như bao người con gái khác, thiếu nữ Linh Quang ngày ấy cũng có người yêu và ước mơ về ngôi nhà nhỏ có tiếng cười của con trẻ. Tuy nhiên, số phận cuộc đời đã đưa người phụ nữ ấy đến những ngã rẽ, đến những nỗi đau không bao giờ có thể nguôi ngoai.

Người phụ nữ ấy là nhà thơ Chu Thị Linh Quang (tên khai sinh là Chu Thị Lưu Quang), 64 tuổi, hiện sinh sống ở phường Sơn Lộc, thị xã Tây Sơn, Hà Nội. Câu chuyện tình giữa nhà thơ và liệt sỹ Đào Đức Định (sinh năm 1951) khiến không ít người cảm động rơi nước mắt.

Theo lời kể của bà, bà và liệt sỹ Định quen nhau từ khi còn học phổ thông, lâu dần thành cảm mến. Như bao thanh niên cùng thời, Đào Đức Định theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường ra chiến trận còn cô gái Lưu Quang ở nhà theo học khoa Văn, trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.

Tuy nhiên, trong hàng ngũ trở về khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất không có anh - chiến sĩ Đào Đức Định. Nỗi đau mất người yêu càng tăng lên gấp bội với cô gái trẻ Lưu Quang khi cô không biết cụ thể, anh nằm lại nơi nào.

Hơn 30 năm kể từ khi biết tin liệt sỹ Định hy sinh là từng đấy thời gian người phụ nữ không mệt mỏi chắp nhặt thông tin, đi khắp các chiến trường xưa tìm kiếm phần mộ người yêu.

Tích góp tiền từ đồng lương ít ỏi của mình, cứ vào dịp nghỉ hè bà lại lên đường đi khắp dọc ngang đất nước, có lần sang tận bên Lào để tìm phần mộ liệt sỹ Định, thậm chí có những lúc từng phải nhịn đói.

“Ngày đó chẳng biết sợ là gì, cứ đi là đi thôi”, nhà thơ Chu Thị Linh Quang tâm sự.

Khẽ thở dài một tiếng rồi nhà thơ tâm sự, hơn 30 năm kiên trì đi tìm nhưng cho đến giờ phút này phần mộ liệt sỹ Đào Đức Định vẫn chưa được tìm thấy. Các cơ quan chức năng đành xây tạm cho liệt sỹ ngôi mộ gió để gia đình đến thắp hương vào những ngày kỷ niệm. Bản thân nhà thơ, ngày ngày vẫn đều đặn đến thăm hỏi và động viên mẹ của liệt sỹ Định cho vơi bớt nỗi nhớ về người con trai duy nhất của cụ.

Chuyện tình cảm động của nhà thơ 30 năm đi tìm người yêu là liệt sỹ - ảnh 2

Hàng ngày, nhà thơ Chu Thị Linh Quang vẫn đến nhà mẹ liệt sỹ Đào Đức Định động viên, hỏi thăm sức khỏe của cụ

Dành tất cả tình yêu thương cho những lớp học trò

Ngoài tình yêu dành cho liệt sỹ Định, người con gái ấy còn dành một tình yêu thương đặc biệt đối với các thế hệ học trò của mình. Đối với nhà thơ, những thế hệ học trò không đơn thuần chỉ là học sinh của mình, mà còn là những đứa con mà bà đặt niềm hi vọng. Trong bài thơ Gửi các em (sáng tác năm 1999) nhà thơ viết:

“Kỳ lạ chưa khi nhìn các em cười

Cô quên hết những giận buồn, mệt nhọc

Và tình yêu lại nở trong gai góc

Các em là hạnh phúc của đời Cô!”

Ngày ngày được tiếp xúc với học trò, được ngắm nhìn các em vô tư vui đùa, chạy nhảy trong lòng nhà thơ bỗng trào dâng niềm yêu thương vô bờ. Bà muốn dang rộng vòng tay của mình để ôm trọn các em vào lòng. 

“Cánh cổng xanh và con đường vàng nắng

Tiếng cười reo đầy ắp cả sân trường”...

(Trích trong bài thơ Giờ học cuối)

Hơn 30 năm gắn bó với nghề là từng đấy năm người phụ nữ ấy biến tình yêu thương thành từng câu chữ gieo vào các thế hệ học trò. Những năm tháng cống hiến không mệt mỏi cô giáo Chu Thị Lưu Quang vinh dự nhận được Huy chương vì sự nghiệp giáo dục, Giải nhất Cuộc thi Thơ do Hội Văn học nghệ thuật Hà Tây tổ chức. Không chỉ là nhà giáo, bà còn là một nhà thơ, một thi sĩ, những vần thơ do bà sáng tác đã được trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn học nghệ thuật.

Bước qua 64 mùa xuân cuộc đời, từng có nhiều người muốn cùng xây dựng gia đình nhưng bà đều tìm cách từ chối. Hiện tại, dù sống một mình nhưng không khi nào nhà thơ thấy cô đơn bởi xung quanh bà còn có hàng trăm, hàng nghìn người con. Đối với nhà thơ, hạnh phúc lớn nhất của bà là các thế hệ học trò thành đạt, cống hiến sức mình dựng xây đất nước ngày càng tươi đẹp. 

Hiện nay, trong số những người con đó có người đang giữ những trọng trách rất lớn của đất nước, cũng có người sống một cuộc đời bình dị. Vào các dịp lễ hay những khi rảnh rỗi họ vẫn thường xuyên lui tới hỏi thăm sức khỏe và gọi cô giáo Chu Thị Lưu Quang bằng một cái tên thân thương là mẹ, là bầm và xưng con.

Đối với nhà thơ, họ đều là con cái trong nhà, đều là niềm vui, niềm tin yêu và niềm tự hào của nhà thơ.

Lại Hà

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !