Quảng Ninh: Triển khai đề án trồng rừng cây gỗ lớn giúp người dân Ba Chẽ thoát nghèo

Huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã tập trung đầu tư phát triển sản xuất gắn với thực hiện chương trình OCOP, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Từ một huyện nghèo, kết cấu hạ tầng không đồng bộ, trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nên việc nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững, nhất là ở những xã, thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống là thách thức không nhỏ đối với huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) .

Do đó, bên cạnh đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân chủ động vươn lên thoát nghèo, huyện tập trung đầu tư phát triển sản xuất gắn với thực hiện chương trình OCOP và phát triển các tổ chức kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Huyện xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể triển khai hiệu quả Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Trong đó, đề án trồng rừng cây gỗ lớn làm nhiệm vụ trọng tâm. Mục tiêu đến năm 2025 huyện hình thành và phát triển ổn định vùng gỗ lớn với quy mô 5.000ha, trồng mới và trồng sau khai thác trên diện tích 4.260ha các loài cây keo tai tượng, thông mã vĩ, thông nhựa, sa mộc, lim...

Huyện cũng ưu tiên trồng trên diện tích đất lâm nghiệp thuộc lưu vực các công trình thủy lợi để cải thiện nguồn sinh thủy, điều tiết nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Theo đó, huyện trực tiếp giao chỉ tiêu trồng mới 400ha rừng gỗ lớn cho các xã, thị trấn và các doanh nghiệp, hợp tác xã đã được thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời, phát triển thêm 50ha cây phân tán với các loài cây bản địa như lim xanh, lát hoa, cây quế...

Song song với đó, huyện đẩy mạnh trồng cây dược liệu như cây trà hoa vàng, xen canh một số loại cây cho thu hoạch ngay, như cây dứa, cây lạc, cây đậu tương và một số loại cây trồng khác.

P. V

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !