Chùa Bửu Thắng, nơi cưu mang những mảnh đời bất hạnh

Hơn 15 năm qua, chùa Bửu Thắng (phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) đã nhận hàng trăm trẻ mồ côi, người khuyết tật, người già neo đơn về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Già như cha mẹ, trẻ như con mình

Theo lời sư cô Thích Nữ Huệ Hướng-Trụ trì chùa Bửu Thắng, vào năm 2001, sư cô được phân công về tiếp quản ngôi chùa này. Thời đó, chùa được làm bằng gỗ, mái lợp lá đã mục nát, nằm lọt thỏm giữa một rừng cây um tùm.

Chùa Bửu Thắng, nơi cưu mang những mảnh đời bất hạnh - ảnh 1

Sư cô hỏi thăm cháu Phước Hậu và “đàn con” của mình.

Để vượt qua những khó khăn trước mắt, sư cô phải đi nhiều nơi, vận động các nhà hảo tâm quyên góp, giúp mình phục dựng lại cơ sở vật chất của chùa. Ngay sau khi dựng lại một ngôi chùa nhỏ, đủ che nắng chắn mưa, sư cô đã bắt tay vào việc hóa duyên hành thiện. Cuối năm 2001, sư cô đã nhận gần 20 người, gồm cả trẻ sơ sinh và người già không nơi nương tựa về nuôi dưỡng, chăm sóc.

Sư cô Huệ Hướng kể: “Bản thân tôi cũng là một đứa trẻ mồ côi. Thuở nhỏ, tôi phải đi ở đợ, chịu biết bao nhiêu khổ cực. Bởi vậy, tôi rất hiểu và thương các cháu nhỏ bị cha mẹ bỏ rơi hoặc gặp hoàn cảnh éo le, phải sống cảnh mồ côi.

Khi tôi tu hành, âu cũng là cái căn duyên có sẵn nên mới gặp gỡ các cháu nhỏ, các cụ già không nơi nương tựa. Ở trong chùa, người già thì tôi coi như cha mẹ, trẻ nhỏ tôi coi như con mình. Bởi vậy, tôi luôn tạo điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng họ”.

Cứ thế, thấm thoắt hơn 15 năm qua, sư cô Huệ Hướng cùng đệ tử của mình đã không quản ngại vất vả, nhận hàng trăm người có hoàn cảnh éo le về chùa nuôi dưỡng. Trong số những người đến chùa nương náu, sư cô Huệ Hướng vẫn nhớ mãi trường hợp của 5 chị em cháu Phạm Thị Tú Mỹ (ngụ xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk).

Chùa Bửu Thắng, nơi cưu mang những mảnh đời bất hạnh - ảnh 2

Cháu Mai (bên trái) bị tật nguyền ở hai tay.

Theo lời sư cô, gia đình cháu Mỹ quê gốc ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) mới vào Đắk Lắk lập nghiệp. Đến năm 2004, cha của cháu tử vong sau một vụ tai nạn giao thông. Vì quá đau buồn, mẹ cháu Mỹ suy nghĩ nhiều rồi hóa điên, rời khỏi địa phương, bỏ lại 5 đứa con thơ nheo nhóc.

Thương cảm trước hoàn cảnh của đám trẻ mồ côi, người dân trong vùng đã đem chị em Mỹ đến chùa Bửu Thắng, nhờ sư cô nơi đây chăm sóc, dạy bảo. Đến nay, cả 5 chị em đã khôn lớn, một người sắp lấy chồng, hai người khác bước chân vào giảng đường đại học.

Mái ấm tình thương

Ngoài chị em cháu Mỹ ra, tại chùa còn cưu mang rất nhiều trường hợp có hoàn cảnh éo le. Điển hình như cháu Huỳnh Phước Hậu (10 tuổi). Theo lời sư cô Huệ Hướng, khi Hậu mới lọt lòng, chưa cắt rốn, đã được một người đem tới bỏ trước cổng chùa. Lúc đó, Hậu mới sinh nên chưa có biểu hiện gì bất thường về ngoại hình.

Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn, phần đầu của cậu bé to lên bất thường, đôi mắt thì nhỏ lại và liên tục quấy khóc. Trước tình thế đó, sư cô đã đưa cậu bé đi chữa trị khắp các bệnh viện lớn nhỏ. Đến nay, Hậu đã thoát khỏi nguy hiểm nhưng đôi mắt bị mù vì di chứng của bệnh “não úng thủy”.

Chùa Bửu Thắng, nơi cưu mang những mảnh đời bất hạnh - ảnh 3

Những ánh mắt thơ ngây của các cháu nhỏ trong chùa.

Trường hợp của cháu Huỳnh Phước Mai (3 tuổi) cũng bi thương không kém. Từ khi mới lọt lòng, cháu Mai bị bỏ rơi ở rẫy cà phê thuộc địa bàn huyện Krông Búk. Sau đó, có một cụ già đi mót củi phát hiện được, đem cháu gửi đến chùa. Cháu Mai vốn bị tật từ nhỏ, hai tay có ngắn ngủn, sát vào phần vai.

Hiện tại, chùa Bửu Thắng đã xây được 3 khu nhà tập thể trong trung tâm nuôi dưỡng người già, trẻ mồ côi của mình. Cả 3 khu nhà tập thể đó được chia ra để nuôi trẻ nhỏ; người già và người bị bệnh thần kinh. Ngoài việc nuôi dưỡng, lo ăn mặc cho những mảnh đời bất hạnh, sư cô Huệ hướng cũng thường xuyên mời bác sĩ về khám sức khỏe, cấp phát thuốc định kỳ cho những người đang nương náu trong chùa.

Sư cô Huệ Hướng chia sẻ: “Tại đây, thi thoảng cũng có người tới hỏi, xin con nuôi nhưng tôi nhất quyết không cho. Bởi lẽ, tôi cưu mang các cháu theo tâm nguyện của mình, nhằm mục đích nuôi dạy các cháu nên người, bù đắp lại một phần nào đó những thiệt thòi mà các cháu phải chịu. Sau này, khi tôi già, sức khỏe yếu thì sẽ giao lại nhiệm vụ cho một đệ tử có tâm, có đức và có tài trí để nối nghiệp mình tiếp tục hành thiện”.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch phường Thống Nhất (thị xã Buôn Hồ), từ ngày về làm Trụ trì chùa Bửu Thắng, sư cô Huệ Hướng đã có nhiều việc làm thiện nguyện như phát gạo, quà tết cho bà con nghèo. Trong nhiều năm qua, chùa đã cưu mang, nuôi nấng nhiều mảnh đời bất hạnh trong trung tâm của mình. Đồng thời, phía nhà chùa cũng tạo điều kiện cho các cháu nhỏ được ăn học tử tế.

Trần Nhân-Hải Dương

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Đang cập nhật dữ liệu !