Cận cảnh cuộc sống mới của người dân "xóm ve chai" bãi giữa sông Hồng

Cuối tháng 10 vừa qua, những hộ dân cuối cùng của xóm ve chai sống dưới bãi giữa sông Hồng cũng đã chuyển lên bờ sống. Bên cạnh những tiện nghi mới, không ít người bày tỏ sự lo lắng về cuộc sống mới và hồi tưởng lại những ngày tháng sống trên thuyền.

Xóm ve chai tồn tại ven sông Hồng đã nhiều năm nay. Người dân nơi đây chủ yếu sống nhờ thu lượm ve chai nên được gọi là xóm ve chai. Tuy nhiên, những đợt lũ vừa qua đã khiến các ngôi nhà trôi dạt, nhiều nhà dọn bè lên bờ thuê trọ.

Sau khi rời bỏ ngôi nhà thuyền đã sinh sống hàng chục năm để lên bờ, phần lớn những hộ dân xóm ve chai đều nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nhất định, không ít người lo lắng bởi cuộc sống mới khá bấp bênh.

Bà Phạm Thị Tý hiện đang thuê một căn phòng nhỏ khoảng 6m2 là nơi sinh sống của 4 bà cháu. Bà Tý cho biết, đợt vận động người dân bỏ thuyền để lên bờ sống được chính quyền thực hiện từ đầu tháng 10/2017. Một phần để ổn định cuộc sống, phần vì những năm gần đây nước lũ về nhiều và lũ lớn nên người dân cũng băn khoăn về tính nguy hiểm nếu tiếp tục sống trên thuyền, hơn nữa những ngôi nhà thuyền có tuổi đời hàng chục năm cũng đã xuống cấp, nhà lại có trẻ nhỏ nên không yên tâm khi ở trên thuyền. "Cuối tháng 10 vừa rồi, nhà tôi quyết định chuyển lên bờ sinh sống, tuy mỗi tháng riêng tiền thuê nhà cũng mất khoảng 1 triệu đồng nhưng được cái có điện, có nước, các cháu lại an toàn khi tránh xa được sông nước."- Bà Tý cho biết.

Bà Tý hiện đang làm bốc vác thuê và nhặt nhạnh ve chai, sắt vụn tại chợ Long Biên. Tuy cuộc sống vất vả nhưng các cháu lại rất ngoan và chăm học. "Mẹ các cháu đi làm xa, thi thoảng mới lại về thăm con. Ở đây 4 bà cháu tần tảo, rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng cháu ngoan ngoãn. Cháu lớn nhất đang đi học còn 2 cháu nhỏ chưa đi học thì ở nhà với bà, bà đi làm thì 3 cháu trông nhau"- Bà Tý chia sẻ thêm. (Ảnh: Cháu Nguyệt Anh - 5 tuổi đang tập viết chữ theo mẫu").

Cùng hoàn cảnh như bà Tý, bà Lê Thị Hạnh (64 tuổi - Bắc Ninh) sinh sống ở xóm ve chai đã hơn 30 năm nay. Rời bỏ căn nhà đã gắn bó hàng chục năm dưới bãi bồi để lên thuê một gian nhà nhỏ khoảng 8m2 với giá 1 triệu đồng/tháng, bà Hạnh không khỏi lo lắng về việc kiếm tiền để trang trải hàng tháng như thế nào. "Ở đây chỉ có khoảng vài hộ là thuê nhà gần, còn những người có phương tiện thì họ đi thuê ở chỗ khác cao ráo hơn. Chúng tôi sống dựa vào khu vực này, tuổi lại cao nên chẳng thể đi đâu xa. Những căn nhà như thế này, điều kiện khó khăn, ẩm thấp nhưng giá thuê, giá điện nước lại cao song cũng chẳng còn cách nào khác" - Bà Hạnh bộc bạch.

Bà Trần Thị Tuyết (68 tuổi - Thái Bình) chuyển lên sống tại xóm ve chai ở bãi giữa từ 40 năm nay. ''Tôi sống ở đây lâu rồi mà năm nay mới thấy nước lũ lên nhanh quá. Quay đi quay lại tôi đã thấy bè bị ngập. Tôi chỉ kịp chạy lên bờ, không đem theo được đồ đạc gì" - Bà Tuyết cho hay. Đầu tháng 11 vừa qua, cùng với các hộ khác, bà Tuyết cũng chuyển lên bờ sinh sống. Bà Tuyết cho biết, mỗi hộ ở đây gần như đều không còn quê, nên phải sống bám vào từng mảnh tôn, mảnh nhựa sinh sống qua ngày.

Chuyển lên bờ sinh sống, mọi người đều vui bởi không còn phải lo lắng việc không có điện hay cảnh phải gánh từng xô nước để dùng như trước đây. Tuy nhiên, nỗi vui còn chưa ngơi thì cái sự lo lại hiển hiện ngay trước mắt. "Cuộc sống bấp bênh, trước đây nếu không đi làm hay bị ốm ngày nào thì chúng tôi không phải lo lắng quá vì không mất tiền nhà. Chuyển lên đây thì mỗi ngày thức dậy đều phải suy nghĩ, nhỡ cuối tháng mà không có tiền thì người ta không cho mình thuê nữa. Mà chúng tôi cũng già cả rồi, sức khỏe không còn như xưa nữa. Cứ ráo mồ hôi là hết tiền" - Bà Tuyết chia sẻ.

Những xóm trọ xung quanh xóm ve chai trước đây phần lớn đều chỉ là những gian nhà lụp xụp dựng lên tạm bợ, giá thuê mỗi phòng không dưới 1 triệu đồng/tháng, tiền điện 4000đ/số. Mỗi tháng, mỗi hộ ở đây cũng phải mất khoảng 1,5 triệu đồng phí sinh hoạt cơ bản chưa kể tiền ăn uống, thuốc men, tiền học cho trẻ. Những hộ dân xóm ve chai này cho biết thêm, lúc vận động mọi người bỏ thuyền lên bờ sinh sống, mỗi hộ dân được chính quyền hỗ trợ 2 triệu đồng để trang trải chi phí chỗ ở ban đầu.

Cùng chung cảnh ly hương cầu thực, những người cao tuổi xóm ve chai giờ lên bờ sống cũng chọn những nơi gần nhau, gần nơi ở cũ bởi không thể đi được quá xa. Tuy cuộc sống khó khăn nhưng những xóm trọ này không lúc nào ngớt tiếng vui cười của trẻ nhỏ.

Bà Nguyễn Thị Liên (58 tuổi, Cẩm Giàng, Hải Dương) đang nhặt nhạnh từng chút tôn thừa, sắt vụn từ ngôi nhà thuyền trước đây của mình. Bà Liên cho biết, ngoài việc đi nhặt sắt vụn, bà còn làm thêm vườn và nuôi cá lồng để có thêm đồng ra đồng vào.

"Chuyển lên bờ sống, tôi thuê một gian nhà ở đây giá 1,8 triệu đồng/tháng, sức khỏe của tôi giờ yếu lắm rồi, không đi làm nhiều như trước được nên cứ cuối tháng là lại lo không đủ tiền nhà. Biết rằng lên bờ thì an toàn, thuận tiện hơn nhưng cũng nhiều nỗi lo hơn về tài chính hàng tháng"- Bà Liên tâm sự.

Khung cảnh xóm ve chai ngày nào giờ chỉ còn là những mẫu sắt thừa, tôn thừa, gỗ vụn.


Huy Phạm

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !