Cách làm bánh tét chữ ngon, đẹp làm quà tặng ý nghĩa ngày Tết

Bánh tét chữ không chỉ là món ngon truyền thống của người miền Nam mà còn là một tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa để đón Tết.

Độc giả cùng tham khảo cách gói bánh tét chữ ngon, đẹp dưới đây để làm quà tặng ý nghĩa ngày Tết cho bạn bè, người thân.

Món ngon ngày tết truyền thống của người miền Nam độc đáo và tinh tế với món bánh tét chữ được xem như một tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa để đón Tết. Cách làm bánh tét chữ không quá khó nhưng khá cầu kì và mất thời gian, đòi hỏi người làm phải kiên trì và khéo léo. Mỗi bánh tét chữ khi cắt ra sẽ ghép lại thành những lời chúc năm mới thật ý nghĩa. Cùng tham khảo qua cách làm bánh tét chữ ngon, đẹp làm quà tặng ý nghĩa ngày Tết dưới đây.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu  

-         Nếp dẻo thơm ngon

-         Đậu xanh

-         Dừa nạo

-         Lá cẩm (không bắt buộc), lá dứa

-         Nước cốt dừa, đường trắng, muối ăn

-         Lá chuối, dây chuối

-         Khuôn inox hình các chữ cái  

Cách làm bánh tét chữ ngon, đẹp làm quà tặng ý nghĩa ngày Tết - ảnh 1

Bánh tét chữ là món ngon ngày tết truyền thống của người miền Nam

Giai đoạn 2: Sơ chế nguyên liệu

Bước 1: Nếp chọn loại ngon, dẻo thơm ngâm với nước ấm và chút muối trong khoảng 6 giờ, vớt ra rồi xả sạch với nước lạnh, để ráo nước, cho 1,5 muỗng café muối vào nếp, trộn đều.

Bước 2: Lá cẩm, lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước cốt màu tím, bỏ bã (Hoặc cho vào nồi, thêm ít nước, nấu lấy màu). Tùy thích màu đậm hay nhạt mà xay hoặc nấu nhiều hay ít lá.

Bước 3: Đem nếp trộn riêng với nước lá cẩm và nước lá dứa. Nếp lá cẩm cho nếp màu tím, nếp trộn lá dứa cho nếp có màu xanh tươi mát, hương thơm nhẹ. Sau đó, đem trộn nếp với nước lá cẩm/lá dứa và nước cốt dừa (tùy thích béo nhiều hay ít), nêm nếm đường cho vị ngọt vừa miệng.

Bước 4: Cho hỗn hợp trên vào chảo, xào trên bếp lửa vừa trong khoảng 1 tiếng cho màu lá cẩm cũng như nước cốt dừa ngấm đầy hột nếp, khi gói để tăng vị béo và rút ngắn thời gian nấu. 

Bước 5: Sau khi xào xong nếp cẩm, cho nếp ra trải đều trên mặt phẳng sạch, rồi lăn cho nếp thành hình trụ tròn, đường kính khoảng 8 - 9cm. Hoặc trải đều nếp ra, dùng khuôn hình tròn để cắt thành từng khoanh bánh. Sau đó, cắt đòn nếp cẩm thành từng khoanh bánh dày khoảng 3cm, vuốt đều để từng khoanh bánh được tròn trịa ở các viền mép rồi dùng khuôn chữ cái ấn sâu vào mỗi khoanh bánh các chữ cái khác nhau để tạo thành một khuôn chữ  trong khoanh nếp cẩm. Hoặc có thể dùng mũi dao nhọn để trổ khuôn chữ.

Cách làm bánh tét chữ ngon, đẹp làm quà tặng ý nghĩa ngày Tết - ảnh 2

Món ngon ngày tết thêm phần hấp dẫn, độc đáo với bánh tét chữ

Bước 6: Đậu xanh vo sạch, ngâm khoảng 3 tiếng, vớt ra để ráo. Sau đó, cho đậu vào nồi cơm điện, cho nước xâm xấp đậu (hoặc tỷ lệ 1 đậu : 1 nước), thêm 1 muỗng café muối. Nấu chín đậu. Khi đậu vừa chín, nghiền nhuyễn với đường cho vừa miệng. Cho 3 muỗng canh dầu vào chảo, cho đậu vào xào đến khi không dính tay, sau đó nén chặt và khắc thành chữ để làm nhân bánh hoặc xắt thành từng khoanh rồi dùng khuôn chữ để cắt chữ, sao cho khi đặt vào khuôn chữ ở phần nếp cẩm tím thì vừa vặn và không vị vỡ nát.

Bước 7: Làm tương tự với các chữ cái khác để ghép thành các câu chúc ý nghĩa. Các chữ cho bánh tét như VẠN SỰ NHƯ Ý, PHÁT LỘC PHÁT TÀI, TẤN TÀI TẤN LỘC, TÂN NIÊN PHÚ QUÝ, CUNG CHÚC TÂN XUÂN, PHÚC-LỘC-THỌ... Mỗi chiếc bánh tét chữ bao gồm các khoanh chữ khác nhau để ghép thành câu chúc.

Bước 8: Chuẩn bị lá: Lá chuối rửa sạch, phơi nắng cho héo hoặc trụng nước sôi cho hơi mềm, lau sạch và khô. Sau đó, cắt lá chuối thành miếng to khoảng 30×40 cm. Mỗi bánh cần 3 lá. Có thể chuẩn bị thêm các miếng lá chuối nhỏ 6x20cm. Mỗi bánh cần 6 miếng.

Giai đoạn 3: Gói bánh  

Bước 1: Dàn đều phần lá chuối ra để gói bánh tét. Xếp 2 lá dọc chồng lên nhau, cho phần xanh của lá xuống dưới. Đặt một lá theo chiều ngang, quay phần xanh lên trên. Cho một phần nếp lên lá, trải mỏng, xếp ngay ngắn từng khoanh bánh tét lên phần nếp lá dứa vào giữa. Lưu ý nên xếp lần lượt từ chữ cái đầu tiên trong câu chúc.

Cách làm bánh tét chữ ngon, đẹp làm quà tặng ý nghĩa ngày Tết - ảnh 3

Cách gói bánh tét – món ngon mỗi ngày cần khéo léo và tỉ mỉ

Bước 2: Cuộn lại toàn bộ phần nếp cẩm bằng dải nếp lá dứa bên ngoài, cuộn tròn để bọc kín lại phần nhân chữ rồi gói bánh tét lại. Gấp mép lá, cắt bớt lá thừa, gập đầu bánh lại (theo kiểu gói quà). Lấy một miếng lá nhỏ gấp hình vuông (hoặc chữ nhật) sao cho vừa phần đầu bánh, đặt lên. Đặt thêm 2 miếng lá nhỏ hình chữ thập che kín đầu bánh để hạn chế bớt nước ngấm vào bên trong bánh). Cột cố định đầu bánh. Sau đó, quay ngược đầu bánh lại, làm tương tự cho đầu bánh còn lại. Chú ý sao cho các cạnh bánh thẳng với nhau. Dùng một sợi dây cột chặt chữ thập dọc đòn bánh. Lúc này lá tương đối đã được cố định, tháo bỏ 3 sợi dây ngang (1 sợi ở giữa bánh và 2 sợi cố định lá 2 đầu bánh).

Bước 3: Ước chừng cột khoảng 6 vòng dây ngang. Bắt đầu ở 1 đầu bánh, mỗi đường ngang quấn 2 vòng và xoắn dây thật chặt. Sau đó, cập dây dọc đòn bánh. Dùng ngón cái một tay giữ lại. Lấy một sợi dây khác quấn tiếp đường ngang thứ 2, cũng xoắn chặt và cập dọc theo đòn bánh. Lần lượt làm hết khoảng 6 vòng. Đến sợi cuối cùng nhập các phần dây dư lại, thắt bím cho các dây dư cho gọn hoặc lấy một dây dư quấn gọn các dây còn lại.

Giai đoạn 4: Luộc bánh

Bước 1: Cho lá chuối dư xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói xong vào, đổ nước ngập bánh. Đậy nắp nấu chín. Đun lửa nấu liên tục. Dùng củi khô và to để nấu bánh trong khoảng 8 giờ với lửa thật to. Khi nước cạn dần, có thể thêm vào cho đầy nồi bánh. Tùy theo số lượng bánh nhiều hay ít, sẽ nấu bánh lâu hay nhanh.

Bước 2: Bánh tét chữ chín, vớt bánh ra cho ráo nước. Bánh vớt ra rửa qua nước lạnh, treo lên cho ráo. Nên treo bánh tét chữ vào nơi thoáng sẽ để được bánh trong thời gian lâu hơn.

Cách làm bánh tét chữ ngon, đẹp làm quà tặng ý nghĩa ngày Tết - ảnh 4

Luộc bánh là bước quan trọng khi làm bánh tét chữ - món ngon ngày tết

Bước 3: Khi cắt bánh, người ăn nên cắt bỏ mỗi đầu bánh khoảng 1cm rồi mới cắt từng khoanh bánh. Chọn dao sắc, mỏng, cắt mỗi khoanh từ trái qua phải với độ dày theo độ dày khoanh bánh đã gói.

Bánh tét chữ có hình thức bắt mắt, bánh mịn màng phẳng đẹp, nếp dẻo ngọt và thơm, tạo nên nét độc đáo, tinh tế trong từng đòn bánh. Mỗi khoanh bánh tét là một chữ cái riêng, một cặp bánh tét sẽ là một bộ chữ chúc Xuân tốt lành, là món quà đầy ý nghĩa để gửi tới những người thân yêu và dâng cúng tổ tiên trong ngày Tết. 

Theo NGUYỄN DUNG (Vietq)

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ trẻ sinh mổ

Mới đây, chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, hộ sinh của Việt Nam và các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sinh mổ.

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Đang cập nhật dữ liệu !