Cách dạy trẻ trong gia đình để giữ gìn được hạnh phúc

Xung đột vì cách dạy con mỗi người một kiểu khiến nhiều nhà rơi vào chiến tranh lạnh, thậm chí ly hôn. Chuyên gia tâm lý nhí đã có những chia sẻ cùng bạn đọc Infonet về cách dạy trẻ để giữ hạnh phúc cho cả nhà.

Cách dạy trẻ trong gia đình để giữ gìn được hạnh phúc - ảnh 1

Ảnh minh họa.

Xung đột giữa cha mẹ

Thạc sĩ Quách Thúy Minh – Trưởng khoa Tâm bệnh Bệnh viện Nhi cho biết tình hình dạy trẻ thời nay ở các gia đình đúng là đau đầu rất nhiều cho các thành viên. Vài năm trở lại đây mỗi gia đình thường chỉ có 1-2 con và cả nhà thường cùng quan tâm đến trẻ. Tuy nhiên, có nhiều trẻ được chiều chuộng thái quá sinh ra có tính đòi hỏi, nhõng nhẽo, ỷ lại, không biết làm việc nhà, ít quan tâm đến người thân và khi lớn lên dễ có tính ích kỷ.

Không chỉ giữa mẹ với ông bà mà ngay cả giữa bố mẹ nhiều khi lại chưa thống nhất cách dạy con làm cho trẻ lúng túng không biết nên làm thế nào là đúng, nhiều khi trẻ còn lợi dụng điều đó để tìm cách đối phó bằng né tránh trách nhiệm hoặc việc cần phải làm. 

Trường hợp của vợ chồng chị Vũ Thị Khánh trú tại Mỹ Đình là điển hình. Chị Khánh cho biết chị muốn cho con học nâng cao, học nhiều hơn những bài tập cô cho nhưng chồng chị không muốn. Anh cho rằng để con phát triển tự nhiên. Con đòi xem phim muộn, anh cũng cho con xem vì cho rằng xem ti vi để phát triển IQ nhưng khi con lớp 2 đã bị cận, anh trách vợ. Thậm chí, con học thua bạn bè thì anh lại quay sang đổ lỗi cho vợ. Vì thế không khí gia đình lúc nào cũng nặng nề…

Bác sĩ Minh cho biết những gia đình không thống nhất cách dạy con như gia đình chị Khánh có rất nhiều. Theo thạc sĩ Minh khi con có khuyết điểm bố mẹ không nên cùng mắng con một lúc mà nên chỉ mẹ hoặc bố phân tích cho trẻ hiểu thôi, còn người kia nên im lặng nhưng có quan tâm xem sự việc diễn ra thế nào. 

Nếu cả hai bố mẹ cùng mắng con một lúc, trẻ sẽ có tâm trạng oán trách bố mẹ, cho là bố mẹ không hiểu mình, không thương yêu mình nữa, trẻ sẽ không đủ tỉnh táo để tiếp thu và phân biệt phải trái. Lúc đó trẻ hoặc là sẽ rất sợ hãi hoặc lì lợm không tiếp thu ý kiến của bố mẹ. Vào một thời điểm thích hợp khác khi trẻ đã bình tĩnh thì người còn lại có thể nói thêm cho trẻ hiểu là con đã sai ở chỗ nào và con nên làm thế nào cho tốt…

Cần thống nhất cách dạy trẻ

Bác sĩ Minh cho biết đối với gia đình có ông bà sống cùng vấn đề nuôi dạy con thường càng khó vì ông bà thường dạy trẻ theo phương pháp cũ, còn bố mẹ lại muốn dạy trẻ theo kiểu hiện đại. Có ông bà nghiêm khắc trong dạy dỗ trẻ do quan niệm cũ “yêu cho roi cho vọt”. Ngược lại có ông bà lại cưng chiều cháu, muốn bù đắp cho cháu những thiếu thốn mà ông bà đã từng chịu đựng trước kia. Có một số ông bà tính nóng nảy hay quát mắng khi trẻ nghịch hoặc gây ồn ào làm trẻ rất sợ hãi. 

Sự không thống nhất trong cách dạy làm trẻ nảy sinh tính dựa dẫm là dựa vào người hay chiều chuộng bênh vực trẻ, điều đó làm mất đi hiệu lực của sự phê bình khi trẻ làm điều gì sai và trẻ sẽ không sửa sai.

Khi gia đình có ông bà sống cùng là một thuận lợi nhưng cần thống nhất với nhau trong việc dạy trẻ. 

Để việc thống nhất có kết quả, theo thạc sĩ Minh cả gia đình nên cùng nhau bàn bạc định hướng cho trẻ về học tập, vui chơi, sinh hoạt, làm việc nhà… theo kiểu nào dựa trên khả năng của trẻ và sở thích sở trường của trẻ. Cần có thói quen lập thời gian biểu về sinh hoạt, học tập, vui chơi … cho trẻ.

Trong gia đình mỗi người lớn đều có một trách nhiệm nhất định trong việc giáo dục trẻ. Thông thường mẹ là người dạy con làm việc nhà, thể hiện tình cảm yêu thương đằm thắm dịu dàng, còn bố thường là người giúp đỡ con về học tập, dạy con tính mạnh dạn, tự tin và tự lập trong giải quyết công việc. Còn ông bà thường là những người hiền từ điềm đạm bao dung, quan tâm đến nề nếp sinh hoạt của trẻ, kể chyện cho trẻ nghe, chăm sóc và bảo ban khi bố mẹ vẵng nhà. Tuy nhiên sự phân chia này chỉ là tương đối vì ai có khả năng thế mạnh nào thì phát huy dạy trẻ theo thế mạnh đó. Nhưng tất cả mọi người đều phải xuất phát từ lòng thương yêu trẻ, vì lợi ích và tương lai của trẻ để giúp trẻ phát triển lành mạnh.

Thạc sĩ Minh cho biết người lớn có thể đọc cho trẻ nghe những cuốn sách, kể những câu chuyện mang tính giáo dục lòng nhân ái cho trẻ nghe và cho trẻ nói lại ý chính và nêu nhận xét của mình. Khi trẻ có hành vi sai phạm, hãy luôn bình tĩnh lắng nghe và tìm hiểu sự việc, giải thích cho trẻ hiểu và cùng giúp trẻ tìm cách khắc phục điều này rất ít gia đình thực hiện được.

Ngoài ra, người lớn nên tránh cãi cọ mâu thuẫn trước mặt trẻ. Khi có điều gì căng thẳng ông bà bố mẹ nên giải quyết ở phòng riêng vì những hành vi ứng xử, lời nói của người lớn trong gia đình luôn ảnh hưởng tới trẻ vì trẻ học theo điều đó. Do vậy người lớn hãy là tấm gương tốt để trẻ noi theo.
Phúc Mai

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Hạnh phúc với hôn nhân lần 2, MC Vân Hugo luôn chuẩn bị cho mọi cuộc chia ly

MC Vân Hugo luôn chuẩn bị tinh thần cho mọi cuộc chia ly để không đau khổ. "Tôi áp dụng suy nghĩ đó vào tất cả các mối quan hệ của mình trong cuộc sống này, không chỉ là hôn nhân", cô nói.

Đang cập nhật dữ liệu !