Bão vào Hải Phòng, Quảng Ninh, mưa lớn diện rộng
Hồi 10 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ khoảng 100km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Bão đi vào đất liền phía Đông Bắc Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 10 giờ ngày 24/06, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ kinh Đông, trên đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ.
Dự báo đến 22 giờ ngày 24/06, vị trí trung tâm vùng áp thấp do bão suy yếu ở vào khoảng 22,7 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Trung. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.
Do ảnh hưởng của bão, ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 6 – 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 11, cấp 12. Biển động mạnh. Vùng ven biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, cấp 11. Ở các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Các tỉnh vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
Báo Quảng Ninh đưa tin, theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, để chủ động phòng chống cơn bão số 2, huyện Vân Đồn đã triển khai kế hoạch và phương án phòng chống bão xuống tất cả các xã, thị trấn và các đơn vị, lực lượng chức năng trên địa bàn.Đến thời điểm này, 1.590 phương tiện tàu thuyền trong tổng số 1.670 phương tiện đã về nơi tránh trú bão an toàn.
Tàu, thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn tại Vân Đồn. Ảnh: báo Quảng Ninh |
Đặc biệt, 65 phương tiện khai thác thuỷ sản tuyến khơi đã về nơi tránh trú bão gần nhất; 80 phương tiện khai thác thuỷ sản khác đang trên đường vào bờ.
450 lồng bè, bè mảng nuôi trồng thuỷ sản và 16 nhà bè kinh doanh dịch vụ đã được chằng chống.
Toàn bộ người già, trẻ em trên các nhà bè đã được di chuyển lên bờ.
Toàn bộ các điểm xung yếu trên địa bàn huyện đã được kiểm tra và có phương án phòng chống, trong đó có đê Quan Lạn, đê Đài Xuyên và các hồ chứa Voòng Tre, Khe Vòng, Khe Mai.
Hiện tại, toàn bộ các tàu chở khách trên tuyến các xã đảo đã thực hiện đưa phần lớn khách du lịch trên các đảo vào bờ an toàn. Một số khách du lịch tại Cô Tô và các xã đảo huyện Vân Đồn chưa vào bờ sẽ ở lại đảo và vào bờ sau bão.
Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Cô Tô, gần 500 phương tiện tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản của huyện đã về nơi tránh trú bão an toàn.
Khách du lịch ở lại đảo đón bão biểnTheo báo Dân Việt, trước thông tin cơn bão Bebinca sẽ tràn qua đảo Cô Tô rồi vào sâu trong vùng đất liền của tỉnh Quảng Ninh, từ 6 giờ đến 14h ngày 22/6, 6 chuyến tàu vận tải đã đưa khoảng 1.000 khách từ đảo vào đất liền.
Tuy nhiên, hơn 500 du khách đến từ ngày hôm trước và sáng nay vẫn muốn ở lại đảo để được cùng người dân nơi đây trải nghiệm khi bão về.
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND huyện đảo Cô Tô, cho biết: Những du khách ở lại đảo đều được thông báo đầy đủ thông tin về cơn bão để tự đảm bảo an toàn cho mình khi đi khám phá trên đảo. Các du khách này cũng đã cam kết sẽ không đi thuyền, bơi ngoài biển và leo lên các triền đồi cao khi bão về…
Tàu chở thủy sản bị chìm tại Cát Bà
Báo Tuổi trẻ đưa tin, tối 22/6, Bộ chỉ huy Biên phòng
Theo đó, con tàu có biển hiệu HP 1586 TS, trọng tải 3,8 tấn, do ông Trịnh Văn Linh (55 tuổi, Q.Hải An,
Ngay sau khi nhận được tin báo, đồn Biên phòng Cát Bà đã huy động xuồng ra cứu được hai người trên tàu. Đồn biên phòng Cát Bà cũng huy động tàu của người dân ra trục vớt tàu chìm. Đến khoảng 17g cùng ngày lực lượng chức năng đã trục vớt được con tàu chìm này.
B.T (tổng hợp)