Báo chí quốc ngữ ngày đầu và những chuyện ít người biết

Báo chí quốc ngữ Việt Nam đã có hành trình 150 năm phát triển kể từ ngày tờ báo tiếng Việt – Gia Định báo - được phát hành số đầu tiên vào ngày 15/4/1865.

Thế nhưng đến giờ vẫn còn rất nhiều người còn mù mờ thông tin về những ngày đầu của báo chí quốc ngữ nước nhà.

Tờ báo tiếng Việt đầu tiên có tính chất công báo

Báo chí quốc ngữ ngày đầu và những chuyện ít người biết - ảnh 1

Báo chí quốc ngữ Việt Nam đã có hành trình 150 năm phát triển.

Tại cuộc Tọa đàm 150 năm Báo chí quốc ngữ diễn ra cách đây ít lâu ở Hà Nội, rất nhiều thông tin hấp dẫn, thú vị về những ngày đầu của báo chí quốc ngữ Việt Nam được chia sẻ rộng rãi.

Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, trong suốt thời quân chủ, ở Việt Nam không có báo, chỉ có sách chép tay, sách in ghép ván, kinh nhà chùa in trên các bản in học theo người Tàu... Các hoạt động truyền tin, đưa tin được biến thành chức năng Nhà nước, ví dụ như Hà Nội có Ngõ Trạm là hệ thống đưa công văn tin tức của cơ quan Nhà nước đến các nơi.

Năm 1858, thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam. Ngay từ thời kỳ đầu, người Pháp đã tính đến việc có báo chí ở Nam Kỳ. Khoảng năm 1862, bắt đầu xuất hiện tờ báo đầu tiên bằng tiếng Pháp, sau đó có thêm 2 tờ nữa cũng bằng tiếng Pháp. Với những thông tin đăng trên báo thì chỉ người Pháp trong bộ máy cai trị và người Việt biết tiếng Pháp mới đọc được. Ít lâu sau, 3 tờ này in thêm bản tiếng Hán.

"Những nhà quản lý người Pháp ở Nam Kỳ đã tính đến việc ra 1 tờ báo quốc ngữ của Việt Nam, với chủ trương không lấy chữ Pháp để xếp chữ Việt mà phải về Pháp đặt bộ chữ Việt để in báo. Bởi những chữ không có dấu như "n", "g"... thì có thể dùng chung bộ chữ tiếng Pháp, Anh, nhưng những chữ cái nguyên âm có thanh điệu, ví dụ như “dạy” thì phải đúc riêng. Việc chuẩn bị cho việc ra đời tờ báo Quốc ngữ được hoàn thành vào cuối năm 1864. Đến năm 1865, họ quyết định cho ra tờ báo bằng chữ quốc ngữ bằng tiếng Việt, đó là tờ Gia Định báo", nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho biết.

Người xin phép đề nghị thành lập Gia Định báo là Trương Vĩnh Ký. Nhưng khi chính quyền Pháp ký giấy phép thành lập thì 1 người Pháp trong giới thông ngôn lại được chỉ định làm Chánh tổng tài (tổng biên tập). Khoảng 4 năm sau, đến năm 1869 mới giao quyền Chánh tổng tài cho Trương Vĩnh Ký.

Theo các nhà nghiên cứu, số báo đầu tiên của Gia Định báo được phát hành ngày 15/4/1865. Lúc đầu, Gia Định báo được phát hành theo tháng, mỗi tháng 1 số, mỗi số 4 trang, mỗi trang có kích thước 22 x 32cm, lớn hơn tờ A4 một chút nhưng nhỏ hơn tờ A3 một chút. Sau tiến tới 1 tháng 2 số vào những kỳ không nhất định. Dần dần, mức nhặt kỳ nhất là ra hàng tuần. Nội dung thông tin chỉ mang tính chất công báo, truyền tải những điều mà chính quyền muốn nói với người dân.

Chia sẻ thêm về "ngày sinh" của Gia Định báo, nhà sưu tầm báo Tạ Thu Phong cho biết: Hiện chưa có chứng cứ trực tiếp để khẳng định số đầu tiên của tờ báo này được phát hành vào ngày 15/4. Bởi những số đầu tiên này thì ngay cả Thư viện Quốc gia Pháp cũng không còn lưu giữ, và trong dân gian đến giờ vẫn không tìm được. Hiện chỉ căn cứ vào hai chứng cứ gián tiếp: một là dựa trên lá thư của một quan chức người Pháp viết cho một đồng nghiệp, trong đó nói rằng tờ Gia Định báo đã ra đời ngày 15/4; và hai là dựa vào số 4 và 5 của Gia Định báo (ra đời trong tháng 4 – 5/1865) rồi trừ ngược thời gian ra tuần báo.

"Số báo thứ nhất của Gia Định báo có lẽ đã tuyệt chủng. Năm 1969, có 1 tay chơi báo cổ người Pháp đã treo giải với giá ngang 1 ngôi nhà thời đó để mua được tờ Gia Định báo số 1 mà không ai có được", ông Tạ Thu Phong chia sẻ.

Báo chí là chỗ tựa cho văn, thơ, truyện dịch

Cũng theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Gia Định báo là tờ báo quốc ngữ đầu tiên, đã tạo động lực khích lệ cho sự ra đời của nhiều tờ báo khác, đầu tiên cũng chỉ ở Sài Gòn. Sau Gia Định báo, đã có một loạt báo khác được "khai sinh". Có tờ chết yểu như Phan Yên báo, nhưng cũng có tờ tồn tại khá bền như Nam kỳ địa phận của Công giáo ở Nam Kỳ. Đến suốt cuối thế kỷ 19 thì chỉ có ở Sài Gòn mới xuất hiện báo chí.

Đối với báo chí ở miền Bắc, có ý kiến cho rằng tờ báo xuất hiện sớm nhất vào năm 1888, nhưng in bằng chữ Hán. Sang đến đầu thế kỷ 20, những tờ báo quốc ngữ đầu tiên mới xuất hiện ở Hà Nội, trong đó, đáng kể nhất là tờ Trung Bắc Tân văn.

Đến trước năm 1908, báo chí chỉ có 2 đầu Hà Nội và Sài Gòn, còn ở miền Trung không có báo chí. Đến năm 1922, mới có tờ báo đầu tiên ở Quy Nhơn, đó là tờ Lời thăm các thày giảng (tồn tại đến năm 1943). Sau đó ở Huế cũng có vài tờ, bền nhất là tờ Tiếng dân, tồn tại đến năm 1943.

"Thế mạnh nhất của người Việt làm báo lúc đó là tuần báo và tạp chí chứ không phải nhật báo. Thời kỳ rực rỡ nhất của báo chí tiếng Việt thời kỳ từ năm 1913 – 1914 đến 1945 là báo văn hóa, văn nghệ, văn chương. Nền văn chương hiện đại của tiếng Việt ra đời và tựa một phần trên báo chí. Phong trào thơ mới cũng được phát động, cổ động trên báo chí. Các tác phẩm được công bố trên báo chí trước khi xuất bản thành các tập sách. Những tác giả tiểu thuyết có khả năng viết hoặc dịch truyện dài thì có thể hoàn toàn sống tốt với nhật báo (tờ báo ra hàng ngày luôn có trang truyện dài)", nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nhận định.

Ở một góc nhìn khác, dịch giả Thúy Toàn cho rằng không chỉ có thơ, văn mà cả văn học dịch cũng đã xuất hiện nhờ báo chí. Dịch giả Thúy Toàn dẫn chứng: "Tờ Tiếng dân ra đời năm 1927 ở Huế, thì ngay số đầu tiên đã đăng tải bản dịch Phục sinh của Hoa Trung. Bản dịch Phục Sinh được đăng tải liên tiếp từ số đầu tiên kéo dài tới số thứ 86".

Ông Nguyễn Lân Bình, cháu nội của cụ Nguyễn Văn Vĩnh - chủ bút tờ Đăng cổ tùng báo (phát hành từ năm 1907, được xem là cơ quan ngôn luận của Đông Kinh Nghĩa thục), cho biết: Tờ Đăng cổ tùng báo năm 1907 đăng tải thông tin bằng cả 2 thứ tiếng, trong đó, phần tiếng Hán do cụ Đào Nguyên Phổ phụ trách, còn phần tiếng Việt do cụ Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách. Với Đăng cổ tùng báo, lần đầu tiên người Việt Nam được biết đến những câu chuyện dịch ngụ ngôn của La Phông ten. Trên tờ báo này cũng đã sinh ra rất nhiều loại hình sinh hoạt báo chí mới như phiếm đàm, rao vặt... Đặc biệt là mục chuyên đề “Nhời đàn bà” chuyên dành cho phụ nữ, nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội, giúp họ biết mình là ai, có quyền gì so với nam giới trong xã hội...

  
Hoàng anh

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !