Bán nhà theo con xuống phố: Xót xa cảnh cha mẹ bị "giam lỏng" giữa... lưng chừng trời

Bán nhà ở quê lên phố mua căn chung cư trên tầng cao để hưởng cuộc sống tiện nghi và gần con cháu, tuy nhiên, nhiều người già lại cảm thấy họ như đang bị "giam lỏng" ở giữa... lưng chừng trời.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Mong muốn báo hiếu cha mẹ là tâm nguyện của bất cứ người con nào, nhất là những người trưởng thành phải tha hương. Họ mong muốn cha mẹ được hưởng cuộc sống hiện đại, tiện nghi, gần bệnh viện, thuận tiện giao thông chốn đô thành. Tuy nhiên, đưa cha mẹ lên phố đôi khi phải tìm hiểu xem cha mẹ có thích không?

Bà Nguyễn Thị Hải và chồng là Bùi Văn Đức – quê ở Thái Bình nhưng lên tận Lào Cai sinh sống từ thời trẻ để lập nghiệp. Sau khi về hưu, ông bà lại theo con xuống Hà Nội với mong ước để gần con cháu, không để con cháu phải chịu cảnh xa cha mẹ như ông bà ngày xưa.

Bà Hải kể hai vợ chồng bà đều là giáo viên cấp 2 ở Lào Cai, ông bà có hai con đều học giỏi, các cháu học Đại học Ngoại thương và Đại học Xây dựng; cô con gái lớn của ông bà sau đó sang Nhật làm việc rồi mới quay về Việt Nam.

Hai vợ chồng bà Hải rất tự hào về các con. Khi về hưu, con cháu đều ở phố lại bận không thể về chơi với ông bà nên mỗi lần nhớ con cháu, ông bà lại "khăn gói quả mướp" bắt tàu xe xuống thăm.

Đi đâu có việc cần bà Hải mới đi thang máy, còn không hai vợ chồng chỉ quanh quẩn ở nhà. Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Dân Trí)

Năm 2015, ông Đức bị tai biến nhẹ phải vào viện cấp cứu. Ở bệnh viện tỉnh chỉ có mình bà Hải chạy đôn đáo thấy cũng cực, trong khi con cái ở xa về thăm được chốc lát rồi lại phải xuống thành phố với nhịp sống bộn bề.

Thấy được nỗi khổ ở xa con cháu nên khi ông Đức khỏe lại và nghe con cái thuyết phục xuống Hà Nội ở cho gần con cháu, bà Hải đã đồng ý ngay. Các con ông bà cũng lo sợ cha mẹ già "như chuối chín cây", lo những lúc đau ốm không kịp về quê; khi cha mẹ xuống thành phố thì những nỗi lo cũng được giải tỏa.

Vợ chồng ông Đức cũng nghĩ "trẻ cậy cha, già cậy con" nên ông bà đã quyết định bán căn nhà ở Lào Cai về Hà Nội sống cùng với con trai. Mỗi lần về quê của ông bà ở Thái Bình, thăm họ hàng và chăm sóc phần mộ các cụ cũng tiện hơn.

Bán căn nhà ở Lào Cai được chút tiền, ông bà đưa cho con trai mua căn hộ chung cư rộng rãi ở tầng 18 của một dự án ngay trung tâm Hà Nội. Chọn mua chung cư vì con trai ông bà nghĩ bố mẹ già leo cầu thang bộ bất tiện, nguy hiểm; hơn nữa, ở chung cư vừa sạch sẽ lại an ninh tốt; trong khi chính con ông bà cũng đã "chán" ở nhà mặt đất chật hẹp, xô bồ.

Cuộc sống tưởng như đã viên mãn, nhưng nhiều tai ương lại bắt đầu xảy ra. Ông Đức bị tai biến lần nữa và lần này ông bị liệt, phải ngồi xe lăn. Còn bà Hải, tuổi ngày một nhiều nên chỉ còn biết ở nhà chăm chồng và không bao giờ đi ra khỏi chung cư vì... say thang máy.

Bà Hải vốn bị huyết áp thấp và tiền đình nên mỗi lần đi thang máy bà lại nôn nao chóng mặt. Hôm nào cực chẳng đã phải đưa ông đi khám bệnh hay đi đâu có việc cần bà mới đi thang máy, còn không hai vợ chồng chỉ quanh quẩn ở nhà.

Con cái sống cùng khu chung cư đi làm suốt ngày, các cháu cũng đi học thêm suốt nên bà Hải và chồng chẳng biết trò chuyện cùng ai. Hàng xóm không thân thiết, xuống dưới sân chung cư thì không dám đi nên chỉ biết bật ti vi cả ngày làm bạn.

Nhưng ti vi bật nhiều cũng chán, hai người như bị giam lỏng trong căn nhà của mình giữa lưng chừng trời. Ngày nào cũng thế, chỉ có hai ông bà nhìn nhau chứ chẳng có ai nói chuyện. Con cháu thì đi từ sáng, 7-8h tối mới về nhà khiến ông bà cô đơn trong chính ngôi nhà mình đang sống.

Hồi mới xuống Hà Nội, bà Hải còn mở cửa căn hộ để mấy người giúp việc xung quanh sang buôn chuyện cho khuây khỏa. Nhưng từ lần con dâu mất chiếc đồng hồ đeo tay, một mất mười ngờ, bà Hải sợ mang tiếng nên chẳng dám mở cửa cho ai vào nhà, thành ra ông bà hết làm bạn với cái ti vi rồi ra ban công nhìn lên trời, không dám nhìn xuống đất vì... sợ độ cao.

Nhiều lần bà Hải bàn với con hay về quê mua mảnh đất nhỏ xây nhà để ông bà về quê ở, nhưng con trai, con gái của ông bà lại sợ phải đi đi lại lại. 2 con ông bà còn nghĩ những khi trái gió, trở trời không về kịp nên chúng cố giữ bố mẹ ở lại thành phố với mình cho bằng được.

Có lúc bà Hải cảm thấy mệt mỏi, cô đơn. Hai vợ chồng suốt ngày nhìn nhau mà nước mắt lưng tròng, hối tiếc. Nhiều lần chủ đề ở chung cư hay mặt đất lại được ông bà đưa ra bàn. Họ tính bán căn chung cư xuống đất mua nhà. Tuy nhiên, con dâu ông bà không đồng ý vì đã chán cái cảnh ở nhà mặt đất trước kia rồi.

Con trai ông bà cũng cho rằng sống ở chung cư văn minh bởi anh trước đây cũng ám ảnh với những người hàng xóm ồn ào, vô học khi từng sống chục năm (từ nhà trọ tới nhà mua trong ngõ) dưới mặt đất. Ngoài ra, với số tiền 2 tỷ khi bán căn chung cư và thêm tiền của vợ chồng cũng chỉ mua được nhà nhỏ, ngõ ngách, nếu ốm đau đi viện cũng khổ vì taxi, xe cứu thương không vào được.

Nghe con khuyên giải, thấy được cái khó của các con, ông Đức và bà Hải lại đành ngậm ngùi an phận; cứ thế chịu đựng sống ở giữa lưng chừng trời và như tù giam lỏng mà không biết nên oán trách mình hay oán trách ai...

K.Chi
Từ khóa: người già ở chung cư hay mặt đất sống ở chung cư làm gì khi ra ở riêng đưa cha mẹ ở quê lên phố cha mẹ già theo con lên phố

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !