Bà mẹ 300 con và bức di chúc nghẹn ngào

Tuổi thơ sống kiếp không nhà, nhập vào đám trẻ bụi đời ngược xuôi trên tàu Nam Bắc. Nhiều lần bị hãm hiếp nhưng với nghị lực sống phi thường, cô đã trở thành một đại gia, là bà mẹ vĩ đại của 300 con.
Bà mẹ 300 con và bức di chúc nghẹn ngào - ảnh 1

Cô Hương bên các con

Tuổi thơ dữ dội của người mẹ mồ côi

Chúng tôi gặp cô trong một buổi từ thiện do một công ty tổ chức cho các bé bất hạnh của Trung tâm Nhân đạo nuôi dạy trẻ em mồ côi, khuyết tật Quê Hương. Cô là Huỳnh Tiểu Hương, sinh năm 1968, Giám đốc của Trung tâm. Cô kể, cái tên Huỳnh Tiểu Hương chất chứa biết bao nhiêu nỗi niềm suốt thời thơ ấu đến khi trở thành thiếu nữ.

Cô chỉ nhớ mang máng về tuổi thơ của mình cứ lênh đênh xuôi ngược trên những chuyến tàu Bắc – Nam cùng với một bà cụ mà cô gọi là bà nội làm nghề hành khất. Đến khi biết mình không còn sống được lâu nữa, bà cụ liền tìm một cặp vợ chồng ông giáo nhờ cưu mang cô.

Bà mẹ 300 con và bức di chúc nghẹn ngào - ảnh 2

Giờ ngủ trưa của các con

Thế nhưng, đến tuổi dậy thì, ông bố nuôi vốn là ông giáo làng đã lộ nguyên hình là một tên “yêu râu xanh”. “Sợ quá, cô chỉ biết bỏ trốn, trở lại kiếp không nhà rồi nhập vào đám trẻ bụi đời ngược xuôi theo những chuyến tàu. Lại tiếp tục với những trận đòn thừa sống thiếu chết giữa đám giang hồ hoang dã để có được miếng ăn”, cô Hương rùng mình nhớ lại.

Chán nản, cô rời kiếp nhảy tầu đi theo dân đào đãi vàng thuê tận Trường Sơn, Tây Nguyên. Và rồi lại bị hành hạ, đánh đập. Đau đớn nhất là lần bị hãm hiếp tập thể khiến cô từng nghĩ đến cái chết. Lăn lóc mãi, cô mới dạt vào Sài Gòn rồi xuôi về miền Tây. Một ngày, có người lái xe thấy cô hiền lành nên đưa về nhà nhận con nuôi. Để thay thế cô con gái út đã chết nhưng vẫn chưa xóa tên trong sổ hộ khẩu, cô được mang tên Huỳnh Tiểu Hương.

Những tưởng, từ đây cô sẽ có một cuộc đời êm ấm nhưng đau khổ vẫn đeo bám lấy cô khi bị chính những người anh chị nuôi đẩy ra khỏi nhà vì sợ phân chia tài sản. Trong lúc đói khổ này, cô bắt gặp một em bé bị bỏ rơi trên bãi rác. Sợ cô bé sẽ thành một Tiểu Hương thứ 2, cô quyết định đem về nuôi và đặt tên là Anh Đào.

Để có tiền nuôi sống bé, cô làm đủ mọi nghề mưu sinh. Sau đó, cô được một người đàn ông người Đài Loan gặp tại quán cà phê Bạch Đằng nhận làm con nuôi. Ông thuê cho Tiểu Hương một căn phòng trọ đàng hoàng nhưng ngày nào cô cũng cho cả chục đứa bạn bụi đời từ khắp nơi về tắm rửa, nghỉ ngơi. Chủ trọ hết chỗ này đến chỗ khác liên tục đuổi cô đi.

Bà mẹ 300 con và bức di chúc nghẹn ngào - ảnh 3

“Cuộc đời cô thật sự thay đổi khi người đàn ông Đài Loan có ý định muốn gần gũi nhưng bị cô cự tuyệt và dí dao nói sẽ tự tử. Người đàn ông đành từ bỏ ý định đen tối, xin lỗi và thề sẽ không bao giờ gặp lại Hương nữa. Trước khi đi, ông ta đưa cho cô 20 cây vàng để mua một căn nhà. Lúc này bắt đầu cơn sốt nhà đất ở Sài Gòn, căn nhà mua 20 cây vàng bán lại thành 45 cây. Cứ thế, cô trở thành nhà kinh doanh bất động sản rồi trở thành đại gia lúc nào không hay biết”, cô Tiểu Hương bùi ngùi nhớ lại.

Con là của mình, không bao giờ cho ai

Bao nhiêu tiền làm ra cô bỏ hết vào công tác từ thiện, đặc biệt là việc mua một mảnh đất để thành lập nên Trung tâm này. Thấm thoắt đến nay cũng đã 30 năm, có những người đã trưởng thành và lập gia đình. Còn hiện tại, mẹ Tiểu Hương đang cưu mang 326 đứa trẻ bị bỏ rơi, tàn tật, kể cả những đứa trẻ bị các bà mẹ muốn phá thai chối bỏ. Tất cả những đứa trẻ đều mang họ Huỳnh.

Bà mẹ 300 con và bức di chúc nghẹn ngào - ảnh 4

Năm nay các bé đã lớn khôn hơn và không còn ốm đau

Khi tôi thắc mắc, với hơn 300 đứa trẻ như vậy, cô làm thế nào để nhớ từng đứa một, cô trả lời: “Mỗi tối, tôi ngủ với 10 con. Cứ lần lượt thay phiên nhau như thế. Mà tối nào, các con cũng hỏi: Mẹ có nhớ tên con là ai không? Thế thì làm sao mà quên các con được”.

Tôi đã quan sát ngay từ khi mới bước chân vào đây, lũ trẻ đặc biệt gắn bó với Mẹ Hương của chúng. Thi thoảng, khi chúng tôi đang dang dở câu chuyện, khoảng 5, 7 đứa nhỏ chừng 8 tuổi chạy lại ôm và nói: “Mẹ Hương, hôm nay mẹ Hương hết mệt chưa?”. Mỗi lúc như vậy, cô đều xoa đầu từng đứa rồi bảo: “Mẹ khỏe lắm! Mẹ sẽ không bao giờ xa các con đâu”.

Câu trả lời của cô khiến tôi hết sức băn khoăn. Hỏi ra mới biết, cô bị ung thư vú từ năm 2007.

Bà mẹ 300 con và bức di chúc nghẹn ngào - ảnh 5

Đây là một trong những môn các bé được học

Cũng theo cô Hương, dù đau ốm nhưng cô vẫn lạc quan và tin tưởng sẽ nuôi được các bé đến khi trưởng thành. Cô cũng không bao giờ nỡ xa bất cứ một bé nào. Do đó, dù có trong hoàn cảnh nào, dù có ai đến nhận nuôi trẻ cô cũng nhất định không cho. Bởi theo cô: “Chúng đã bị bỏ rơi một lần là đủ lắm rồi! Hình ảnh những đứa trẻ bị vất trong thùng rác, bị kiến bu quanh mình. Có con được phát hiện quá chậm đã qua đời vì lạnh và kiến ăn. Hay có những con mới đón về được một ngày đã phải nằm viện đến 9 tháng. Những hình ảnh đó luôn ám ảnh tôi".

Nhưng, người muốn đôi khi chẳng bằng trời muốn, để yên tâm hơn cô nếu chẳng may bệnh tình có chuyển biến, cô đã để lại một tâm thư với nội dung: Tôi là Huỳnh Tiểu Hương, người sáng lập ra Trung tâm. Tôi đang mắc một căn bệnh nan y mà cơ hội sống không nhiều. Tôi viết tâm thư này với những nỗi niềm trăn trở không biết mình cầm cự với cuộc sống được bao lâu để làm tiếp công việc còn dang dở. Nếu tôi không còn để chăm lo cac bé ở đây, mong quý vị hảo tâm hãy thay tôi chung tay chăm lo cho các cháu”.  

Về bệnh tình của cô Hương, một bảo mẫu lâu năm tại đây cho biết, có những đợt cô Hương phải nằm chữa trị bệnh lâu, lũ trẻ trở nên biếng ăn. Nhiều bé khóc, đòi gặp mẹ Hương. “Phải dỗ dành nói mai mẹ Hương về, chúng mới chịu. Lỡ mai mốt cô Hương không còn ở bên, lũ trẻ sẽ ra sao”, bà bảo mẫu rưng rưng nói.

Theo anh Huỳnh Văn Phúc, nhân viên Trung tâm, nơi đây hoạt động dưới danh nghĩa trực thuộc Hội Chữ thập đỏ nhưng kinh phí hoạt động phải tự túc. Ngay cả tiền học, tiền ăn, tiền các bé đi bệnh viện, Trung tâm cũng phải tự lo.

Điều Trung tâm lo lắng nhất hiện nay là với lượng các bé quá đông trong khi số lượng tình nguyện viên (chủ yếu là người nước ngoài) chỉ có độ chục người. Vì vậy, Trung tâm mong muốn có thêm khoảng ít nhất 20 tình nguyện viên nữa để các bé được đón một cái Tết đầm ấm.   

 “Mừng nhất là năm nay các con đều lớn khôn, không còn ốm đau nữa. Có lẽ được chăm sóc lũ trẻ là niềm an ủi lớn nhất giúp tôi quên đi quá khứ tủi nhục”, cô Hương mỉm cười nhìn đàn con mình đang vui đùa, chạy nhảy.  

Thúy Ngà

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Đang cập nhật dữ liệu !