Sinh viên trồng 'nấm thức thần', loại nấm nguy hiểm tới mức nào?

Psilocine và Psilotcin có trong 'nấm thức thần' (nấm ma tuý) sẽ gây kích thích, ức chế thần kinh từ đó tạo ra ảo giác đối với người sử dụng… làm mất kiểm soát về hành vi.

{keywords}
Sinh viên trồng “nấm thức thần”

Chiều 7/6, Phương mang "nấm thức thần" đến giao cho khách trên đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, thì bị Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận Cầu Giấy bắt quả tang. Sau đó, nam sinh viên này bị tạm giữ với hành vi sản xuất, mua bán và tàng trữ trái phép chất ma tuý.

Trước đó, vào năm 2018, Nguyễn Trần Tuấn Phương (19 tuổi, sinh viên công nghệ sinh học của Đại học Bách khoa Hà Nội) tìm "nấm ma túy" để sử dụng nhằm giải tỏa stress. Sau đó, nam sinh nảy ý định nuôi trồng loại nấm này để dùng và bán kiếm lời.

Hai tháng sau, Phương thu hoạch được 300 gram nấm tươi rồi sấy khô để cho ra gần 30 gram nấm chứa ma túy. Mỗi cây nấm thành phẩm có thể được cắt nhỏ để bán 500.000 đồng mỗi lát.

Theo Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an) "nấm thức thần" - chất cấm mới được Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội phát hiện - là một loại ma túy hoàn toàn mới xuất hiện ở Việt Nam.

"Nấm ma túy" là loại cây chứa Psilocine và Psilotcin. Theo đó, chất ma túy này đã được đưa vào danh mục quản lý của Chính phủ theo Nghị định số 73 năm 2018,  đây là tiền chất bị cấm sử dụng.

Psilocine và Psilotcin có trong nấm sẽ gây kích thích, ức chế thần kinh từ đó tạo ra ảo giác đối với người sử dụng. Điều này rất nguy hiểm khi ảo giác đó làm mất kiểm soát về hành vi, tạo ra những hệ lụy khó lường.

Chia sẻ với phóng viên về loại “ma tuý” mới xuất hiện này, TS. BS Trần Thị  Hồng Thu - PGĐ Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết, ngoài những chất ma tuý và chất gây ảo giác có khả năng gây nghiện nhanh, mạnh và rất nguy hiểm, để lại di chứng nặng nề đến cơ thể con người như tem lưỡi, LSD (chất ma túy gây ảo giác), cần sa, cỏ Mỹ, ma tuý đá… thì hiện nay một bộ phận giới trẻ sử dụng “nấm thức thần” để tìm đến thế giới ảo.

Đáng ngạị là cũng giống như các loại chất gây nghiện khác, lớp trẻ tìm đến những loại mới như “nấm thức thần” hầu hết để thể hiện sự sành điệu mà ít khi nghĩ đến hậu quả xảy ra.

Theo đó, PGĐ BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương nhấn mạnh, “nấm thức thần” có thể không gây nghiện nhưng gây ra triệu chứng của bệnh tâm thần.

“Mặc dù, bệnh viện chưa tiếp nhận trường hợp nào sử dụng loại nấm thức thần này nhưng rõ ràng đây là thú vui mạo hiểm, kỳ quặc, liều lĩnh và thiếu hiểu biết. Chỉ có những người mắc tâm thần nặng mới bị ảo giác và thời điểm này diễn biến bệnh xấu có thể trở thành người vô dụng, gánh nặng cho gia đình và xã hội”, TS Hồng Thu nhấn mạnh.

Dẫn chứng về trường hợp bà từng điều trị cho một bệnh nhân nghiện nặng, TS Hồng Thu cho biết “cực kỳ đau xót”. Đó là một nam thanh niên 24 tuổi – cái tuổi lẽ ra sung sức nhất cho công việc, hỗ trợ bố mẹ lo toan kinh tế… thì bạn ấy lại chỉ đắm chìm trong những cơn phê pha.

“Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mê sảng, ảo giác triền miên, nói chuyện không ăn nhập với hoàn cảnh, không biết mình ở đâu và bác sỹ không tiếp xúc được.

Nguyên nhân do bệnh nhân có hành vi sử dụng cần sa từ lâu, khi rượu bia là anh ta lại tìm đến cần sa sử dụng. Vậy là thay vì là chỗ dựa cho mẹ, anh ta lại là gánh nặng cho gia đình.

Người mẹ gần như suy kiệt vì “đối phó” với những cơn kích động khi con trai bị ảo giác, trầm cảm thậm chí đôi lúc mất trí nhớ. Đường cùng, người mẹ ấy mang con đến viện nhờ bác sĩ cứu. Phải mất tới 3 năm điều trị tại bệnh viên, bệnh tình của bệnh nhân được cải thiện phần nào nhưng những cơn ảo giác đôi khi vẫn ập đến…”, TS Hồng Thu bày tỏ.

N. Huyền 

Tử vong vì bạch hầu biến chứng: Bệnh này nguy hiểm như thế nào?

Tử vong vì bạch hầu biến chứng: Bệnh này nguy hiểm như thế nào?

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông, ngày 21/6, một bệnh nhi 9 tuổi, trú thôn 6, xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long (tỉnh Đắk Nông) tử vong do bị bạch hầu biến chứng vào tim.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !