Những bức ảnh kể chuyện phụ nữ bị bạo lực gia đình

Chiều 1/4/2014, tại tầng 1 tòa nhà Dolphin Plaza (28 Trần Bình, Mỹ Đình, Hà Nội) Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) đã tổ chức triển lãm "Nước mắt cười".
Bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) cho biết, dự án này nhằm bảo vệ sức khỏe người phụ nữ bị bạo lực gia đình.

Dự án phòng chống bạo lực gia đình được triển khai ở 3 địa phương: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam. Mục đích của dự án là có thể giúp người phụ nữ bị bạo lực gia đình có khả năng tự chủ về kinh tế. Cụ thể, dự án dạy nghề miễn phí cho họ, tìm nguồn nguyên liệu, quảng bá thương hiệu để nhiều người biết đến sản phẩm. Các sản phẩm chủ yếu là nón, nến, tinh dầu…

Anh Lê Xuân Đồng cán bộ trung tâm CSAGA cho biết, những người sống chung với bạo lực gia đình, họ rất nhạy cảm, ngại khi tiếp xúc với mọi người, bởi nhiều lý do, như không “vạch áo cho người xem lưng”. Khi đến với câu lạc bộ, họ tìm thấy sự an toàn, được giữ bí mật thông tin.

Anh Đồng cho biết: Thời gian đầu người phụ nữ bị bạo lực gia đình, chúng tôi tiếp cận bằng cách giao cho mỗi người về nhà tìm một bức tranh và chia sẻ hạnh phúc cho mọi người biết. Giúp họ có cảm giác an toàn, tìm được sức mạnh, nghị lực của mình trong đó để có khát vọng vươn lên trong cuộc sống.

Bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm CSAGA cho biết, nhiều phụ nữ bị bạo lực gia đình viết văn rất giỏi, khi họ tự viết câu chuyện của mình, những tình cảm chân thực được chia sẻ thẫm đẫm nước mắt.

Infonet xin được trích dẫn lại câu chuyện “con dao” của một phụ nữ bị bạo lực gia đình ở xã Phong Phù, huyện Tân Lạc, Hòa Bình được trưng bày tại triển lãm.

Một ngày hè, chẳng hiểu chồng tôi đi đâu suốt từ sáng tới chiều mới về nhà. Tôi thì đi làm cỏ ngô về đang thu dọn lõi (lõi ngô dùng làm củi đun) chồng tôi vừa về đến nhà đã tìm cách gây sự với tôi, chửi tôi thậm tệ “việc nhà không làm mày đi liếm lá ở ngoài đường à”.

Tôi không nói gì cả chỉ lặng lẽ làm việc cho xong. Khi thấy tôi không bắt lời, anh ta lại căn vặn đủ điều, bắt buộc tôi phải lên tiếng, phải thanh minh rằng mình đi làm chứ không đi chơi, nếu không tin thì đi hỏi lại xem rất nhiều người cùng đi làm cỏ ngô nhìn thấy.

Anh ta cho rằng tôi cãi lời, vớ lấy con dao rất sắc ở hè nhà chém vào đùi tôi, cũng may cho tôi là anh ta đi dép siêu nhẹ, cũ rồi nên không có ma sát dẫm lên lõi ngôi bị trượt ngã nên tôi bị một vết dao không sâu. Nếu không thì có lẽ tôi phải bị khâu vài mũi, mà có khi cũng chẳng còn sống trên đời này nữa”.

Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại được trong buổi triển lãm:

Những bức ảnh kể chuyện phụ nữ bị bạo lực gia đình - ảnh 1

Bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm CSAGA trao đổi với phóng viên tại triển lãm.

Những bức ảnh kể chuyện phụ nữ bị bạo lực gia đình - ảnh 2
Những bức ảnh kể chuyện phụ nữ bị bạo lực gia đình - ảnh 3

Các sản phẩm như nón, nến, tinh dầu… của những người phụ nữ bị bạo hành gia đình tự tay làm ra.

Những bức ảnh kể chuyện phụ nữ bị bạo lực gia đình - ảnh 4

Triển lãm “nước mắt cười” đã gây được sự chú ý của rất nhiều bạn trẻ và các báo đài đến tham dự.


Những bức ảnh kể chuyện phụ nữ bị bạo lực gia đình - ảnh 5
Những bức ảnh kể chuyện phụ nữ bị bạo lực gia đình - ảnh 6
Những bức ảnh kể chuyện phụ nữ bị bạo lực gia đình - ảnh 7

Những bức tranh về người phụ nữ bị bạo hành và câu chuyện thẫm đẫm nước mắt.

Đình Hường - Khánh Ngọc

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Đang cập nhật dữ liệu !