Lưu ý những điều mới thay đổi ở sân bay để tránh bị trễ chuyến bay ngày Tết

Tết là dịp mà nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng cao, cũng là lúc mà nhiều người bận bịu, lu bu đến mức đôi khi quên cả chuyến bay hay gặp rắc rối với các thủ tục dẫn đến trễ chuyến.

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà đều đặt vé máy bay, chuẩn bị sẵn sàng hành trang để về quê ăn tết. Chính nhu cầu cao về việc di chuyển bằng tuyến đường hàng không đã tạo ra vô số rắc rối cho những hành khách thiếu kinh nghiệp "trực chiến" dẫn đến các vấn đề như nhầm giờ, trễ chuyến vì kẹt xe, trễ chuyến vì các thủ tục, hành lý... lên máy bay sai quy định. Dưới đây là những bí kíp giúp cho đoạn đường về quê của bạn phần nào "dễ thở" hơn. 

Chú ý hệ thống màn hình FIDS , nhắc nhở của nhân viên tại sân bay

Bắt đầu từ ngày 1/10/2019, sân bay Tân Sơn Nhất cho đã cho ngưng hoàn toàn hệ thống loa thông báo về việc thay đổi giờ bay, nhắc nhở lên máy bay, nhắc nhở làm thủ tục. Loa thông báo của sân bay nội địa sẽ chỉ phát đi thông báo thay đổi cổng check-in nếu có.

Tuy nhiên, khách hàng không cần quá lo lắng vì ở mỗi quầy thủ tục, các nhân viên sân bay sẽ liên tục thông báo miệng, ưu tiên cho những người có chuyến bay sát giờ được check-in trước. Điều bạn cần làm là chú ý lời nhắc của các nhân viên, xem số hiệu chuyến bay của mình có trùng với thông báo của họ không rồi liên hệ để được hỗ trợ. 

Hệ thống bảng điện tử cập nhật đầy đủ thông tin chuyến bay

Được biết, việc bỏ hệ thống loa thông báo đi là để giúp cho sân bay giảm tiếng ồn. Ngoài nhân viên sân bay thông báo ở các quầy thủ tục, nhiều bảng điện tử, hệ thống màn hình FIDS cập nhật tình hình chuyến bay cũng đã được đặt ở sân bay giúp hành khách theo dõi chuyến của mình sát sao hơn.

Chủ động nắm bắt thời gian 

Cùng với nhu cầu đi máy bay cao, đồng nghĩa với việc các tuyến đường ra sân bay gần như sẽ ở trong tình trạng kẹt xe xuyên suốt dịp trước Tết kể cả đêm lẫn ngày. Và nếu không muốn bản thân bị trễ chuyến vì kẹt xe, hãy đi sớm hơn giờ check-in để "trừ hao.

Đường ra sân bay dịp Tết rất dễ kẹt xe.

Cụ thể, với chặng nội địa, nên có mặt tại sân bay trước 3 tiếng so với giờ khởi hành dự kiến chuyến bay, còn với chặng quốc tế, nên có mặt tại sân bay trước 4 tiếng so với giờ khởi hành dự kiến chuyến bay. Bởi vì không chỉ kẹt xe mà trong sảnh sân bay, khu vực check-in, khu vực đợi lên tàu bay, đều thường xuyên chật cứng người. Điều đó trở thành nỗi ám ảnh trong niềm vui về quê đón Tết của nhiều hành khách.

Bên cạnh đó, để tiết kiệm thêm thời gian check-in, hành khách có thể sử dụng những quầy check-in online thay vì xếp hàng ở những điểm check-in truyền thông. Hiện nay có không ít sân bay, hãng máy bay có các cây check vé online ngay tại sân bay. 

Chú ý cân nặng hàng hóa 

Thủ tục bay là một trong những nguyên nhân khiến hành khách bị trễ chuyến, hủy chuyến hoặc có một chuyến bay không vui vẻ. Vào dịp Tết, mọi người khi đi máy bay thường sẽ mang không ít hàng hóa đặc biệt là những món quà Tết như mứt, bánh chưng, hoa quả,...Vì vậy việc tìm hiểu những loại hàng nào được phép, không được phép mang lên và tuân thủ quy định là điều nên làm. Đừng để bản thân phải mất thời gian khi làm thủ tục bay vì vài món đồ trong hành lý.

Hãy chú ý vấn đề hành lý để không làm lỡ chuyến bay

Bên cạnh đó, kích thước hành lý, cân nặng hành lý là điều rất nhiều người vi phạm khi bay. Không ít khách hàng cố tình mang nhiều hơn quy định 1,2 kg và nghĩ rằng sẽ được du di. Tuy nhiên hầu hết các hãng máy bay đều kiểm soát cân nặng hành lý cực gắt gao trong dịp Tết và sẵn sàng buộc bạn phải mua thêm hành lý hoặc bỏ bớt hành lý cho đúng cân nặng. 

Chuẩn bị kỹ giấy tờ tùy thân

Ngoài hàng hóa, giấy tờ tùy thân cũng là điều hành khách hết sức lưu ý trong các chuyến bay dịp Tết để tránh phải mất thời gian bổ sung, ảnh hưởng tới chuyến bay. 

Theo quy định, những trường hợp cần lưu ý về giấy tờ gồm: phụ nữ mang thai từ 25 – 28 tuần phải có giấy khám của bác sĩ chứng nhận sức khỏe tốt mới được phép thực hiện chuyến bay (phụ nữ mang thai trên 28 tuần không được phép đi máy bay); trẻ em dưới 14 tuổi phải mang theo giấy khai sinh bản chính hoặc bản photo công chứng cùng một vài giấy tờ theo yêu cầu của hãng vận chuyển bạn mua vé.

Giấy tờ tùy thân là thứ bắt buộc phải có đủ.

Do đó, việc chuẩn bị cẩn thận vé, giấy tờ, có thể để riêng vào một ba lô nhỏ hoặc túi cầm tay để dễ nhớ và dễ tìm, là điều hết sức cần thiết để không bị lỡ chuyến bay.  

Phương Dung

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Đang cập nhật dữ liệu !