Gia đình đại chiến vì cách dạy trẻ

Trong nhà, mỗi người dạy con theo một kiểu dẫn đến tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” điều này khiến không khí gia đình bất hòa mà còn tạo cho trẻ thói quen xấu.

Gia đình đại chiến vì cách dạy trẻ - ảnh 1

Ảnh minh họa.

Mẹ chồng nàng dâu cạch mặt vì mâu thuẫn dạy con

Chị Phan Quỳnh Nhương trú tại thành phố Hải Phòng tâm sự chị và mẹ chồng cơm không lành, canh không ngọt vì mâu thuẫn dạy con trẻ trong nhà. Cháu nhà chị Nhương 3 tuổi nhưng luôn thể hiện thái độ chống đối bố mẹ. Cháu biết có ông bà nội bênh vực nên thường không nghe lời cha mẹ. Chị Nhương kể mỗi lần chị muốn dạy con, đánh nhẹ vào mông con để đe nẹt thì bà nội lại chạy vào xuýt xoa thương cháu. 

Có hôm chị mắng con vì cháu lười ăn, ông nội dỗi không ăn cơm kiểu “mày đánh cháu ông, ông không ăn cơm cho mày biết”. Nhiều lần, ông còn nói thẳng với chị Nhương không được đánh con cháu nhà ông. Nó là cháu nội của ông bà trước rồi mới đến con của chị. Cảm giác bị tranh quyền nuôi con khiến chị Nhương có lúc nghẹt thở. 

Cũng vì mâu thuẫn dạy con mà vợ chồng chị Nhương thường xuyên chiến tranh lạnh. Chồng chị đứng giữa khổ tâm nhất vì anh nghe lời mẹ thì mất lòng vợ và ngược lại nên anh thường im lặng coi đó là chuyện của những phụ nữ trong nhà. Anh càng im lặng vợ càng cằn nhằn cho rằng chồng không biết phải trái, trắng đen.

Chuyện mẹ chồng nàng dâu lúc nào cũng căng như dây đàn. Chị Nhương đành cố nhịn nhưng thấy con càng ngày càng bướng, hay ăn vạ chị thấy bất lực. Mới hơn 3 tuổi nhưng không được đáp ứng chuyện gì là cháu lăn ra nhà khóc, có lúc còn đập đầu xuống đất. Ông bà xót cháu lại chạy ra ôm nựng còn vợ chồng chị thở dài.

Trong cách chăm sóc ăn uống cho trẻ cũng thế, ngày cháu còn nhỏ, ông bà toàn nhá cơm đút cho cháu. Chị ca thán là ông bà bảo “ngày xưa chồng chị cũng ăn như thế, có làm sao đâu”. Với cách chăm sóc đó, chị Nhương và mẹ chồng nhiều lần cãi nhau, vài tháng nay chị và bà còn không nói chuyện gì với nhau như trước nữa.

Một hai năm tới sinh thêm em bé, chị Nhương lo rằng nếu cứ để ông bà dạy, chiều cháu như hiện nay chắc lớn lên vợ chồng chị không thể dạy con theo ý mình.

Ức chế, ly hôn vì mâu thuẫn dạy trẻ

Trường hợp của chị Vũ Huyền Trang trú tại Phú Diễn, Hà Nội còn trầm trọng hơn. Chị Trang sinh con được hơn 1 năm và vợ chồng chị đã phải ly hôn do chị không sống chung được với mẹ chồng. Chị Trang kể khi sinh non cháu phải ở lồng ấp cả tuần liền. Khi về nhà, chị lại không được nuôi con theo cách của mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào bà nội của cháu.

Nhiều lần, chị chuẩn bị nước tắm cho con xong xuôi nhưng bà không cho tắm. Bà bảo “trẻ nhỏ tắm làm gì nhiều”. Lúc nào bà cũng quấn khăn thật chặt cho bé vì sợ cháu lạnh dù thời tiết lên đến gần 30 độ C. Bà không cho bé nằm điều hòa hay nằm quạt điện. Nóng quá, cháu đã bị viêm phổi lúc hơn 1 tháng tuổi vì mồ hôi thấm ngực qua lưng. Điều đó cũng không là kinh nghiệm chăm trẻ của bà cháu mà càng ngày bà càng vận dụng cách nuôi trẻ nhỏ thời cổ hủ khiến chị Trang bất mãn. Vì chuyện chăm cháu mà hai mẹ con thường hay cãi nhau.

Khi chị đi làm, bà ở nhà trông cháu ngày thời tiết chỉ hơi lạnh bà đã lôi áo len ra mặc cho cháu. Nhìn con mồ hôi ướt hết cả tóc, chị Trang bảo bà không được mặc quá nhiều áo cho cháu thì bà mắng chị “trứng khôn hơn vịt”. Bà cố gắng chăm cháu theo cách của riêng bà. Có lần, con sốt chị Trang cho con uống thuốc hạ sốt, bà đẩy chị ra không cho chị chăm con. Bà lấy nước tự chườm cho cháu. 

Gần đây, không chịu nổi cách chăm sóc của bà, chị Trang đã bế con bỏ đi. Chồng chị ở giữa khó xử nên chọn cách im lặng. Anh không đến đón mẹ con chị hay tìm cách làm hòa mà một mực nghe lời mẹ. Mẹ anh đã khổ nhiều nên lúc nào bà cũng muốn bù đắp cho cháu, chiều cháu để cháu có cuộc sống sướng nhất. Nào ngờ, cách chăm sóc đó đã dẫn đến đại chiến trong chính gia đình mình. 

Sau hơn 1 tháng, bà nhờ cháu đã tìm đến nhà bà ngoại đòi cháu còn chửi bố mẹ chị Trang. Để giải thoát cho mình, có quyền nuôi con theo cách của mình, chị Trang đã làm đơn li hôn. 

Theo Thạc sĩ Quách Thúy Minh - Nguyên trưởng khoa Tâm Bệnh, Bệnh viện Nhi trung ương có rất nhiều gia đình rơi vào cảnh mâu thuẫn vì cách dạy trẻ con. Thạc sĩ Minh cho biết trong bất cứ hoàn cảnh nào cha mẹ, ông bà cũng nên thống nhất cách dạy trẻ nhỏ.

Nhiều gia đình tìm đến thạc sĩ Minh than thở về việc mẹ dạy một kiểu - bố dạy một kiểu ví dụ như mẹ muốn con học thêm, bố không cho học nhưng con học kém hơn các bạn là bố lại đổ lỗi do mẹ.

Những gia đình có ông bà việc thống nhất cách dạy con trẻ còn khó hơn bởi vì ông bà thường dạy con cháu theo cách cổ như yêu cho roi cho vọt, có ông bà thì chiều cháu thái quá, bố mẹ quát mắng, cháu chạy lại với ông bà thành ra việc răn đe, dạy dỗ trẻ không có tác dụng.

Thạc sĩ Minh nhấn mạnh tâm lý có ít con, nhiều trẻ được chiều chuộng thái quá sinh ra có tính đòi hỏi, nhõng nhẽo, ỷ lại, không biết làm việc nhà, ít quan tâm đến người thân và khi lớn lên dễ có tính ích kỷ.

Vì vậy, gia đình nên cùng nhau bàn bạc định hướng cho trẻ về học tập, vui chơi, sinh hoạt, làm việc nhà… theo kiểu nào dựa trên khả năng của trẻ và sở thích sở trường của trẻ. Có thời gian biểu về sinh hoạt, học tập, vui chơi … cho trẻ. Luôn gần gũi hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ để chia sẻ tình cảm, tạo cho trẻ cảm giác an toàn và luôn được yêu thương. 

Khánh Ngọc

Mất cả bố lẫn mẹ trong một đêm, cậu bé được bác dâu yêu thương hết lòng

Cậu bé mồ côi lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà ngoại và hai bác, chưa từng thấy mặc cảm.

Sinh 8 con gái bị gièm pha, vợ chồng nhận 'lộc trời thương' tuổi xế chiều

Câu chuyện về gia đình ông Thương bà Xuân (quê ở thôn An Lạc, Triệu Long, Quảng Trị), đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Gia đình ở Nghệ An có 8 con gái xinh đẹp, cùng nhau theo ngành y, dược

Các chị em gái của Thu Huyền (Nghệ An) đều giỏi giang, năng động. Cô nào cũng có sự nghiệp ổn định, gia đình êm ấm.

Kiều Trinh: Từ 'nữ hoàng cảnh nóng', bị lừa trắng tay đến mẹ đơn thân hạnh phúc

''Sự mạnh mẽ có thể là lý do khiến các mối quan hệ của tôi tan vỡ. Tôi thiếu đi sự dịu dàng và yếu đuối mà nhiều đàn ông mong muốn ở người phụ nữ", Kiều Trinh chia sẻ.

Vợ chồng ở Nghệ An sinh 15 con: Cơ ngơi đáng nể, mở mái ấm giúp trăm người

Dù sinh đến 15 người con, nhưng vợ chồng ông Hoàng Văn Thịnh vẫn dư dả tài chính để chăm lo. Không chỉ nuôi con, ông còn mở 3 mái ấm cưu mang bệnh nhân tâm thần, trẻ mồ côi…

Người cha kể lại khoảnh khắc nữ điều dưỡng ở Hải Phòng cấp cứu con bị sặc sữa

"Điều dưỡng Thảo đã tái sinh con trai tôi một lần nữa. Chị đã giữ lại sinh mạng cháu khi con ngưng thở do sặc sữa", anh T., bố cháu bé sơ sinh ở Hải Phòng, chia sẻ.

Niềm hạnh phúc của cụ ông 93 tuổi trong căn nhà siêu nhỏ hình tam giác ở TPHCM

Dù chân yếu, tay run, cụ ông 93 tuổi ở TPHCM vẫn quyết định sống một mình trong căn nhà hình tam giác bé tẹo, chật chội.

Cụ bà 99 tuổi đến thăm em gái 90, cuộc trò chuyện qua cánh cổng gây xúc động

Hình ảnh hai chị em ở tuổi “gần đất xa trời” vẫn yêu thương, quấn quýt nhau khiến nhiều người cảm động.

3 lần ly hôn bất thành vì có bầu, người phụ nữ không ngờ nhận quả ngọt

Cảm thấy không còn tình cảm với chồng, người vợ quyết định ly hôn. Thế nhưng lần nào trong thời gian chờ hòa giải, người vợ cũng mang bầu.

Đang cập nhật dữ liệu !