ĐB Trần Du Lịch: Đừng nên cố gắng để mọi người dân sở hữu nhà ở

“Phát triển nhà ở Việt Nam giống như chiếc máy bay chỉ có ghế hạng thương gia mà thiếu hạng phổ thông thành ra hạng thương gia không ai ngồi còn phổ thông muốn đi mà không được…”, ĐB Trần Du Lịch nói.

Gói 30.000 tỷ đồng đang được người dân ví von “tiền nhìn thấy mà không với tới vay được”. Chia sẻ với Infonet bên hành lang Quốc hội ngày 29/5, ĐB Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) nói thẳng, ngoài thay đổi đối tượng cho vay gói 30.000 tỷ đồng, thì giá nhà phải giảm đi thêm nữa.

“Nghẽn” do xác định không “trúng” đối tượng

Tới thời điểm này gói 30.000 tỷ đồng mới giải ngân được 7.000 tỷ đồng, nghĩa là chưa tới 1/4 mục tiêu sau gần 3 năm triển khai. Lý do sự chậm trễ là gì, thưa ông?

Quan điểm của tôi là không đổ trách nhiệm lên ai, ngân hàng, người vay hay doanh nghiệp. Mục tiêu của gói 30.000 tỷ đồng là muốn hỗ trợ người dân có thu nhập thấp có nhà. Nhưng chúng ta đừng nhầm lẫn giữ cố gắng để mọi người dân có nhà và sở hữu nhà ở, hai cái này hoàn toàn khác nhau. Và dường như hiện giờ gói này lại đang hướng đến mục tiêu cố gắng để mọi người dân sở hữu nhà ở. Những nước giàu có người dân cũng không phải hết tất cả dân đều sở hữu nhà ở. Nếu nghèo đã có nhà Nhà nước cho thuê giá rẻ.

ĐB Trần Du Lịch: Đừng nên cố gắng để mọi người dân sở hữu nhà ở - ảnh 1

ĐBQH Trần Du Lịch: Ngay từ đầu việc xác định đối tượng cho vay của gói 30.000 tỷ đồng đã không “trúng”, không đúng

Những người thuộc đối tượng nghèo hoặc cận nghèo đô thị thì làm sao có tiền mà mua nhà. Ví như, thu nhập như ở TP. Hồ Chí Minh những đối tượng này 16 triệu đồng/năm, thì làm sao họ có đủ điều kiện mà trả lãi vay ngân hàng hàng tháng chứ nói gì đến chuyện mua được nhà. Nên dù có kéo dài thêm thời gian vay ra nữa thì họ cũng chịu, không thể mua nổi với mức thu nhập như vậy. Còn về phía ngân hàng, nhìn thấy rủi ro trước mắt, chả anh nào dại mà cho vay.

Thành ra vấn đề ở đây là ngay từ đầu việc xác định đối tượng cho vay của gói 30.000 tỷ đồng đã không “trúng”, không đúng, trong khi đó quỹ phát triển nhà ở xã hội lại không hình thành.

Tôi nhắc lại, tôi không đổ lỗi cho ai trong việc gói 30.000 tỷ đồng “tiền nhìn thấy mà không với tới vay được”. Ở đây việc phát triển quỹ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân, người lao động mới là quan trọng.

Nhiều người dân khi tiếp cận với gói vay 30.000 tỷ đồng đều cảm thấy nản chí ngay từ khâu xác định thu nhập, khiến ngay khâu đầu tiên tiếp cận gói vay này đã “nghẽn”, thưa ông?

Bộ Xây dựng thì xác định người thu nhập thấp là người có mức thu nhập không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, tức là dưới hoặc bằng 9 triệu đồng/tháng. Nhưng ngân hàng thì cho rằng đối tượng thu nhập như vậy không đủ điều kiện trả nợ nên không cho vay… Chúng ta cãi nhau thu nhập là bao nhiêu. 

Nói thu nhập phải trên 9 triệu đồng/tháng thì với mức thu nhập ấy lại không thuộc đối tượng vay, mà dưới 9 triệu đồng/tháng thì tiền đâu trả cho ngân hàng hàng tháng (cả gốc, lãi). Thành ra, tiền đâu mà mua nhà. Mâu thuẫn chính ở đây là phải xem lại đối tượng người được mua nhà. Phải điều chỉnh đối tượng vay của gói 30.000 tỷ đồng, chứ còn với đối tượng quy định hiện nay tự nó đã nghẽn rồi.

Giá nhà phải giảm thêm nữa

Tiêu chí xác định thu nhập ngay từ đầu giữa các bên đã “vênh” nhau, chỉ có người dân ở giữa là “gánh” đủ khổ ải, thưa ông?

Quan điểm của tôi, gói 30.000 tỷ hỗ trợ phải hỗ trợ phân khúc thị trường không phải cho người thu nhập thấp mà là thu nhập trung bình chưa có nhà ở. Tức là, đảm bảo khoản thu nhập hàng tháng của anh có thể đủ thanh toán được cho ngân hàng. Đồng thời, phải kéo giá nhà xuống thêm nữa. Ví dụ ở đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội giá chỉ tầm 1 tỷ đồng hoặc dưới một chút, còn tại các tỉnh, thành khác chỉ từ 500-600 triệu đồng thì mới có người mua được.

Như thế mới “kích” giải ngân nhanh được gói vay này được và mới thu hút các nhà đầu tư bất động sản đầu tư vào phân khúc này. Tất nhiên không phải tất cả mọi người đều mua được nhà với giá này, nhưng trong 10-15 năm thu nhập của họ có thể trang trải được. Hiện nhiều nơi như Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh đang nở rộ triển khai phân khúc nhà ở giá rẻ và họ bán như tôm tươi.

Đồng thời, chuyển hướng đối tượng cho vay như vậy cũng sẽ xử lý được một vấn đề méo mó của thị trường lâu nay, là cả một thời gian dài các nhà đầu tư chỉ xây dựng căn hộ cao cấp. Phải điều chỉnh lại theo hướng này thì thị trường mới được giải tỏa, gói vay này mới không bị đóng băng. Tôi vẫn nói, phát triển nhà ở Việt Nam giống như chiếc máy bay chỉ có ghế hạng thương gia mà thiếu hạng phổ thông. Thành ra hạng thương gia không ai ngồi còn phổ thông không ai đi.

Còn các loại nhà khác mà tôi gọi là nhà ở dạng phổ thông tức là loại nhà phù hợp với sức mua của đa số những người làm công ăn lương, công chức cũng như các đối tượng khác có thể mua trả góp trong vòng 10 - 15 năm vẫn nên coi là nhà thương mại giá rẻ

Ngoài điều chỉnh lại đối tượng vay như ông nói thì có nên “gỡ” rối bằng cách điều chỉnh lại các xác định thu nhập của người vay, thưa ông?

Với hoàn cảnh nước ta thì thế nào gọi là chuẩn thu nhập thấp khi đất nước vừa thoát khỏi chuẩn nghèo? Ví dụ TPHCM, người thu nhập thấp thu nhập 16 triệu/năm thì một tháng bao nhiêu mà mua nhà? Những người đó chỉ có thể thuê nhà ở xã hội để ở chứ lực đâu mà mua nhà. Thành ra chúng ta cứ đặt ra cái khó cho mình rồi lại đòi gỡ.

Thực tế, dù danh sách ngân hàng cho vay gói 30.000 tỷ đồng đã được “nới”, nhưng không phải ngân hàng nào cũng mạnh dạn triển khai. Có chăng là “trưng” quảng cáo rồi lại “chèo kéo” khách vay gói vay thương mại… Ông bình luận ra sao về thực tế này?

Ngân hàng thương mại họ phải tính tới rủi ro cho mình, họ cũng phải nắm đằng chuôi. Đối tượng thu nhập bấp bênh, đôi ba triệu đồng/tháng thì thử hỏi làm sao họ dám cho vay. Với đối tượng này ngay cả các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng “lắc đầu” huống chi tới ngân hàng thương mại cổ phần khác. Cho vay rồi thì ít nữa họ chạy theo để đòi cũng mệt. nên việc các ngân hàng phải tính toán, phòng rủi ro và từ chối cho vay là điều dễ hiểu.

Nguyễn Hoài (thực hiện)

Làm trà từ trái vàng ruộm ở vùng quê Đất Đỏ, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm

Hơn 10 năm ấp ủ ý tưởng tạo ra sản phẩm từ loại trái đặc trưng của vùng đất nơi mình sinh ra, anh Hiếu đã cho ra đời sản phẩm trà Lêkima mang hương vị mới lạ mà không nơi nào có được.

Giám đốc bị 'người lạ' bán sạch cổ phiếu và lấy 2,8 tỷ trong vòng 'một nốt nhạc'

Chị Huyền Trang, giám đốc công ty truyền thông tại Hà Nội bị lừa mất tiền tỷ không thể ngờ mình lại là nạn nhân bởi kịch bản được dàn dựng quá tinh vi.

Loại quả mặn như muối, xưa không ai hái, giờ thành đặc sản được săn lùng

Có một loại quả rừng rất lạ, mang vị mặn như muối. Loại quả này mọc dại, trước không có ai thu hái giờ thành đặc sản được săn lùng.

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất sạch tiền trong tài khoản

Tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng. Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play... để tránh mất sạch tiền trong tài khoản.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% so với năm 2023

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu Top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.