Quảng Trị: Người dân Hải Lăng chật vật sống với lũ

Hơn 1 tuần qua, nước lũ gây ngập lụt khiến hàng ngàn hộ dân ở huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) phải sống chung với lũ. Cuộc sống người dân gặp khó khăn khi lương thực, thực phẩm dự trữ cạn kiệt, phải nhờ sự cứu trợ từ chính quyền....

{keywords}
Người dân xã Hải Phong đang dội nước rửa bùn đất trên sạp để đồ của gia đình.
{keywords}
Người dân huyện Hải Lăng đang chùi rửa nhà cửa với phương châm “nước rút đến đâu, dọn rửa đến đó”.
{keywords}
Người dân thôn Hưng Nhơn, xã Hải Phong đang dùng sào đẩy những đám bèo bị nước lụt xô tấp từng bãi trước cổng nhà.

Sáng ngày 15/10, hàng trăm hộ dân ở thôn Hưng Nhơn, xã Hải Phong (huyện Hải Lăng) đều chìm ngập sâu trong nước lũ. Phương tiện đi lại của người dân là thuyền nhỏ và những chiếc bè tự chế. Nhiều hộ phải nhờ thuyền lớn để đi nhận quà cứu trợ hay mua nhu yếu phẩm từ xã Hải Chánh cách đó gần 10km đường sông.

Anh Nguyễn Châu Thành (ở thôn Hưng Nhơn, xã Hải Phong) kể lại: “Năm nay mưa to lắm, từ ngày 9/10 là nước lũ dâng lên. Sau đó nước rút xuống lại rồi dâng lên thêm 2 lần nữa. Mưa lũ kéo dài khiến lương thực của gia đình cạn gần. Nước uống dân chúng tôi phải nhờ vào sự cứu trợ chuyển về. Nay nước lũ xuống, chúng tôi phải dọn nhà cửa, đồ đạc khỏi bùn đất bám khô khó chùi rửa”.

Theo anh Thành, xã Hải Phong nằm cạnh con sông Ô Giang, nước lũ về nhanh và chảy rất xiết, nên cuốn theo nhiều tài sản và gà, lợn của các hộ dân. Mực nước ngập cao từ 1,5m đến 3m.

{keywords}
Nước lụt bắt đầu xuống, một em bé ở thôn Hưng Nhơn, xã Hải Phong đang tập bơi trước sân nhà.
{keywords}
Mẹ con chị Ngô Thị Kim Thúy đang dùng thuyền để khiêng các vật dụng khỏi bị ướt.
{keywords}
Trường mầm non Hải Hòa, xã Hải Phong vẫn còn chìm sâu trong nước lụt.
{keywords}
Phương tiện đi lại của người dân chủ yếu bằng thuyền.

“Nước lũ mới rút được chừng 70cm so với đỉnh lũ. Dân làng chúng tôi hỗ trợ nhau dọn dẹp nhà cửa, để nước xuống đến đâu dọn sạch tới đó. Vì hằng ngày ăn uống chủ yếu mì tôm, lại ngâm nước lâu quá, quần áo ướt sũng, nên nhiều người cũng mỏi mệt. Có niều người bị ốm, phải nhờ thuyền lớn chở lên trạm xá trên Hải Chánh để mua thuốc điều trị”.

Huyện Hải Lăng có nhiều địa phương đang chìm sâu và bị cô lập trong nước lũ đặc biệt là địa bàn vùng Càng và các địa bàn vùng sâu như: xã Hải Trường, Hải Định, Hải Quế, Hải Dương, Hải Phong và một số khu vực của thị trấn Diên Xanh.

Năm nào cũng bị lũ gây ngập lụt, nên người dân Hải Lăng đã có kinh nghiệm sống chung với lũ, từ đó hỗ trợ nhau trong vận chuyển lương thực, đồ đạc chạy lũ, cũng như giúp nhau trong dọn dẹp khi nước lũ rút xuống.

Anh Nguyễn Đức Tâm (ở thôn Hưng Nhơn, xã Hải Phong) cho biết: “Sống trong vùng lũ, nên nhà nào thấp thì bị ngập trước, nên mọi người giúp đỡ trước. Có nhiều hộ chỉ có người già, nên chính quyền xã và xóm giềng giúp di dời lên chỗ cao trước. Khi nước rút, nhà ai cao hơn nước rút trước thì những người ở nhà thấp hơn sang giúp lau chùi, sau đó đến nhà thấp sau, để đỡ phải xách từng xô nước vào dội bùn vừa mệt, vừa tốn thời gian”.

{keywords}
Người dân vùng lũ, lụt ở huyện Hải Lăng phải chế những bè mảng để di chuyển trên mặt nước.
{keywords}
Người dân tận dụng 1 khoảng đường khô ráo để phơi lúa bị ướt do nước lụt.
{keywords}
Thóc lúa của người dân bị ướt do nước lụt nhiều ngày giờ nảy mầm, không thể dùng được.

Thông tin về tình hình lũ lụt tại địa phương, Ông Cáp Xuân Tá – Phó chủ tịch UBND huyện Hải Lăng cho biết, sau 7 ngày nước lụt dâng lên đã làm 16.875 ngôi nhà bị ngập lụt. Lũ lụt đã 2 người chết và gây thiệt hại cũng như cuốn trôi nhiều gia súc, gia cầm, lồng bè cá… cũng như tài sản của nhân dân.

“Giờ nước lũ đã xuống hơn, nhưng nhiều xã vẫn đang còn ngập sâu và bị chia cắt. UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, ban ngành tập trung nhân lực, phương tiện thực hiện các phương án đã được họp bàn nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trước, trong và khi lũ rút. Các ban ngành, địa phương sẵn sàng phương tiện túc trực 24/24 để ứng cứu khi có sự cố, đặc biệt là vấn đề con người bị nạn như vận chuyển đi cấp cứu khi cần thiết nhanh chóng”.

{keywords}
Một thanh niên mang hàng cứu trợ mới nhận đang trên đường về nhà ở thôn Hưng Nhơn.
{keywords}
Thuyền là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân các xã vùng ngập lụt của huyện Hải Lăng trong những ngày này.
{keywords}
Người dân dùng tủ lạnh hỏng gắn với cây chuối để làm bè di chuyển trên nước lụt.

“Do lũ lụt kéo dài, UBND huyện đã xuất kho dự trữ để cứu trợ người dân; chỉ đạo các ngành, cơ quan liên quan phân luồng các nguồn hàng thực phẩm cứu trợ, không để người dân bị đói, khát. Đồng thời chỉ đạo các ngành liên quan như điện lực khắc phục mạng lưới điện để đảm bảo sớm cấp điện an toàn cho người dân; ngành y tế xuất cấp cơ số thuốc và hóa chất để phòng bệnh cũng như tiến hành khử khuẩn để tránh xảy ra dịch bệnh trên địa bàn khi nước lũ rút…” – Phó chủ tịch UBND huyện Hải Lăng thông tin.

Thanh Hà

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Đang cập nhật dữ liệu !