Câu chuyện xúc động về hành trình 20 năm 'tìm con' của cặp vợ chồng hiếm muộn

Sự ra đời của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật IVF cùng nhiều phương pháp hỗ trợ khác đã giúp nhiều trường hợp hiếm muộn tưởng chừng vô vọng...

{keywords}
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Minh hạnh phúc sau 20 năm kiếm tìm con 

Tỷ lệ vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng. Thế nhưng nhờ can thiệp từ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại, rất nhiều cặp vợ chồng đã tìm được niềm hạnh phúc sau hành trình tìm con đầy gian nan...

Tại hội thảo tổng kết “Tuần Lễ Vàng Ươm Mầm Hạnh Phúc 2020 – Hạnh Phúc Sẻ Chia” của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội diễn ra sáng 12/7, 500 cặp vợ chồng từng điều trị hiếm muộn thành công tại bệnh viện này đã tham dự và mang đến nhiều câu chuyện xúc động về hành trình “tìm con”.

Đó là trường hợp gia đình chị Nguyễn Thị Minh (sinh 1977) và anh Mẫn Xuân Minh (sinh 1973, quê ở Hiệp Hoà, Bắc Giang) là cặp vợ chống hiếm muộn đến 20 năm. Anh chị kết hôn vào năm 2000, chị mang thai ngoài tử cung 2 lần, phải cắt bỏ vòi tử cung, chị lại có tiền sử lạc nội mạc tử cung.

Đến năm 2008, hai vợ chồng anh Minh đã làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại một bệnh viện lớn nhưng kết quả không thành công. Tiền hết anh Minh phải đi xuất khẩu lao động trả những khoản nợ đã vay trước đó để chữa vô sinh. Hy vọng “tìm con” cũng ngày một lung lay, anh chị đã định bỏ cuộc.

 “Ở với nhau đến 20 năm đã là hạnh phúc. Thôi không chữa vì vừa hết tiền mà cũng hết tuổi”, chị Minh nhớ lại câu chồng nói.

Đến năm 2018, chị cố xin chồng làm thêm một lần nữa. Chị “hứa” với chồng nếu sau lần này không được thì sẽ không làm nữa và không còn gì phải áy náy.  Chồng chị chiều vợ, đồng ý. Cả hai tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Các bác sĩ đã chỉ định thực hiện IVF cho hai vợ chồng.

Ngày chuyển phôi, niêm mạc của chị xấu (dày), bác sĩ khuyên nên để lại. Nhưng vẫn mong muốn và quyết định chuyển phôi vào chiều cùng ngày.  6 ngày sau chuyển phôi là quãng thời gian căng thẳng, “không làm ăn được gì” của chị. Chị chỉ chờ đến ngày thứ 6 là giấu chồng thử thai.

Trong nhà vệ sinh, ban đầu chị  không dám nhìn que thử. Lấy hết sức can đảm chị phải đối diện với kết quả. Người phụ nữ ấy đã khóc tu tu khi thấy vạch mờ.

Hôm sau, chị lại giục chồng đi làm, ở nhà một mình chị lại lôi que ra thử. Vẫn lên hai vạch mờ.

Không chờ được nữa, ngày hôm sau chị quyết định gọi xét nghiệm máu. Khi có kết quả báo có thai, chị đã khóc như một đứa trẻ. Chị bốc máy gọi cho chồng ngay tức thì. Hạnh phúc vỡ oà.

Dẫu vậy, 3 tháng đầu mang thai, anh chị gặp không ít khó khăn. Do nhiều tuổi, chị bị doạ sảy thai nhiều lần. Thời gian ấy, chị ở viện nhiều hơn ở nhà. Thế rồi 3 tháng căng thẳng cũng qua, em bé trong bụng khoẻ mạnh. Sau 3 tháng, chị lại đi làm đến lúc sinh dẫu đến tuần 28 chị cũng được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ. Năm 2019, trái ngọt đã đến với anh chị sau hành trình 20 năm tìm kiếm.

Hay trường hợp gia đình chị Lê Thị Xuân (1984) - anh Nguyễn Minh Thắng (1977) ở Sóc Sơn, Hà Nội. Kết hôn năm 2006, đến năm 2007, chị sinh bé gái khoẻ mạnh bình thường. Nhưng đến năm 2012, khi sinh bé trai thứ hai, bé chẳng may bị bệnh do bố mẹ đều mang gen Thalassemia và mất khi vừa 1 tuổi.

Năm 2018, hai vợ chồng tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Tại đây, gia đình được các bác sĩ tư vấn thực hiện thụ tinh ống nghiệm với sự hỗ trợ của kỹ thuật sàng lọc di truyền tiền làm tổ; kết quả đã chuyển phôi thành công. Chị Xuân đã sinh hai bé (1 trai 1 gái) vào đầu năm 2019 và hai bé hoàn toàn khoẻ mạnh, không mang gen Thalassemia như bố mẹ.

Một trường hợp khác là vợ chồng chị Bùi Thị Loan (1990) và anh Bùi Tiến Mạnh (1987) ở Lương Sơn, Hoà Bình. Anh Mạnh chẳng may bị chấn thương tinh hoàn, dẫn đến vô tinh. Sau hơn 9 năm chạy chữa hiếm muộn, tháng 5-2018, anh đã được các bác sĩ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội mổ để lấy tinh trùng thực hiện IVF ICSI (thụ tinh trong ống nghiệm với phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn).

Kết quả, chị Loan đã sinh 2 bé trai khỏe mạnh, đến nay hai bé đã được 15 tháng tuổi…

BS.CKII. Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, sau 8 năm phát triển, đến nay khoa Hỗ trợ sinh sản của bệnh viện đã triển khai được nhiều kỹ thuật hiện đại giúp điều trị thành công nhiều ca khó.

Đó là những kỹ thuật vi phẫu MicroTESE (vi phẫu tìm tinh trùng từ mô tinh hoàn), nuôi phôi dài ngày kết hợp chẩn đoán di truyền tiền làm tổ, sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGT)… giúp nhiều cặp vợ chồng có con sau nhiều năm kiếm tìm.

“Sự ra đời của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật IVF cùng nhiều phương pháp hỗ trợ khác đã giúp nhiều trường hợp hiếm muộn tưởng chừng vô vọng, cuối cùng vẫn có được quả ngọt. Tại bệnh viện, tỷ lệ thành công của các chu kỳ IVF khá cao và tăng dần theo từng năm, hiện tại là khoảng từ 50-70%” – bác sĩ Lợi chia sẻ.

 N. Huyền  

Bộ  Y tế: Kẹo “tăng sức mạnh quý ông” chứa tân dược không phép

Bộ  Y tế: Kẹo “tăng sức mạnh quý ông” chứa tân dược không phép

Rà soát trên các mạng xã hội, website của Việt Nam cũng thấy xuất hiện các dòng quảng cáo giới thiệu loại "kẹo" đặc biệt dành cho nam giới chứa tân dược nhưng quảng cáo gồm các thành phần thảo dược giúp tăng sức mạnh quý ông.

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Đang cập nhật dữ liệu !