Vị trí của Nga, Trung Quốc trong trật tự Thế giới mới

Các sự kiện xảy ra trong những năm qua cho thấy hệ thống quan hệ quốc tế cũ phát triển sau Thế chiến thứ II đã hoàn toàn "sụp đổ" và một trật tự Thế giới mới đang hình thành trước mắt chúng ta. Hiện nay tồn tại một số xu hướng phát triển mới....
Vị trí của Nga, Trung Quốc trong trật tự Thế giới mới - ảnh 1

Tiến sỹ Sergei Karaganov, nhà phân tích chính trị, Tiến sĩ khoa học lịch sử, chủ nhiệm Khoa Kinh tế và chính trị thế giới Trường Cao học Kinh tế (HSE).

Các sự kiện xảy ra trong những năm qua cho thấy hệ thống quan hệ quốc tế cũ phát triển sau Thế chiến thứ II đã hoàn toàn "sụp đổ" và một trật tự Thế giới mới đang hình thành trước mắt chúng ta. Hiện nay tồn tại một số xu hướng phát triển mới của trật tự Thế giới.

Sự nổi lên của Trung Quốc

Trung Quốc với đầy đủ cơ hội để trở thành một siêu cường mới và là đối thủ cạnh tranh của Mỹ, đang ngày càng gia tăng đáng kể vai trò của mình trên trường quốc tế. Chính hệ thống chính trị độc đoán cho phép sử dụng hiệu quả các nguồn lực để giải quyết những vấn đề quốc gia hơn là các nền dân chủ phương Tây đã nâng cao vị thế toàn cầu của Trung Quốc.

Hiện Bắc Kinh đang tích cực mở rộng sự hiện diện của mình không chỉ ở khu vực Đông Nam Á, Châu Phi mà còn lan sang vùng Trung Á, nơi lợi ích nước này giao với lợi ích của LB Nga.

Gần đây, nhiều chuyên gia đã dự đoán về một cuộc đụng độ không thể tránh khỏi giữa Moscow và Bắc Kinh trong khu vực, nhưng cho đến nay cả 2 bên đều tránh né thành công sự việc không mong muốn này.

Nếu ý tưởng kết nối “vành đai kinh tế con đường tơ lụa” của Trung Quốc và cộng đồng kinh tế Á-Âu trở thành hiện thực, thì liên minh chiến lược giữa Nga và Trung Quốc sẽ có tham vọng chiếm một cực trong Trật tự Thế giới mới, ở đó Bắc Kinh sẽ dựa vào sức mạnh kinh tế, còn Moscow là tiềm lực ngoại giao và chính trị của mình. Thời gian sẽ cho thấy, ý tưởng này có khả thi hay không.

Sự suy yếu của Mỹ

Xu hướng này thể hiện rõ trong vòng 3-4 năm gần đây, nhưng nó đã manh nha một thời gian dài trước đó. Sau năm 2003, Mỹ đang ở thời kỳ đỉnh cao của quyền lực bắt đầu đánh mất ảnh hưởng của mình bằng việc tham gia thiếu thận trọng vào các cuộc chiến ở Trung Đông (Afghanistan, Iraq, Libya).

Vị trí của Nga, Trung Quốc trong trật tự Thế giới mới - ảnh 2

Tổng thống Mỹ Obama.

Sự can thiệp quân sự của Mỹ vào các cuộc xung đột tại khu vực này hầu hết đều thất bại, do đó một lượng lớn nguồn lực tài chính và ngoại giao của Washington đã bị lãng phí vô ích. Mặt khác, do hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008-2009, bí ẩn về mô hình kinh tế tự do không thể thay thế của phương Tây (dẫn đầu là Mỹ) hoàn toàn sụp đổ.

Một yếu tố khác minh chứng cho sự suy yếu của Mỹ đó là tình trạng bất ổn trong hệ thống chính trị. Bởi nền chính trị ổn định và hiệu quả luôn là ưu điểm của quốc gia châu Mỹ này.

Chúng ta có thể quan sát thấy 1 cuộc đấu tranh chính trị gay gắt trong nội các chính phủ Mỹ và sự đồng thuận trước đây giữa các Đảng phái ưu tú của Washington cũng đã bị lu mờ.

Khủng hoảng lớn ở Trung Đông

Những gì đang xảy ra ở Trung Đông hoàn toàn có thể dự đoán trước. Do những nguyên nhân về nhân lịch sử, văn hóa và tôn giáo, người Hồi giáo hiện tại không tìm thấy một phương hướng phù hợp đáp ứng những thách thức trong thời đại mới.

Do đó các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông thường xuyên bị tụt hậu so với các nước khác cùng khu vực. Những căng thẳng tiềm ẩn trong suốt 4 năm qua đã làm “nổ tung” khu vực này. Dự kiến quá trình khủng hoảng sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ, tương tự cuộc chiến kéo dài ba mươi năm ở Châu Âu trong thế kỷ XVII với kết quả là sau Hòa ước Westphalia một hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại mới được hình thành.

Trong năm 2015, Nga đã cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc xung đột chính trị trong khu vực bằng cách can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria. Lý do được Nga đưa ra bao gồm: mong muốn đánh bại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo từ trong trứng nước để ngăn chặn sự lây lan của chúng sang lãnh thổ Nga; tham gia vào việc phân chia lại ảnh hưởng (chỗ đứng) trong khu vực; cố gắng kiếm tìm một nền tảng mới cho quan hệ hợp tác hiệu quả với phương Tây; rồi hướng tới tăng cường vị thế của đất nước (Nga) trên trường quốc tế và sốc lại tinh thần cho người dân. 

Vẫn còn quá sớm để phán xét những mục tiêu của Nga có khả thi hay không, nhưng ở đây tồn tại một mối nguy hiểm thực sự, đó là việc Nga dần bị lôi kéo sâu vào vòng xoáy của cuộc xung đột Syria. Hướng đi chính xác nhất cho chúng ta (Nga) hiện giờ là tuyên bố những thành tựu đạt được ở Syria và ngừng tham gia cuộc chiến trên lãnh thổ Cộng hòa Ả Rập này.

Mặt trận Ukraine

Bi kịch lớn của Ukraine là nó đã biến thành một quốc gia thất bại, vì vậy hiện thời nó thông thể tham gia vào hệ thống các quốc gia Châu Âu thuộc khu vực Atlantic. Mặc dù Nga đã phải trả giá cho các sự kiện ở Crimea và Donbass, người dân Ukraine vẫn chịu những ảnh hưởng nặng nề liên quan đến cuộc khủng hoảng năm 2014.

Vị trí của Nga, Trung Quốc trong trật tự Thế giới mới - ảnh 3

Tổng thống Petro Poroshenko và tỉnh trưởng tỉnh Odessa của Ukraine – ông Mikhail Saakashvili

Giờ chúng ta đã có một nhà nước (Ukraine) bất ổn định, thù địch và lạc hậu ở biên giới phía Tây thay vì mối quan hệ anh em thân thiết những thế hệ đi trước.

Vấn đề chính của Ukraine là từ sau khi tách ra thành nhà nước độc lập năm 1991, đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia này đã trở nên lạc hậu và xuống cấp. Điều đó khiến Ukraine không chỉ tụt hậu so với Châu Âu mà còn cả với Nga, một quốc gia cũng đi lên từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sau ¼ thế kỷ đã tiến xa về phía trước.

Thật tiếc, thời kỳ độc lập, Ukraine đã không tạo ra được một tầng lớp có đầy đủ trách nhiệm và năng lực để thiết lập một số đường hướng phát triển đất nước. Cách mạng Maidan nổ ra trong thời điểm GDP của Ukraine ở mức thấp nhất (kém hơn cả thời kỳ 1991), chỉ tương đương 30% GDP của Nga và 50% GDP của Belarus.

Sự suy yếu của phương Tây

Thế giới cũ đang rơi vào cuộc khủng hoảng hiện sinh mạnh mẽ, con đường thoát ra khỏi đó vẫn chưa hiển hiện rõ. Nguyên nhân xảy ra khủng hoảng là do hệ thống xã hội lạc hậu và kém hậu quả, cần được cải cách toàn diện.

Hệ thống này được xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh để thay thế Chủ nghĩa Cộng sản, càng về sau nó càng dẫn đến tình trạng trì trệ kinh tế: năng suất lao động liên tục giảm, còn chi tiêu xã hội thì tăng lên. Kết quả là kinh tế Châu Âu bị thụt lùi so với các nền kinh tế phát triển (mạnh) ở Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc.

Không quá ngạc nhiên rằng, hiện tại chúng ta đang chứng kiến sự sụt giảm của ngành sản xuất công nghiệp và tình trạng gia tăng tỷ thất nghiệp, đặc biệt là trong giới trẻ.

Quan trọng là, Thế giới đã không phát triển giống như kịch bản của Châu Âu. Sự phụ thuộc vào "sức mạnh mềm", ảnh hưởng của các nền văn hóa, rồi viện trợ kinh tế và mong muốn tìm kiếm sự nhượng bộ ở khắp mọi nơi – tất cả đã đưa các chính trị gia Châu Âu rơi vào ngõ cụt.

Cuộc khủng hoảng tại Ukraine năm 2014 cũng giáng một đòn mạnh mẽ vào các kế hoạch của phương Tây, khi mà việc bành trướng của các quốc gia Châu Âu thuộc khu vực Atlantic gặp phải phản ứng cứng rắn từ phía Nga.

Tầng lớp chính trị Châu Âu hiện đang bối rối, họ cạn kiệt nguồn lực trên nhiều phương diện và không thể phán đoán được tâm ý của các cử tri. Kết quả là xảy ra tình trạng khủng hoảng nhập cư, đã phơi bày toàn bộ các vấn đề mấu chốt của xã hội Châu Âu hiện đại.

Vị trí của Nga, Trung Quốc trong trật tự Thế giới mới - ảnh 4

Tổng thống Nga Putin.

Các vấn đề của Nga

Người Nga không hề tỏ ra mừng rỡ trước những khó khăn hiện tại của Châu Âu, vì Châu Âu suy yếu cũng có nghĩa là mô hình phát triển đã từng là định hướng cho đất nước chúng ta (Nga) từ thời Pie Đại đế.

Mặc dù châu Âu hiện nay có chút giống với châu Âu dưới thời ông Churchill De Gaulle và Adenauer, nhưng hiện giờ cuộc khủng hoảng hiện sinh tại đây cùng hậu quả của nó đã dẫn đến tình trạng suy giảm nghiêm trọng các xung động hiện đại trong xã hội Nga.

Chủ yếu do những thành công trong chính sách đối ngoại hai năm qua, mà tới giờ Nga vẫn chưa bắt đầu thực hiện cải cách nền kinh tế đã quá lỗi thời. Nếu không thực hiện cải cách, thì chắc chắn chúng ta sẽ bị đánh bại trong cuộc cạnh tranh về chính trị, kinh tế và chiến lược quân sự trong tương lai.

Rất tiếc rằng, tầng lớp tinh hoa hiện tại của Nga không đủ khả năng thực hiện những biến chuyển này. Tôi cần nhấn mạnh, là trong mọi trường hợp tôi chưa hề kêu gọi tới cuộc cách mạng, vì sống trong đình trệ còn tốt hơn là dưới thời kỳ biến động. Nhưng rõ ràng nước Nga cần sự thay đổi của tầng lớp tinh hoa vì phần lớn nền tảng hiện nay của nước ta thuộc về thời đại trước.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo bài viết của Nhà phân tích chính trị, Tiến sĩ khoa học lịch sử, chủ nhiệm Khoa Kinh tế và chính trị thế giới Trường Cao học Kinh tế (HSE), chủ tịch danh dự Hội đồng chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga Sergei Karaganov đăng trên Lenta.ru.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !