Vì sao “ong bắp cày” F-18 cất cánh ở đường ô tô?

Cất cánh – hạ cánh trên đường cao tốc là một trong những bài tập bắt buộc của các phi công NATO trong thời kỳ chiến tranh Lạnh nhưng ngày nay vẫn tiếp tục được duy trì để đề phòng sân bay bị tấn công.
Vì sao “ong bắp cày” F-18 cất cánh ở đường ô tô? - ảnh 1

Một chiếc F-18 Hornet của Không quân Phần Lan đang cất cánh từ đường cao tốc.

Ở thủa sơ khai của lực lượng không quân Mỹ, Đức hay nhiều nước khác, việc phải cất cánh và hạ cánh trên những con đường quốc lộ là điều bình thường. Nhưng khi những chiếc tiêm kích hiện đại ra đời, yêu cầu về đường băng của chúng cũng cao hơn nên việc làm này ngày càng hiếm đi.

Tuy nhiên, trong chiến tranh thế giới 2, quân đội phát xít Đức đã bí mật xây dựng một số đường cao tốc có chất lượng cao hơn hẳn nhằm mục đích biến chúng thành một sân bay phụ trong trường hợp sân bay chính bị kẻ địch tấn công, phá hủy. Khi chiến tranh kết thúc, quân đội NATO vẫn tiếp tục khai thác các đường băng đặc biệt này và yêu cầu phi công của mình cũng phải thuần thục trong việc sử dụng đường nhựa để cất – hạ cánh đề phòng một cuộc chiến tranh với Liên Xô nổ ra.

Ngay cả khi chiến tranh Lạnh đã lùi xa, bài tập sử dụng đường nhựa vẫn là bài bắt buộc nhưng chỉ giới hạn đối với một số loại máy bay như tiêm kích F/A -18 Hornet (Ong bắp cày) – loại tiêm kích chuyên dùng trên tàu sân bay của Không quân Hải quân Mỹ hoặc máy bay vận tải hạng nặng C-160.

Mời bạn xem video một chiếc tiêm kích F-18 Hornet của Không quân Phần Lan đang luyện tập cất cánh từ đường cao tốc.

Video một chiếc tiêm kích Northrop NF-5 hạ cánh

Thậm chí là máy bay vận tải hạng nặng C-130 và C-160 cũng phải tập luyện bài cất cánh - hạ cánh này

Lương Minh

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !