Xuân Bắc "Vai Nam Tào của tôi ngày càng vô duyên"

Xuân Bắc bất ngờ thổ lộ, đang xin được đóng Táo Quân thay Nam Tào trong chương trình được mong đợi đêm 30 Tết này.

- Anh đảm đương nhiều vị trí, nhiều vai trò từ MC, diễn viên, đại sứ thiện chí. Anh có thấy mình ôm đồm quá không?

- Thực ra, mỗi công việc phải có thời gian đầu tư mới có hiệu quả nhất định. Các cụ có câu "một nghề cho chín còn hơn 9 nghề" và tôi hiện tại đang rơi vào tình trạng 9 nghề. Rất may, 9 nghề ấy liên quan đến nhau, bổ trợ nhau cho sự phát triển chung chứ không phải là có sự xa cách. Tất cả đều liên quan đến nghề diễn và sân khấu, bao hàm nhiều lĩnh vực. Tựu chung lại, tôi vẫn đóng vai trò là diễn viên.

Về công việc của một đại sứ thiện chí, để có một Xuân Bắc như ngày hôm nay, không chỉ do mình tôi mà còn có sự giúp đỡ của bạn bè, sự yêu thương của khán giả. Vì vậy, tôi muốn góp sức mình, sự ảnh hưởng nho nhỏ của tôi trong các chương trình, dự án phát triển cộng đồng quan trọng như chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và môi trường nông thôn, đại sứ về phát triển trẻ em của Unicef, đại sứ chương trình nhảy múa vì cuộc sống (dance for life) chống kỳ thị người nhiễm HIV… Tất cả những việc ấy, tôi làm bằng sự hào hứng, máu lửa và nhiệt huyết, trách nhiệm với cộng đồng.

Xuân Bắc

- Với vai trò đại sứ thiện chí, anh đi nhiều, biết nhiều, chắc anh nhìn cuộc sống cởi mở và độ lượng hơn?

- Tự thân tôi cũng thấy cuộc sống đáng yêu và cần có sự chia sẻ. Nhưng đúng như bạn nói, cũng có những yếu tố bên ngoài tác động khiến chúng ta thay đổi. May là tôi có cả hai yếu tố này.

Làm nghề gần 20 năm, tôi nhận ra, nếu nghệ sỹ không biết rung động, yêu thương sẽ không sáng tạo được. Ai bảo diễn hài là không chia sẻ, không rung động.

Trong các chương trình, tôi cũng đều mang tiếng cười đến mọi người. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng nhơn nhơn cười đùa, có những lúc cũng phải lắng lại. Bản thân sự lắng ấy để đưa ra những quyết định gắp bó và chia sẻ với những công việc ý nghĩa này.

Có nhiều người cứ hỏi tại sao tôi đi xây nhà tình nghĩa, phát quà, phát sữa cho trẻ em. Nhưng không có cái nọ thì sẽ không có cái kia, cứ nhăm nhăm vào làm chuyên môn, kiếm tiền cuộc sống sẽ mất bớt đi ý nghĩa. Ở đây, ý nghĩa chính là sự chia sẻ.

- Anh có gặp nhân vật nào đó khiến anh phải trăn trở và suy nghĩ mãi?

- Nhiều chứ. Trong những chuyến đi của mình, tôi gặp nhiều số phận và để lại những dấu ấn tốt đẹp. Tôi ghét nói về kỷ niệm nhưng tôi nghiệm ra rằng, với những người gặp hoàn cảnh khó khăn, chúng ta làm bao nhiêu cũng không đủ. Nhưng không phải vì thế mà không làm. Hãy làm, không cung cấp đủ về vật chất cũng cho họ thấy vẫn còn những người đồng hành với mình. Đó mới là điều quan trọng.

- Những điều anh làm có tác động lên các con mình?

- Gia đình thì tôi ít chia sẻ nhưng tôi nghĩ, môi trường gia đình có ảnh hưởng gần như quyết định đến việc hình thành nên nhân cách của trẻ em. Với tư cách là người cha, tôi tự hào và tự cho rằng mình đang có cách giáo dục trẻ em đúng đắn về cuộc sống. Con tôi còn bé, chưa thể kiểm định hết nhưng ít ra, tôi thấy ở chúng có sự chia sẻ cuộc sống với những người khó khăn, biết mang đi cho những người khác những món quà mà không cần tôi phải nói điều gì. Hiện, tôi cũng chỉ cần có như vậy.

- Nhắc tới Tự Long, anh với anh ấy là một cặp bài trùng cả sân khấu hài trên truyền hình lẫn ở sân khấu. Có lúc nào anh nghĩ, sẽ kiếm tìm thêm một nhân vật như thế?

- Điều này vừa khó và vừa dễ lý giải. Giống như trong một đội bóng, huấn luyện viên phải xếp hai tiền đạo đá với nhau. Cặp bài trùng sẽ tạo nên sức mạnh. Tôi và Tự Long có chung lối tư duy, kinh nghiệm xử lý tình huống khi diễn. Bản thân Tự Long là người diễn rất hay. Điều này không thể phủ nhận. Khi gắn kết với cậu ấy, tôi thấy tự tin hơn, phát triển tốt hơn, hiệu quả hơn. Tôi tin Tự Long cũng cảm nhận được điều gì đó tương tự từ tôi nên quyết định gắn kết.

Diễn cùng nhiều người nhưng với Tự Long, tôi có niềm tin, sự tin tưởng trong nhiều vấn đề. Chúng tôi có một tình bạn đủ lớn, thậm chí chúng tôi chỉ cần nói nửa ý là đã hiểu ý nhau. Điều này không phải dễ kiếm nên phải giữ nó, phải trân trọng. 

Xuân Bắc

- "Hai phía chân trời" đánh dấu sự trở lại của anh sau  hơn 10 năm không làm phim, anh chờ đợi gì ở bộ phim này?

- Đó là sự bình thường. Nếu như không biết đặt quá khứ vào đúng vị trí với đúng giá trị của nó thì hiện tại và tương lai chúng ta sẽ chẳng có gì. Trước đây, tôi đã làm khá nhiều phim, trong đó có Sóng ở đáy sông, bây giờ tôi bắt đầu lại với Hai phía chân trời – bộ phim được đầu tư khá kỹ càng của truyền hình Việt Nam.

Đây là bộ phim đầu tiên của truyền hình nước ta làm ở nước ngoài, chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ và chưa được nhưng cũng phải khẳng định bộ phim đã được làm rất cẩn thận. Khi làm xong, bản thân những người làm ra phim khó tính như chúng tôi cũng thực sự vui với những gì mình làm được. Nhưng chúng tôi không làm phim cho mình mà cho khán giả nên tôi nghĩ vẫn nên chờ đợi những phản hồi tốt đẹp từ họ.

- Làm việc với ê kíp quen thuộc, có khi nào anh nhận lời vì nể mặt?

- Đúng là làm phim này, ê kíp đều là những người thân thuộc. Từ đạo diễn, người làm hóa trang, phục trang, quay phim đều đã gắn bó với nhau hơn chục năm nay. Chúng tôi như bộ lego rời, mỗi khi cần lắp ghép sẽ lắp ghép hoàn chỉnh. Còn bình thường, những bộ phận tách rời vẫn làm việc tốt. Đi nhiều, tôi thấy không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, người nước nào cũng cần mối quan hệ nhất định.

Khi nhận lời vào một vai diễn, tôi có rất nhiều nguyên tắc. Tuy nhiên, nếu định làm công việc nào mà có người kiểm chứng và đảm bảo đem đến cho mình sự tin tưởng rằng nó sẽ tốt, sẽ hay thì việc nhận lời cũng dễ dàng hơn. Tất nhiên, đó chỉ mới là mang tính tham khảo, việc quyết định sẽ dựa vào những phân tính, kinh nghiệm của mình.

- Có phải vì sự tin tưởng ấy mà mấy năm nay, với hài tết, anh chỉ làm việc với đạo diễn Phạm Đông Hồng?

- Đó cũng là thứ thuộc về ê kíp. Tôi sẽ làm việc với đạo diễn luôn có tư tưởng cầu tiến, không bảo thủ, tôn trọng ý kiến của diễn viên và có tầm nhìn tốt, làm việc kỹ càng. Và tôi cũng sẽ làm việc với đối tác nào trả tôi nhiều tiền. Tất nhiên, phải là sự hội tụ của những yếu tố khác nhau. Tiền không có ý nghĩa quyết định với công việc  của tôi.

- Năm nay, anh vẫn tiếp tục làm hài Tết chứ?

- Chưa họp báo nên tôi không thể tiết lộ nhiều. Nhưng năm nay, tôi vẫn kết hợp với anh Phạm Đông Hồng làm hài tết phục vụ bà con mang tên Không hề biết giận, theo đề tài dân gian. Trong bộ phim này, tôi và Tự Long là hai nhân vật chính. Nhưng Tự Long thì sẽ tỏa sáng với vai diễn của mình, còn tôi chỉ là nhân vật tép riu. Tôi tin, khán giả sẽ hài lòng, vui vẻ với sản phẩm này.

- Mỗi năm ra rất nhiều hài tết nhưng chất lượng thì thực sự đáng để suy nghĩ. Hài Tết mấy năm gần đây hời hợt và kém duyên. Anh có thấy vậy không?

- Hài Tết cũng giống như một cái chợ. Bạn hợp khẩu vị nào thì sẽ mua món đó để ăn. Đừng bao giờ nói rằng thịt nạc thăn của tôi sẽ ngon hơn thịt ba chỉ của bạn. Với những sản phẩm được đánh giá cao nói chung, đó là đánh giá trên mặt bằng của những người làm chuyên môn. Thực tế, nhiều sản phẩm bị chê là không tốt vẫn có chỗ đứng của nó, tức là vẫn có những người chấp nhận nó. Tức là nó phù hợp với quy luật tự nhiên.

- Vậy, anh có xem những sản phẩm không được đánh giá cao đó?

- Có chứ, một vài sản phẩm. Tôi có những nhận xét và rút ra bài học cho mình, sẽ không làm những sản phẩm như vậy. Còn nếu xem một sản phẩm tốt hơn, tôi sẽ học hỏi được nhiều điều.

- So với hài Tết thì "Gặp nhau cuối năm", cái nào quan trọng hơn với anh?

- Cái nào cũng quan trọng vì nó phục vụ khán giả và khán giả mang đến sự quyết định sống còn của tác phẩm. Chương trình của tôi, làm xong không phải cất trong kho.

- Năm nay, các anh đã chuẩn bị cho "Gặp nhau cuối năm chưa"? Anh có bao giờ muốn dừng lại, không làm chương trình này nữa?

- Thực ra, bây giờ, chúng tôi đang lo lắng cho nó đây. Nói mọi người có thể không tin nhưng vừa ghi hình xong năm nay là chúng tôi đã lo cho năm sau rồi. Khi làm việc này, tất cả mọi người đều gắn bó khăng khít. Mọi người đều lo lắng có đủ sức khỏe để làm hay không. Tuy vất vả nhưng vẫn đem lại cho chúng tôi sự hào hứng, thích thú.

Có khi làm xong chương trình, chúng tôi ôm nhau khóc, khóc đúng nghĩa. Chúng tôi làm hết mình bởi chương trình đúng nghĩa là một món quà dành cho khán giả, những người thân yêu của mình, cảm giác thật thiêng liêng. Đây cũng là cách chúng tôi bày tỏ quan điểm của mình về cuộc sống. 

Xuân Bắc

- Vậy với quan điểm của mình, anh sẽ đưa ra những gì trong "Gặp nhau cuối năm Tết" này?

- Đây là kịch bản của cả tập thể, không một ai có quyền quyết định. Nếu một ai tự đứng ra quyết định kịch bản, chắc chắn sẽ làm chương trình đi xuống. Chúng tôi cùng nhau đưa ra ý tưởng nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn là đạo diễn. Tôi đang có nhiều bức xúc, băn khoăn với đời sống, xã hội. Nhưng những vấn đề ấy suy nghĩ vậy thôi chứ còn phải bàn sẽ tiếp cận đến đâu, tiếp cận thế nào. Thậm chí đến khi quay còn thay đổi kịch bản.

- Có khi nào anh muốn đổi vai Nam Tào thành Táo Quân?

- Tôi vẫn đang đề nghị đấy. Tôi nói với đạo diễn: “Vai Nam Tào của tôi càng ngày càng vô duyên. Vài năm trước, khán giả còn bảo vai diễn của Xuân Bắc là vai diễn nhạt nhất trong các vai diễn. Năm nay đề nghị đổi cho Xuân Bắc vai mặn mặn hơn một tí, hoặc là cho tôi mang theo một túi muối, chỗ nào nhạt thì rắc”. Cuối cùng thì tôi vẫn phải làm Nam Tào. Bây giờ vẫn chưa có quyết định, nhưng cứ nằm trong ê kíp của Táo Quân đã là vui rồi.
Theo VTC

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !