Về nơi ra đời bài hát "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa"

Bài ca ấy bắt nguồn từ câu chuyện ở làng quê Đa Mai tình nghĩa (nay là phường Đa Mai, TP Bắc Giang) những năm đánh Mỹ.

Chiều loang nắng, tôi ngồi bên bến sông Thương lộng gió nghe Đài Tiếng nói Việt Nam phát lại bài hát “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý do NSND Quý Dương thể hiện thấy sao da diết. Bài hát đã sống cùng năm tháng, khắc họa hình ảnh người mẹ vá áo thật bình dị mà cao đẹp. Bài ca ấy bắt nguồn từ câu chuyện ở làng quê Đa Mai tình nghĩa (nay là phường Đa Mai, TP Bắc Giang) những năm đánh Mỹ.

nơi ra đời bài hát, 'Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa', nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, phường Đa Mai, TP Bắc Giang

Đường Bảo Ngọc, phường Đa Mai hôm nay.

Vọng khúc ca xưa

Những năm chiến tranh ác liệt, giặc Mỹ leo thang dùng không quân đánh phá miền Bắc. Bắc Giang (khi đó là Hà Bắc) trở thành chiến lũy thép của thủ đô Hà Nội. Thị xã Bắc Giang là địa bàn hoạt động của Trung đoàn Pháo phòng không 216, chiến đấu dũng cảm với máy bay địch để bảo vệ cầu sông Thương, đường sắt, quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn. Các chiến sĩ “như những thiên thần không hề biết sợ chết. Đánh xong mỗi trận, mặt ai cũng đen sạm, quần áo tả tơi vì những hố bom” (theo hồi ký của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý). Xã Đa Mai là nơi các chiến sĩ đóng quân. Cảm phục trước tinh thần quả cảm của bộ đội, nhân dân đã trở thành hậu phương vững chắc. 

“Hội Mẹ chiến sĩ” được thành lập bao gồm các mẹ làm nhiều việc cho bộ đội, trong đó có việc vá áo cho chiến sĩ. Cụ Nguyễn Thị Dy, 88 tuổi, kể lại, ngày đó, cụ làm công tác phụ nữ xã, nghe theo chỉ thị của cấp trên thành lập “Hội Mẹ chiến sĩ”. Tổ vá áo gồm 15 người, chia nhau ra làm nhiều việc. Có mẹ làm bún, ra đồng bắt cua về làm món bún cua rồi gánh ra tận trận địa phục vụ bộ đội. Có mẹ ra tận ụ pháo mang quần áo của các anh về vá. Mẹ Giáp Thị Khôi (đã mất) có tiếng khéo tay, nhận quần áo về vá suốt ngày đêm. Các mẹ ngồi bên ngọn đèn dầu khâu từng đường chỉ để bộ đội có áo lành mặc chiến đấu kẻ thù. 

nơi ra đời bài hát, 'Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa', nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, phường Đa Mai, TP Bắc Giang

Các mẹ, các chị thăm trận địa cao xạ đang bảo vệ thị xã Bắc Giang trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ và vá áo cho chiến sĩ.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý trong lần về Hà Bắc sáng tác đã chứng kiến những bà mẹ Đa Mai ngồi khâu hàng ngàn chiếc áo cho chiến sĩ. Ông xúc động không nói thành lời, và bài hát “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa” ra đời. Nhạc sĩ sáng tác dựa trên chất liệu dân ca tạo nên giai điệu đằm thắm, làm xốn xang triệu triệu trái tim. Những ca từ “Tấm áo ấy bấy lâu nay con quý hơn cơm gạo/ Đời mẹ nghèo trông áo rách, áo rách nên thương/ Các con ra đi đã mấy chiến trường/ Mang theo cả tình thương của mẹ… khiến người nghe nghẹn ngào, xúc động. Hình ảnh bà mẹ trong bài hát vừa có hình ảnh người mẹ thân yêu đã sinh ra ông, vừa là những bà mẹ Hà Bắc (cụ thể là Đa Mai) kết tinh thành bà mẹ Việt Nam nhân hậu, giàu tình thương con và hy sinh cho cách mạng. 

Cuộc sống mới hôm nay

Bây giờ, mỗi sớm mai, bài hát vẫn vang lên trên vùng quê Đa Mai đã nhiều đổi khác. Xã đã thành phường, làng xưa thành phố, cửa nhà san sát cùng hệ thống giao thông thuận tiện, cơ sở vật chất hiện đại. Đời sống nhân dân ngày càng no ấm. Các mẹ trong tổ vá áo năm xưa hầu hết đã khuất. Nhưng truyền thống về tình quân dân thắm thiết thì mãi còn, các đơn vị bộ đội đã nhiều lần trở lại địa phương, cùng nhân dân ôn lại bao kỷ niệm và tạo mối thâm tình dài lâu. 

Đa Mai hôm nay, kinh tế nông nghiệp được đầu tư phát triển cùng với dịch vụ kinh doanh. Toàn phường có gần 350 hộ kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, doanh thu ước đạt 72 tỷ đồng (theo số liệu năm 2014). Hợp tác xã sản xuất bún, bánh mỗi ngày đưa ra thị trường 10 tấn sản phẩm. Bún Đa Mai đang từng bước xây dựng thương hiệu bền vững. Con em nơi đây đi làm ăn xa mang theo nghề truyền thống đến những vùng đất mới. Nơi đây còn phát triển vùng sản xuất rau an toàn, hiện đã hình thành bốn điểm bán rau an toàn trên địa bàn thành phố và cung cấp cho siêu thị Big C Bắc Giang. 

Nhiều mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi lợn, cá; trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập cao. Một số hộ có nghề chế biến gỗ, xây dựng tạo việc làm cho lao động và có thu nhập ổn định. Người Đa Mai mến khách, cảnh Đa Mai thanh bình, tươi đẹp, được công nhận là phường phù hợp với trẻ em. Với tỷ lệ 1,4% hộ nghèo như hiện nay, cái đích giàu có, văn minh ở Đa Mai đang đến gần. 

Xưa Đa Mai anh hùng, tình nghĩa trong kháng chiến, nay Đa Mai giàu tính cộng đồng đang vươn lên mạnh mẽ. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Nguyễn Mạnh Thái chia sẻ: “Đa Mai sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp lại khu kinh doanh tại chợ Đa Mai, nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa… Đảng bộ và nhân dân toàn phường nỗ lực hết mình để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KT-XH năm 2015, gắn với các chương trình trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp…”.

Chúng ta tin vào điều đó bởi vùng đất này đã có bề dày văn hóa, có truyền thống nhân văn. Những bà mẹ vá áo năm xưa đã để lại cho con cháu một tài sản vô giá, đó là sự hy sinh cho đất nước. Tình mẹ trong bài ca “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa” được hát mỗi ngày là lời nhắc nhở, mỗi người dân Đa Mai hãy cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương.

Mai Phương/Báo Bắc Giang

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !