Phi Nhung: 'Tôi chưa đủ nợ để lấy chồng'

"Tôi thấy mình có duyên với đàn ông nhưng chưa có đủ nợ để có thể ăn đời ở kiếp với ai cả. Hơn nữa, tôi thấy mình còn nợ gia đình, nợ sự nghiệp nhiều hơn', nữ ca sĩ hải ngoại chia sẻ.

Phi Nhung: 'Tôi chưa đủ nợ để lấy chồng'

Phi Nhung: 'Tôi chưa đủ nợ để lấy chồng'

Phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi

- Trào lưu nghệ sĩ hải ngoại về nước để tham gia vào các hoạt động nghệ thuật - giải trí với tần suất ngày càng dày, thậm chí, có người còn quyết định sinh sống luôn tại quê nhà để thuận tiện cho việc biểu diễn. Chị nghĩ sao nếu khán giả trong nước nhận xét là thị trường hải ngoại bây giờ đã bão hòa, các nghệ sĩ ế show nên hay trở về?

- Tôi không dám đưa ra nhận xét gì về ai. Vì bây giờ có nhiều khía cạnh để nói lắm. Bây giờ khi mọi thứ đã dễ dàng hơn, thuận tiện hơn thì nghệ sĩ hải ngoại có nhiều cơ hội trở về quê hương biểu diễn phục vụ khán giả trong nước là chuyện bình thường thôi.

Thị trường ca nhạc ở hải ngoại trước đây như thế nào thì bây giờ vẫn vậy, không có gì thay đổi cả. Cái thay đổi lớn nhất là tinh thần hướng về quê hương nguồn cội của các nghệ sĩ. Đối với họ cái gì thuộc "con Rồng cháu Tiên" thì mãi mãi ở trong tim và không bao giờ quên hết.

- Chuyện các ca sĩ hải ngoại về nước đi hát không còn là chuyện lạ, giờ đây, họ còn tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như MC, đóng phim, khách mời event... Là một người trong số này, chị đánh giá thế nào về sự lấn sân đa năng của các nghệ sĩ hải ngoại?

- Ở vị trí một người ca sĩ như tôi, hầu hết những vai trò khác mà tôi tham gia một phần vì muốn làm mới mình trong mắt khán giả, một phần vì mình đam mê nghệ thuật nên cũng có chút "tham", cái gì cũng muốn thử sức. Nói thì nói vậy, mỗi khi tôi muốn tham gia thêm một lĩnh vực nào khác, tôi cũng đắn đo và cân nhắc lắm. Bởi vì điều này có khi cũng là con dao hai lưỡi, có thể khiến mình đứt tay bất cứ lúc nào sơ ý.

- Trở về quê nhà khá lâu rồi, chị nhận xét gì về thị trường âm nhạc Việt hiện tại, nhất là đối với dòng nhạc trữ tình mà chị đang theo đuổi?

- Nếu để tôi nhận xét về thị trường âm nhạc thì có nhiều thứ phải nói. Có lẽ tôi đi xa lâu quá, cũng không theo kịp giới trẻ Việt bây giờ nên có nhiều ca khúc tôi nghe mà không hiểu gì. Còn riêng về dòng nhạc trữ tình, khi đi biểu diễn khắp nước, tôi nhận thấy những người yêu nhạc của tôi vẫn còn giữ nguyên tình cảm như những ngày đầu tôi mới về.

- Chị đánh giá thế nào về hiện tượng, nhiều ca sĩ chọn hát nhạc trữ tình không phải vì mặn mà với thể loại nhạc quê hương mà chỉ để chiều lòng khán giả?

- Tôi nghĩ, một khi bạn hát nhạc quê hương thì nhất định trong lòng bạn phải thực sự có quê hương. Bởi vì khi đó bạn mới truyền tải được cảm xúc ấy cho người nghe và họ sẽ ủng hộ bạn.

Còn chuyện một ai đó chạy theo xu hướng hay chạy theo nhu cầu gì đó thì tôi không bình luận nhiều. Kết quả của họ sẽ được minh chứng qua sợi dây vô hình là tình cảm của khán giả, bởi nếu họ làm tốt, họ sẽ "buộc chặt" được khán giả.

- Vậy chị nghĩ gì về nhận xét nhạc trữ tình đang chết dần, chết mòn trong thời kỳ mà dòng nhạc trẻ, nhạc Hàn Quốc chiếm thế thượng phong trên mọi bảng xếp hạng, các phương tiện truyền thông...?

- Tôi chưa bao giờ nghĩ dòng nhạc nào sẽ là thế mạnh của thời kỳ nào. Tôi nhớ không lầm thì có thời kỳ hip hop có mặt ở khắp mọi nơi, đâu đâu cũng hip hop. Nhưng rồi mọi thứ cũng qua, mọi người lại trở về với những giai điệu gần gũi hơn, trữ tình hơn. Tôi nghĩ câu nói "Phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi" vẫn luôn luôn đúng (cười).

- Là một người rất yêu mến dòng nhạc trữ tình và có hơn 15 năm trong nghề. Vậy theo chị mình cần phải làm gì để vực dậy một dòng nhạc được xem là đỉnh của thập niên 80?

- Để vực dậy một dòng nhạc được xem là đỉnh của những thập niên thì chắc khó lắm. Nhưng khó không có nghĩa là không làm được. Âm nhạc cũng giống như thời trang vậy. Nếu mọi người đều quay lại những "gout" thời trang của năm trước để mặc thì tôi cũng hy vọng âm nhạc cũng vậy. Vì âm nhạc luôn gắn liền với đời sống, tâm tư tình cảm mỗi người. Để dòng nhạc quê hương có thể phát triển hơn chỉ còn mong chờ ở các bạn trẻ.

Phi Nhung: 'Tôi chưa đủ nợ để lấy chồng'
Phi Nhung: 'Tôi chưa đủ nợ để lấy chồng'
Phi Nhung: 'Tôi chưa đủ nợ để lấy chồng'

Có duyên với đàn ông nhưng chưa có nợ với họ

- Chị đã tuyên bố chấp nhận hy sinh chuyện tình cảm riêng tư để được sống trọn với nghề. Chị cũng từng chia sẻ một trong những lý do khiến chị sợ nhất ở đàn ông là thói trăng hoa. Đến thời điểm này, quan điểm của chị có gì thay đổi?

- Tôi từng chia sẻ, tôi vẫn rất tôn trọng đàn ông, nhất là những người xung quanh mình. Chỉ có điều, tôi thấy mình có duyên với họ nhưng chưa có đủ nợ để có thể "ăn đời ở kiếp" với nhau. Hơn nữa, tôi thấy mình còn nợ gia đình, nợ sự nghiệp nhiều hơn (cười).

- Những người phụ nữ có tham vọng cao trong nghề nghiệp thường "ngán" lấy chồng vì sợ không làm tròn bổn phận làm một người vợ, người mẹ. Điều này có ứng với chị khi cũng trải qua hai mối tình không thành?

- Những mối tình không thành hoàn toàn là do lỗi từ đôi bên, không phải do riêng ai cũng như chắc không hẳn vì tôi quá tham vọng với nghề nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng có phần nào liên quan chăng, khi tôi sống tự lập từ bé, không chịu nổi cảnh suốt ngày ở nhà chỉ làm trách nhiệm người vợ.

Tôi biết, đàn ông khi yêu và quyết định đi đến hôn nhân, họ thường không muốn cho vợ mình phải cực. Hoàn cảnh của tôi cũng không ngoại lệ khi anh ấy cứ muốn tôi ở nhà, không cần làm gì cả. Yêu nhau nhiều, quan điểm khác nhau cũng nhiều. Khi tôi xác định cuộc tình mình sẽ không đi đến đâu thì đã quyết định trả tự do cho nhau. Để mỗi người tự tìm cho mình một cuộc sống mới.

- Nhiều đồng nghiệp nhận xét chị là người rất khó tính trong quá trình làm việc. Vậy ở cuộc sống đời thường chị có giữ thái độ như khi làm nghệ thuật?

- Vì tôi rất trân trọng khán giả, nên đi đến bất cứ nơi đâu diễn tôi cũng yêu cầu sự hoàn hảo nhất. Tôi không biết là so với nhiều nghệ sĩ khác mình có quá khó tính hay không, nhưng phải như vậy thì khi ở trên sân khấu tôi mới làm hài lòng khán giả được. Còn ngoài đời thì nói thật, tôi quê mùa cả tới cái ăn. Nhiều khi tôi đi hát về mệt chỉ cần cho tôi ăn cơm trắng với nước mắm cũng đủ.

- Phụ nữ thường mong muốn có một mái ấm gia đình để tránh cảm giác phải thui thủi cô đơn khi đi làm về khuya sớm. Chị nghĩ gì nếu như rơi vào trạng thái cô quạnh ấy?

- Tôi có nhiều thứ phải lo lắm, phần lớn thời gian của tôi dành ca hát, còn những ngày rảnh thì tôi lo cho các con. Cứ thử nghĩ, tôi có một “đàn con” như vậy thì còn thời gian đâu mà nghĩ chuyện riêng cá nhân chứ.

- Có bao giờ chị cảm thấy tiếc vì nghề hát và sự đam mê ánh đèn sân khấu đã lấy đi của chị quá nhiều thứ?

- Đúng, nghề hát để lấy đi của tôi rất nhiều thứ, tuổi trẻ, mái ấm gia đình, cuộc sống riêng tư... nhưng ngược lại, cũng đã cho tôi cũng rất nhiều. Nếu không có nghề hát, chắc giờ này mấy chị em tôi mỗi đứa vẫn lưu lạc một nơi rồi.

Tôi nhận được 13 đứa con về làm niềm vui sống cho mình, rồi nhiều khán giả vẫn âm thầm ủng hộ tôi, cho dù tôi có thế nào... Cuộc sống như vậy đối với tôi là quá đủ, và tôi cảm thấy hài lòng với cuộc sống này.

Tôi yêu nghề hát lắm, chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ dừng lại vì bất cứ lý do gì. Có lẽ, nếu phải chết, tôi sẽ chết trên sân khấu.

- Làm từ thiện bằng tiền bạc và tâm sức của mình, có bao giờ chị nghĩ mình sẽ bị lợi dụng lòng tốt không?

- Bị lợi dụng à? Nhiều lắm rồi! Có nhiều người mình vừa giúp xong họ quay qua hãm hại chỉ vì đồng tiền. Nhiều lúc suy sụp tinh thần kinh khủng, tôi tự trách mình vì sao lòng tin cứ vương vãi khắp nơi. Sau mỗi lần như vậy, tôi lại tin sẽ có người trả lại cho mình không cách này thì cách khác, không cái này thì cái khác. Nhờ vậy, ông trời cho khán giả yêu tôi tới ngày hôm nay.

- Chị đi hát, bán đĩa, kêu gọi sự đóng góp của bạn bè và người thân lo cho những đứa con, chị có cảm thấy mình “mắc nợ” một điều gì đó không?

- Tôi nhận nuôi những đứa trẻ mồ côi và làm từ thiện hoàn toàn vì một người, đó là mẹ của tôi. Mẹ đã chăm sóc chị em tôi đến những giây phút cuối cùng của đời bà, cuộc sống của bà là cuộc sống của chị em tôi. Tôi muốn tự nhắc mình nơi nào mình đã đến và nơi nào mình sẽ về.

Còn việc tôi đi hát, bán đĩa, tự thân lo cho những đứa con luôn được khán giả ủng hộ, tôi nghĩ mình may mắn, không phải mắc nợ. Mỗi lần về gặp bọn trẻ, chúng chạy ùa vào lòng tôi, ôm chặt lấy tôi và gọi "mẹ của mình về rồi", những lúc như thế tự nhiên tôi thấy cuộc đời còn nhiều điều ý nghĩa lắm. Tuy đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu và có được đâu.

Phi Nhung: 'Tôi chưa đủ nợ để lấy chồng'
Phi Nhung: 'Tôi chưa đủ nợ để lấy chồng'
Phi Nhung: 'Tôi chưa đủ nợ để lấy chồng'
Phi Nhung: 'Tôi chưa đủ nợ để lấy chồng'

LÊ TUẤN – Lữ

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !