Nỗi khổ của Hoa hậu khi ở xứ người

Lịch trình dày đặc, thức ăn không hợp khẩu vị, chỗ ở không chu đáo... là một trong những khó khăn tiếp theo mà các nhan sắc Việt phải trải qua khi "mang chuông đi đánh xứ người" sau quá trình tập luyện vất vả tại quê nhà.

Nỗi khổ của Hoa hậu khi ở xứ người

Người đẹp Việt hành xác để thi Hoa hậu

Xây xẩm mặt mày vì lịch trình sinh hoạt

Sau quá trình "hành xác" để có một thân hình với các số đo chuẩn tại quê nhà, các người đẹp Việt bắt đầu quãng thời gian “mang chuông đi đánh xứ người”. Khán giả thấy được hình ảnh các thí sinh tham gia các hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí trong khuôn khổ các hoạt động của cuộc thi. Chính vì thế, nhiều người cho rằng các đại diện nhan sắc Việt rất sung sướng khi được đi thi Hoa hậu. Một bạn đọc comment rằng: “Được đi thi Hoa hậu sướng thiệt, suốt ngày chỉ thấy toàn ăn chơi”. Đây cũng là suy nghĩ của một bộ phận không ít người. Tuy nhiên, ít ai hiểu rằng đó là những hoạt động bắt buộc mà các thí sinh phải tham gia. Với nhiều thí sinh, lịch trình này đôi khi lại là một cực hình khiến họ ngán ngẫm.

Nỗi khổ của Hoa hậu khi ở xứ người

Lịch trình dày đặc với các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa tại nơi tổ chức cuộc thi cũng là một điều "ngán ngẩm" với các thí sinh, nhưng đó là những hoạt động bắt buộc nên thí sinh phải tham gia. Trong ảnh là hình ảnh Trúc Diễm trong một hoạt động bên lề tại Miss International 2011

Lịch trình của các cuộc thi sắc đẹp có uy tín mang tầm vóc quốc tế như Miss World, Miss Universe, Miss International… hiện nay thường diễn ra trong vòng 2 đến 3 tuần (trước đây, lịch trình của Miss World có khi kéo dài gần cả tháng). Trong suốt thời gian này, các thí sinh phải trải qua hàng loạt các hoạt động tham quan các danh lam thắng cảnh, các hoạt động từ thiện... Đây chính là khoảng thời gian thử thách sức bền của các thí sinh bởi ịch trình diễn ra dày đặc từ sáng đến tối, từ ngày đầu tiên cho đến ngày cuối cùng.

Để có được những dòng nhật ký hiếm hoi gửi về hằng ngày, Hoàng My đã phải cố gắng tranh thủ khoảng thời gian ít ỏi lúc ngồi trên xe buýt di chuyển, hay những lúc tập luyện với huấn luyện viên xong, thời gian ngồi chờ đến lượt thí sinh khác. Cô chia sẻ về những khoảng thời gian đó của mình: “Nếu tham gia các hoạt động hay tập luyện thì thôi, khi có thời gian thì My bắt tay chụp ảnh ghi lại những khoảnh khắc cho bản thân và gửi về nước, sau đó thì viết nhật ký…Tối về, mỗi người có 15 phút để lên internet, chỉ có 8 máy tính nên mọi người ai cũng xếp hàng đợi đến lượt mình. Các bạn thí sinh khác cứ nói sao lúc nào My cũng trong tình trạng bận rộn, lúc nào cũng có việc làm”. Khá mệt mỏi nhưng nghĩ đến khán giả quê nhà đang chờ đợi thông tin nên Hoàng My luôn cố gắng để không làm khán giả thất vọng.

Nỗi khổ của Hoa hậu khi ở xứ người

Với chiếc máy ảnh luôn túc trực trên người cùng chiếc điện thoại, Hoàng My tranh thủ ghi lại mọi khoảnh khắc và tận dụng những khoảng thời gian rảnh hiếm hoi viết nhật ký gửi về Việt Nam.

Ăn ở khổ như... thi người đẹp quốc tế

Lịch trình cuộc thi là một trong những áp lực đòi hỏi thí sinh phải đảm bảo thể lực để vượt qua. Tuy nhiên, điều kiện sinh hoạt và môi trường sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần thí sinh.

Đại diện Việt Nam, Trương Nam Thành tại cuộc thi Manhunt International với thành tích Á vương 3 vừa qua cũng từng gặp phải khó khăn khi những ngày đầu đặt chân lên xứ sở kim chi. Thời tiết lạnh, giao tiếp khó khăn vì người Hàn không giao tiếp giỏi bằng tiếng Anh. Đặc biệt hơn khi một số ngày Nam Thành phải trải nghiệm cuộc sống ở chùa, không quen thức ăn, lại không ăn cay được... nên việc ăn uống của anh lại trở nên khó khăn hơn. Tối đến, vì ở chùa không có internet nên Á vương Manhunt phải đi bộ gần 2km để tìm dịch vụ internet gửi hình ảnh và thông tin về nước. Đi một mình trong thời tiết lạnh buốt, Nam Thành tâm sự anh vừa nhớ nhà, vừa buồn nhưng “nghĩ đến những khán giả Việt Nam đang ủng hộ, dõi theo từng hoạt động của mình nên tôi phải cố gắng”.

Nỗi khổ của Hoa hậu khi ở xứ người

Những ngày trải nghiệm cuộc sống ở chùa tại cuộc thi Manhunt International 2011 sẽ là những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời của Trương Nam Thành

Để có được thành tích lọt vào Top 15 Miss International 2011 là cả một quá trình cố gắng và quyết tâm của Trúc Diễm. Mặc dù có kinh nghiệm chinh chiến tại đấu trường Hoa hậu Trái đất trước đó, kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống nhưng tại Miss International 2011 lần này cũng là cả một khó khăn mà Trúc Diễm phải vượt qua. Không hợp khẩu vị với thức ăn, rồi thức khuya dậy sớm cho kịp lịch trình... thế nhưng đại diện Việt Nam vẫn luôn giữ cho mình trang thái vui tươi và rạng rỡ nhất.

Nỗi khổ của Hoa hậu khi ở xứ người

Trúc Diễm luôn giữ được tinh thần thoải mái và vẻ rạng rỡ dù gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt

Một thí sinh nam khác xin giấu tên chia sẻ với phóng viên hình ảnh phòng ngủ của các thí sinh trong một cuộc thi mình tham gia. Trong một căn phòng nhỏ, 10 thí sinh cùng nhau "xếp lớp" nằm ngủ, hành lý được để ở một nơi xa cách đó hơn 1km. Trong suốt chặng đường nửa tháng dự thi, các thí sinh chỉ được ở một lần duy nhất ở resort có cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ tương đối tốt, còn những ngày còn lại, chỗ ngủ đa số là những khách sạn mini, nhà nghỉ bình dân. “Một hôm vô khách sạn mini, không có thang máy, trong khi mình là thí sinh Việt Nam xếp theo thứ tự abc, tôi phải ở tầng 5, hành lý gần cả trăm ký mà phải đi bộ lên đến tầng 5. Đến tới phòng chỉ muốn nằm ngủ một giấc cho đã đời, chẳng muốn làm gì nữa”.

Nỗi khổ của Hoa hậu khi ở xứ người

Bất đồng ngôn ngữ, thức ăn không hợp khẩu vị....đặc biệt là một số cuộc thi các thí sinh không được chăm sóc chu đáo là những khó khăn mà các thí sinh gặp phải.

Đi thi Hoa hậu có sung sướng?

Khi được hỏi câu hỏi này, Á hậu Hoàng My vui vẻ trả lời: “Mọi người nghĩ vậy cũng có phần đúng chứ (cười). Cái sướng của người đi thi nhan sắc là sự vinh dự và tự hào. Được lựa chọn trong số 80 triệu người, được đào tạo, chuẩn bị kỹ càng đại diện một quốc gia đi thi đấu 'vì màu cờ sắc áo' là niềm sung sướng và vinh hạnh với My. Nhưng bù lại, thí sinh phải hi sinh rất nhiều thứ. Bỏ thời gian, công sức, tạm gác lại việc riêng cá nhân, gia đình để tập trung toàn bộ ý chí và sức lực cho cuộc thi”.

Nỗi khổ của Hoa hậu khi ở xứ người

Thúy Vy đã phải tạm xin trường nghỉ phép và gác lại một số việc cá nhân để đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Thế giới 2011

Chúng tôi tới gặp cựu người mẫu Thúy Hạnh, người từng là thí sinh cũng là giám khảo tại cuộc thi Hoa hậu Trái đất, hiện là giám đốc chuyên môn công ty người mẫu Elite, đơn vị đề cử nhiều thí sinh tham dự các cuộc thi sắc đẹp quốc tế. Đã và đang đồng hành cùng nhiều thí sinh, nghe các thí sinh tâm sự nỗi vất vả của mình, Thúy Hạnh chia sẻ: “Các thí sinh tham dự các cuộc thi quốc tế rất cần sự ủng hộ của khán giả. Thí sinh đi tham dự các cuộc thi đều chỉ có một mình 'mang chuông đi đánh xứ người', tham gia các hoạt động rất mệt mỏi, vất vả và đặc biệt là nhớ nhà. Sự ủng hộ của khán giả là niềm động viên tinh thần cho họ, cố gắng hết sức vì màu cờ sắc áo".

Chúng tôi xin mượn lời tâm sự của một người đẹp trắng tay trở về từ một cuộc thi thay cho lời kết: "Thật sự, khi đi thi ai cũng mong mình có giải, cũng mong mang vinh quang về cho đất nước, thế nhưng để đoạt giải không phải chỉ có hình thể đẹp, gương mặt đẹp hay nổi bật là đủ, còn có sự may mắn và những yếu tố khác. Kết quả không làm tôi buồn bằng những bình luận chua chát của khán giả. Chúng tôi luôn cố gắng hết mình vì dải băng mang tên Việt Nam, chúng tôi không đáng phải nhận những lời chỉ trích đó".

THÀNH PHẠM

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !