Công Lý: 'Tôi không hề nói móc bé Quỳnh Anh'

"Trong tiểu phẩm, người ta nói chung, không nói riêng con nhà ai. Tại sao dư luận cứ phải lồng lộn lên làm gì?", diễn viên chương trình "Thư giãn cuối tuần" trên kênh VTV3 đang bị dư luận chỉ trích nhấn mạnh.

Công Lý: 'Tôi không hề nói móc bé Quỳnh Anh'

>> Luật sư: Gia đình Quỳnh Anh có thể khởi kiện

>> Hội bảo vệ quyền trẻ em: Khó khởi kiện vụ Quỳnh Anh!

>> Đưa mẹ con 'cô Ngọ' vào hài: Nhà đài đang 'trả đũa'?

>> Bị 'ném đá', Quỳnh Anh viết thư kêu cứu Đại biểu quốc hội?

Công Lý: 'Tôi không hề nói móc bé Quỳnh Anh'

- Anh có thể tiết lộ khoảng thời gian anh nhận kịch bản cho đến ngày khởi quay tiểu phẩm cô bé Quỳnh Sao thi hát của "Thư giãn cuối tuần" phát sóng ngày 25/02 là bao lâu?

- Thời gian là mới đây thôi, không xa quá. Khi quay, chúng tôi cũng không biết nó được phát sóng vào khoảng thời gian nào.

- Trước khi khởi quay, anh có biết gì về thông tin cô bé Quỳnh Anh 15 tuổi, hát được 6 thứ tiếng, nhưng vẫn bị loại khỏi cuộc thi "Vietnam’s Got Talent" hay không?

- Trước khi quay, tôi cũng có biết sơ về một hiện tượng như vậy nhưng tôi chưa trực tiếp xem cô bé Quỳnh Anh dự thi Vietnam’s Got Talent như thế nào. Khi sản xuất tiểu phẩm, đạo diễn có nói với chúng tôi, hiện nay đang có một hiện tượng như vậy, cần phản ánh. Chúng tôi làm tiểu phẩm này, không nhằm vào bất kể một cái gì cả, không chỉ trích cụ thể ai, hay chỉ trích một nhân vật nào hết. Đây là nói chung về một hiện tượng, một vấn đề cần phải phản ánh. Chúng tôi không chỉ trích cái gì cụ thể, hay chỉ trích một đối tượng nào. Hiện tượng cha mẹ hay ảo tưởng vào con cái là cần lên án, chỉ trích.

- Những ảo tưởng cụ thể anh muốn nói đến là gì?

- Một người bố, người mẹ thấy con mình có một biểu hiện gì, hoàn toàn khác những đứa trẻ bình thường thì đương nhiên là thích, nhìn yêu nữa. Thế nhưng, họphải định hướng cho nó như thế nào? Chẳng hạn, bé này hát tốt, có chất giọng, khi mình là người làm nghề mình biết được phải hướng cho con vào trường, gặp bác nọ, chú kia.. để bé được học những kiến thức cơ bản. Còn bố mẹ chỉ thấy con hát tốt ở nhà, ngoáy mông, nhún nhảy nhìn thì thích nhưng không động viên cháu phát huy những việc này. Cháu hát cho vui tôi không bàn luận, nhưng các bậc phụ huynh muốn con đi vào con đường chuyên nghiệp lại hoàn toàn khác.

- Khán giả xem xong tiểu phẩm 'Thư giãn cuối tuần" phát sóng ngày 25/2 nhận xét rằng: "Diễn viên Công Lý trong tiểu phẩm lần này vào vai hơi khô và có đoạn diễn tỏ ra lúng túng!". Vậy anh có thấy thoải mái khi nhận vai diễn này không?

- Thực ra, khi "format" Thư giãn cuối tuần ra đời, tôi là người đầu tiên được đạo diễn Đỗ Thanh Hải mời tham gia diễn xuất. Khi tôi chính thức nhận lời tham gia, anh nói với tôi rằng: "Ngoài việc tham gia diễn xuất, tôi còn phải giúp cậu ấy cả về mặt kịch bản và đạo diễn. Bởi tôi và Đỗ Thanh Hải học cùng với nhau trước đây. Tôi khẳng định, không dưới 4 – 5 lần từ chối kịch bản khi ra hiện trường quay tiểu phẩm. Tôi thẳng thắn trả lời khi xem xong kịch bản: "Cái này không làm được. Nghỉ!".

Trong khi cả đoàn quay gồm xe, máy móc, tôi vẫn kiên quyết: "Nghỉ! Tôi đã bảo không quay được là không quay được. Tôi không đóng được kịch bản này!". Danh chính ngôn thuận, Thư giãn cuối tuần do đạo diễn Bùi Thọ Thịnh chịu trách nhiệm. Thực tế, Bùi Thọ Thịnh cũng nhờ tôi rất nhiều về mặt kịch bản, mặc dù các tiểu phẩm được phát sóng trên truyền hình chỉ 15 phút, để quay được tiểu phẩm mất khoảng 30 phút là xong. Nhưng chúng tôi luôn mất khoảng 2 tiếng đồng hồ để bàn trước khi quay, vất vả nhất vẫn là khi bàn về lời thoại, thêm, bớt cái gì khiến chúng tôi rất mệt.

Cụ thể về tiểu phẩm phát sóng ngày 25/2 vừa qua, chương trình về cô bé Quỳnh Anh tôi không được xem, tôi không biết. Khi quay tiểu phẩm này, đạo diễn Bùi Thọ Thịnh nói với chúng tôi rằng: "Vừa qua có một hiện tượng như thế. Trong số này, mình làm về cái này". Tôi trả lời: "Tôi không cần biết sự việc thật nó là như thế nào, nhưng khi thực hiện tiểu phẩm này, cái mình cần nói là cái gì? Định hướng cho trẻ em như thế nào, đi đúng vào hướng đó".

Tôi không tỉ tê ai cả hay nói ai cả. Bé Quỳnh Anh cũng chỉ là một hiện tượng thôi. Xã hội còn nhiều những trường hợp tương tự như vậy, đâu phải chỉ có một mình Quỳnh Anh. Cái mình định hướng ở đây là các bậc làm cha, mẹ nhìn thấy khả năng của con sẽ rất vui nhưng quan trọng phải biết định hướng phát triển khả năng ấy cho con. Chúng tôi không hề móc máy người này, hay móc máy người kia.

Bé Quỳnh Anh chẳng có tội tình gì, kể cả mẹ của bé cũng vậy, chẳng qua họ ngộ nhận thôi. Chúng ta không nên móc máy những chuyện này, quan trọng nhất khi thấy con có giọng hát là hướng cho con vào các trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Nhạc viện Hà Nội… để học, đi đúng hướng. Cha mẹ không nên để con làm những thứ ba lăng nhăng, đi hát những bài của người lớn. Mục đích của chúng tôi làm là định hướng cho các bậc làm cha mẹ chứ không phải đi trêu ghẹo mấy ông bố, bà mẹ. Người ta là gì đâu mà phải đến mức độ như vậy.

- Trong khi dư luận đang hướng đến câu chuyện cô bé Quỳnh Anh 15 tuổi dự thi "Vietnam’s Got Talent" thì "Thư giãn cuối tuần" phát sóng ngày 25/2 lại xây dựng hình ảnh một cô bé Quỳnh Sao có hoàn cảnh na ná cô bé Quỳnh Anh. Dư luận cho rằng hành động này của nhà đài là nhạo báng bé Quỳnh Anh, gián tiếp làm tổn thương tinh thần bé bởi em chưa đến tuổi vị thành niên, cần được bảo vệ. Anh nghĩ sao về điều này?

- Về vấn đề này, đáng ra bạn phải phỏng vấn người chịu trách nhiệm sản xuất ra tiểu phẩm là đạo diễn Bùi Thọ Thịnh. Tôi có thể thay mặt đạo diễn nói rằng, mói thì hơi to tát nhưng ngoài việc làm nghề, tham gia vai diễn, tôi cũng phải chịu một phần trách nhiệm về chương trình. Tôi thấy hơi buồn cười, một chuyện rất vớ vẩn, ồn ào lại trở thành đao to, búa lớn. Chính chúng ta đang làm phức tạp hóa lên làm cho cháu bé nhận thấy báo chí, dư luận... đang chĩa mũi dùi vào mình. Tự dưng cháu bé bị sức ép về mặt tâm lý.

Chuyện chẳng có gì, bé biết hát, mẹ cho đi thi hát là đi, được hay không được gì từ cuộc thi nói chuyện sau. Nhưng ở trường, bé vẫn học tốt, là con ngoan, trò giỏi. Còn đi thi hát, bé không có gốc, mẹ cũng không thể bắt bé bỏ học đi hát được nên chẳng có gì để nói. Vậy sau cuộc thi, cháu vẫn trở lại trường đi học bình thường, vẫn đạt học sinh giỏi, chúng taì có gì để đao to, búa lớn, ẫm ĩ cả lên.

Trong tiểu phẩm, người ta nói chung, không nói riêng con nhà ai, tại sao dư luận cứ phải lồng lộn lên làm gì, như vậy là "ngộ".

Công Lý: 'Tôi không hề nói móc bé Quỳnh Anh'

- Hiện nay, bé Quỳnh Anh đã gửi thư "kêu cứu khẩn cấp" tới bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội về việc bị bôi nhọ hình ảnh. Nếu cơ quan chức năng vào cuộc, yêu cầu nhà đài phải xin lỗi gia đình bé Quỳnh Anh vì xây dựng tiểu phẩm hài làm nhục cháu. Theo anh, nhà đài có đáng bị lên án trong vụ việc này hay không?

- Tại sao phải xin lỗi, tôi có làm gì sai mà phải xin lỗi. Tôi là người trực tiếp tham gia tiểu phẩm và tôi thấy rằng chẳng có gì phải xin lỗi cả.

- Khi xây dựng nhân vật cho tiểu phẩm hài vừa rồi, đạo diễn không xây dựng một hình ảnh cô bé có hoàn cảnh khác hẳn bé Quỳnh Anh. Tại sao lại lấy nguyên cốt truyện của bé Quỳnh Anh để dư luận chỉ hướng đến một đối tượng?

- Tôi nhắc lại, tiểu phẩm không nhắc cụ thể về một cá nhân nào. Xã hội có hiện tượng như vậy, chúng tôi phản ánh. Nếu dư luận hay gia đình Quỳnh Anh bắt chúng tôi phải xin lỗi thì tự do ngôn luận ở đâu? Chúng tôi cũng làm báo (báo hình). Chúng tôi nói về một hiện tượng xã hội do nhìn thấy hoặc nghĩ ra thì sao? Tại sao phải xin lỗi?

- Vì tiểu phẩm làm tổn thương tinh thần của Quỳnh Anh?

- Tổn thương ở đây là do chính bố mẹ bé gây nên, không phải tôi, nhà đài hay ai khác. Những gì tiểu phẩm phản ánh là thực trạng chung của xã hội, khẳng định rằng: "Bà đừng nghĩ chỉ mỗi con bà mới như vậy. Rất nhiều những gia đình khác cũng có hiện tượng như vậy. Bà nghĩ bà hay sao? Bà đã đúng chưa? Nếu người ta không mở ra cuộc thi ấy, ai biết con bà là ai? Kể cả không có chương trình tìm kiếm tài năng thì chúng tôi vẫn làm một tiểu phẩm như vừa rồi".

Đứa trẻ con trong hoàn cảnh này là tự bố mẹ khiến và nặn bóp nó thành như thế, nó chẳng có tội gì. Chương trình của chúng tôi làm cho 80 triệu dân, không làm cho một vài người. Tôi chẳng tỉa tót hay nói riêng ai. Chúng tôi đang nói về tư duy của những người làm bố mẹ, dạy dỗ con ra làm sao, định hướng cho con như thế nào? Chúng tôi không tát nước theo mưa! Chúng tôi làm những cái lớn hơn.

- Việc đài quốc gia xây dựng tiểu phẩm để nhắc nhở các ông bố, bà mẹ phải biết định hướng phát triển cho con cái là cần thiết. Nhưng phát vào đúng thời điểm bé Quỳnh Anh đang bị dư luận lên án, chỉ trích, theo anh có nên hay không?

- Tôi không phải là người của Đài truyền hình, tôi chỉ là cộng tác viên. Nhưng tôi vẫn thấy có những cái tế nhị, nhạy cảm. Việc xây dựng tiểu phẩm phát vào thời điểm vừa rồi là "cực chẳng đã". Bọn tôi đang gồng mình lên để làm chương trình này vì sắp bị thủng sóng, chẳng may tiểu phẩm về bé Quỳnh Sao bị vào thời điểm đó, không phải người ta cố tình làm việc này.

Công Lý: 'Tôi không hề nói móc bé Quỳnh Anh'
Công Lý và Tự Long trong tiểu phẩm Copy và bơm vá được cho là xoáy vào mẹ con Quỳnh Anh trong Vietnam's Got Talent.

- Qua vụ việc bé Quỳnh Anh, khi thấy con mình có tố chất, anh lại có lợi thế làm nghề, vậy anh có muốn dẫn dắt con vào giới showbiz, làm cho con nổi tiếng khi còn nhỏ hay không?

- Tôi không bao giờ có quan điểm này. Nếu cháu có năng khiếu, thiên hướng theo nghệ thuật, tôi sẵn sàng đầu tư cho cháu học hành, trang bị kiến thức.

- Khi có vai diễn nhí, phù hợp với con anh, anh có cho cháu nhận vai hay không?

- Vấn đề là cháu có thích hay không. Ngoài việc định hướng cho con, tôi luôn tôn trọng sở thích của các cháu. Chẳng hạn, con gái lớn của tôi, tôi thấy cháu có vẻ thích, tôi định hướng, động viên cháu: "Con cứ tham gia các chương trình của trường, diễn kịch, hát hò… bố tạo điều kiện cho con". Còn cậu con trai bé hơn, cháu cũng có những điểm đặc biệt, có lần tôi hỏi cháu: "Con có muốn đóng phim không?". Cháu thẳng thắn nói: "Không". Tôi không ép cháu làm theo ý mình được.

Theo Phunutoday

Theo Phunutoday

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !