Tử vong ngày mồng 1 Tết vì ăn tiết canh

Mặc dù trước Tết các chuyên gia y tế và nông nghiệp đã khuyến cáo người dân không nên ăn tiết canh, nem chạo nhưng sau Tết vẫn có bệnh nhân nhập viện vì ăn tiết canh, thậm chí tử vong
Lại tử vong vì ăn tiết canh

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết trong mùa Tết năm Giáp Ngọ Bệnh viện đã tiếp nhận một trường hợp bị tử vong do nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh trong dịp Tết.

Bệnh nhân tên Nguyễn Văn T. 48 tuổi, trú tại Thái Bình. Theo người nhà của bệnh nhân T, vào trưa ngày 28 Tết, gia đình tổ chức ăn tất niên đụng lợn, đánh tiết canh. Ngay sau khi ăn tất niên xong đến ngày 29 Tết, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao. Đúng sáng mùng 1 Tết bệnh nhân được đưa lên Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cấp cứu trong tình trạng nguy kịch huyết áp tụt, sốc nhiễm khuẩn huyết nặng, diễn biến của bệnh tiến triển nhanh. 

Sau gần 10 giờ cấp cứu liên tục bệnh nhân đã không qua khỏi. Các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân T đều dương tính với khuẩn liên cầu lợn.

Thạc sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết so với các dịp Tết khác, năm nay số bệnh nhân nhập viện do nhiễm liên cầu lợn có giảm song bệnh này vẫn là mối nguy hiểm đối với cộng đồng. Mặc dù công tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh nhưng người dân cũng cần ý thức hơn. Bệnh liên cầu lợn một năm trở lại đây không thành dịch song bệnh vẫn rải rác xuất hiện ở nhiều nơi chủ yếu do ăn tiết canh sống.

Tử vong ngày mồng 1 Tết vì ăn tiết canh - ảnh 1

Điều trị bệnh nhân bị liên cầu lợn tại BV Nhiệt đới Trung ương

Trong dịp Tết người dân thường có thói quen ăn nem chua, tiết canh đây là ổ dịch bệnh. Theo tên khoa học vi khuẩn gây bệnh liên cầu S.suis có thể sống ở 60 độ C trong 10 phút, 50 độ C trong 2 giờ và 10 độ C trong 6 tuần, do đó, cách phòng bệnh tốt nhất là thịt lợn, nội tạng lợn cần được nấu chín thật kỹ. Trong thời tiết lạnh ẩm, vi khuẩn liên cầu lợn cũng sinh sôi rất nhanh.

Nhận biết bằng sốt cao, xuất hiện đốm hoại tử

Biểu hiện khi nhiễm liên cầu khuẩn lợn, người nhiễm thường có các biểu hiện viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết hoặc kết hợp cả hai loại. Với bệnh nhân viêm màng não, nếu phát hiện sớm thì điều trị sẽ có kết quả tốt nhưng nếu điều trị muộn, người bệnh có thể bị phù não, nếu không tử vong thì cũng dễ để lại di chứng nặng như động kinh, hoại tử tay, chân. 

Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có triệu chứng sốt cao trên 39 độ C, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, ù tai, chân tay lạnh, rét run, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết các ban hoạt tử trên da các mảng xám đen hoặc lốm đốm. 

Trường hợp nặng, người bệnh bị viêm màng não, sốc nhiễm độc, trụy mạch, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, nhiễm độc tiêu hóa, suy hô hấp, suy đa phủ tạng, hôn mê và tử vong. Nếu bệnh nhân khỏi bệnh thì cũng để lại nhiều biến chứng trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là cơ quan thính giác.

Bệnh này nguy hiểm bởi diễn biến nhanh, chỉ trong vòng 10-20 giờ, bệnh nhân rơi vào sốc do nhiễm khuẩn huyết, có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị muộn. 

Trong khi đó, các biểu hiện ban đầu thường không có dấu hiệu điển hình ngoài việc sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, vì thế dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn tụ cầu, viêm màng não do não mô cầu...

Khánh Ngọc

Mận khô California - món ăn nhẹ nhiều dưỡng chất, thơm ngon và tiện lợi

Mận khô California được lựa chọn như một thực phẩm cao cấp cho một bữa ăn nhẹ lành mạnh.

Bệnh viện FV dành gần 200 tỷ đồng đầu tư hệ thống xạ phẫu bằng robot tích hợp AI

Bệnh viện FV vừa công bố đầu tư hệ thống xạ phẫu CyberKnife S7 - hệ thống xạ phẫu bằng robot có thể điều trị khối u ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể mà không cần phẫu thuật.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Đang cập nhật dữ liệu !