Vì sao quảng cáo "thiếu muối" xuất hiện nhiều ở Việt Nam?

Ý kiến của Cố vấn SEO- Marketting Trần Hiếu, Giám Đốc công ty Công nghệ E1 Việt Nam, Giảng viên SEO & Content Marketing tại Trung tâm truyền nghề marketing E1, khi trả lời Infonet.

Ý kiến này cũng được nhiều bạn trẻ đồng tình khi vào năm 2011, có một thương hiệu máy lọc nước đã “gây ấn tượng” bằng cách dội vào tai khán giả bằng một câu giống hệt nhau, liên tục nhiều lần... gây phản cảm. Để hiểu hơn về hiện tượng quảng cáo ngớ ngẩn, Infonet đã có cuộc trao đổi với cố vấn SEO - Marketing Online Trần Hiếu.

Mới đây, một khán giả đã liệt kê ra hàng loạt những nội dung quảng cáo ngớ ngẩn trên truyền hình. Là người nghiên cứu về quảng cáo, marketing, anh có nhận xét gì về nội dung này?

Tôi thấy đây là những quảng cáo “sáng tạo thái quá”, sáng tạo không có định hướng dẫn đến... ngớ ngẩn. Thực ra quảng cáo vốn sinh ra là để thu hút khách hàng nhằm làm thay đổi hành vi, thói quen mua hàng. Để thu hút khách hàng thì cần sáng tạo không ngừng. Nhưng có lẽ khi mà người người đua nhau quảng cáo thì quảng cáo dần trở nên dễ dãi, tính sáng tạo giảm bớt nhiều dẫn đến tác dụng ngược: không những không hấp dẫn khách hàng mà còn gây cảm giác khó chịu.

Vì sao quảng cáo

Quảng cáo (hình minh họa, nguồn Internet)

Các quảng cáo thường vi phạm các nguyên tắc nội dung nào?

Các quảng cáo hiện nay thường tập trung quá nhiều vào đặc tính khác biệt của sản phẩm mà quên đi mất nguyên tắc của quảng cáo là hướng vào lợi ích của khách hàng. Về cơ bản điều mà khách hàng quan tâm đầu tiên là lợi ích, những điều họ nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Sau đó họ mới quan tâm đến những yếu tố khác.

Vì sao quảng cáo

Một quảng cáo mà cộng đồng cho rằng ngớ ngẩn (nguồn Internet)

Trong thực tế nghiên cứu anh có biết những trường hợp quảng cáo ngớ ngẩn nào nữa?

Các bạn chắc vẫn còn nhớ đoạn quảng cáo ngớ ngẫn của Kangaroo - 1 trong những quảng cáo phản cảm đình đám trong lịch sử quảng cao trên truyền hình ở Việt Nam.

Đây cũng được coi là một thảm họa quảng cáo Việt Nam vì sự thái quá của quảng cáo này. Đoạn quảng cáo này xuất hiện lặp đi lặp lại trong thời gian nghỉ giữa 2 hiệp trận chung kết Champions League 2011. Âm thanh chói tai như tra tấn người xem.

Quay trở lại với liệt kê của khán giả, đây không phải là lần đầu, các quảng cáo trên truyền hình bị khán giả phản ứng. Có nhiều quảng cáo cổ vũ cho thói tham ăn, thói ích kỷ... anh có đánh giá gì về chất lượng nội dung quảng cáo trên truyền hình gần đây?

Quảng cáo trên truyền hình xuất hiện với mật độ khá dày. Các doanh nghiệp chạy đua ngân sách quảng cáo dẫn đến quảng cáo la liệt khiến chất lượng quảng cáo đang đi xuống. Theo tôi những thứ gì chạy theo số lượng thì chắc chắn sẽ không đảm bảo về chất lượng được, nhất là ngành quảng cáo lại đòi hỏi hàm lượng sáng tạo cao.

Vì sao quảng cáo

Trần Hiếu - cố vấn SEO - Marketing Online

Phải chăng, đã có sự dễ dãi, hay chỉ chuyên chú vào bán được hàng mà họ có thể bất chấp tất cả để quảng cáo?

Theo tôi, lý do chính là sức ép về doanh số bán hàng đã khiến các doanh nghiệp bất chấp tất cả để quảng cáo. Nhưng cũng chính sự bất chấp này khiến quảng cáo không hiệu quả rồi lại thành 1 vòng luẩn quẩn. Doanh nghiệp vẫn không bán được hàng, người dùng thì ngày càng chán ghét quảng cáo. Tất nhiên một phần cũng là do sự dễ dãi, quy trình quảng cáo chưa chặt chẽ, từ lâu ở Việt Nam doanh nghiệp tự cho mình cái quyền “có tiền là được quảng cáo”.

Từ quan điểm của anh, cộng đồng nên làm gì để làm sạch những quảng cáo ngớ ngẩn, vi phạm nguyên tắc đạo đức, thiếu tính nhân văn, như đã từng diễn ra?

Về phía người dùng nên bài trừ các sản phẩm quảng cáo quá lố, không sử dụng sản phẩm, dịch vụ là một trong những hình phạt lớn nhất đối với các quảng cáo phản cảm. Từ đó doanh nghiệp sẽ tự động phải cân nhắc khi quảng cáo, chặt chẽ hơn trong quy trình làm quảng cáo.

Về phía các cơ quan quản lý nên có những chế tài để hạn chế những quảng cáo ngớ ngẩn, vi phạm nguyên tắc đạo đức.

Về phía các cơ quan cáo chí truyền thông nên tích cực tuyên truyền, lên án các quảng cáo này. Ví dụ như chuỗi bài về quảng cáo mà Infonet đang thực hiện. Tôi nghĩ nó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến xã hội giúp mọi người có cái nhìn toàn diện về quảng cáo.

Về phía các nhà quảng cáo, các marketer hãy sáng tạo hơn nữa và đừng quên tập trung vào lợi ích khách hàng.

Xin cảm ơn anh!

Những ngày qua, cộng đồng người dùng Internet Việt Nam có chia sẻ với nhau một đoạn bình luận, trong đó liệt kê một số kiểu "nhảm" trong các clip quảng cáo trên truyền hình. 
Để minh họa cho bài viết này, Infonet xin trích đăng lại bình luận đó nhưng đã lược bỏ một số từ ngữ không phù hợp.

Quảng cáo của Việt Nam phải nói là nó nhảm...

- Quảng cáo Omo: "đẩy đẩy đẩy dầu nhớt đây, đẩy đẩy, đẩy đẩy đẩy".  đẩy cái gì? Con nít con nôi mà hết đẩy lại đến dầu nhớt.
- Quảng cáo sữa chua Cô gái Hà Lan thì: "Vị ngon nhà làm, ngon như nhà làm"
- Quảng cáo bột giặt Viso: "Tuy mình không cao nhưng áo của mình thì luôn trắng như mới". Có gì liên quan?
- Quảng cáo Kềm Nghĩa: "Kềm Nghĩa - cho cuộc sống có nghĩa" -> thiếu muối à?
- Quảng cáo C2: "Mình yêu mua sắm và mình yêu C2" -> lại liên quan
- Quảng cáo Castrol: "Đó không phải là dầu nhớt, đó là tinh hoa của 1 công nghệ" 
- Quảng cáo sữa Anlene: "Bác sĩ nói Mẹ mình có nguy cơ bị loãng xương, chính vì thế mình quyết định uống Anlene mỗi ngày". Con với cái.
- Quảng cáo Kotex: "Kotex xìn tin, tự tin khoe cá tính" khoe Kotex cho ai xem?  
- Quảng cáo Close Up :"Đó không phải là kem đánh răng, đó là Close Up".


Hồng Chuyên (thực hiện)

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !