Shop TIN 22/1: Bỏ 50 tỷ xây cầu...khỉ, đợi câu ví giặm thông cầu

Thôi thì nhờ anh Đinh La Thăng thu xếp vốn vậy, mong cho nhanh xong cầu, mời anh về thông xe, chắc chắn anh sẽ nghe ngọt lịm những câu hát ví giặm của bà con trong vui mừng.

Đã rất nhiều lần tôi đi qua đất xứ Nghệ, lần nào cũng muốn qua nhanh, nhưng thất bại. Đất xứ Nghệ như có ma lực, cứ níu lấy tôi, như dây chão níu thuyền, dây chão mảnh mai thế thôi, mềm mại thế thôi, chùng chằng thế thôi mà thuyền muốn vùng vằng rời bờ mà đâu có rời được…mồ (chữ người xứ Nghệ). Lại nhớ câu thơ Huy Cận: “Tình xứ Nghệ không mau/Nhưng bén rồi sâu lắng/ Quen xứ Nghệ, quen lâu/Càng tình sâu nghĩa nặng”...

Tôi thì hiểu rõ ràng một điều này, điều níu chân tôi mỗi lần qua xứ Nghệ, đó là câu dân ca ví giặm ở vùng đất này. “Nghe câu hò ví giặm/Càng lắng lại càng sâu/Như sông Lam chảy chậm/Đọng bao thuở vui sầu”- Huy Cận.

Tôi đã nhiều lần đi men theo câu ví giặm mà tìm em. Câu hát ấy nhẹ như mây trôi, hình như đó không phải là câu hát, ví giặm không chỉ là câu hát mà là tiếng thở, mà là nhịp thở, mà là gan ruột lòng người gieo giữa không gian những giọt yêu, ai mà vướng lấy là ngây ngất, là thổn thức, là mềm lòng.

Ví giặm xứ Nghệ là lời của đất, là tiếng thì thầm của cánh đồng lúa, là âm thanh cao vút giữa núi rừng đại ngàn, là vòng vọng thủ thỉ của nhịp sóng của con sông quê hương, con suối xứ Nghệ vỗ vào bãi bờ, là em, em đi trên đê làng, em đi giữa cánh đồng vàng, em đi qua mùa sen nở, em ẩn hiện trong vòm lá, ngõ phố, vườn cây, ở đâu cũng nghe tiếng ví giặm ngân lên, bay lên, ngọt như mía vào vụ, như mật ong phá tổ, mềm mại và thiết tha như dòng suối thượng nguồn, tròn vành rõ chữ đến là yêu kiều như vành nón lá.

Ví giặm, ở đó là hồn cốt của một vùng đất, một vùng đất quen gọi là đất xứ Nghệ, có cát trắng, có đồng bằng, có đồng cỏ, có núi cao, có suối, có khe, có bến sông, con đò, có phố có phường, hình như ở đâu cũng có thể cồn cào trong âm sắc ví giặm về tình yêu, về cuộc sống, về lòng chung thủy…

Ví giặm chính là cao của lời, của tình, của cảm, cao ấy được chắt ra từ cuộc sống, được vò xoắn bởi tâm trạng, được chiết từng giọt, từng giọt rồi kết lại thành lời, thành điệu, thành tiếng hát vui, thành lời than thở, thành nước mắt nụ cười, thành vẻ đẹp long lanh, vẻ đẹp sáng chói, vẻ đẹp cao cả của người xứ Nghệ. 

Nghe qua từng làn điều ví giặm, thấm từng từ, thấm từng giai điệu, thấm từ ánh mắt em, thấm từ khóe miệng em hát, sẽ hiểu được con người xứ Nghệ, gian khó lắm mà kiêu hãnh lắm, lãng mạn lắm nhưng kiêu hùng lắm, đẹp đẽ lắm nhưng chân chất lắm, “thường thôi” “rứa đó” “ nỏ chịu”, những từ ngữ đời thường ấy nhưng sao nó cứ vọng lên trong vắt, cao vút, vóc dáng, vâm váp mà giản dị đến yêu thương.

Tôi nghe hát ví giặm mà như nghe chính lời tự sự của chính mình, của chính bạn, của chính em.

Hát như trong ruột hát ra.

Nghe hát thôi mà nhìn thấy đuôi mắt em chảy ướt dọc bờ dọc bãi, chảy ướt trên những con sóng, chảy ướt trên mây trên mưa, chảy ướt làm bật run lên cả mái chèo.

Âm thanh ấy như đan từ sợi tơ lòng, nó day dắt, nó xoắn quặn, nó sắc lạnh nhưng cũng có khi nó mơn man, nó ve vuốt, nó bóp nghẹn lên từng con tim thớ thịt.

Lời ca ấy như chắt ra, vò ra, chiết ra từ nỗi đau, từ thăm thẳm của miền thương nhớ, từ cạn đáy của tình thương yêu, từ chót vót rạng rỡ của niềm hạnh phúc.

Thanh âm luyến láy, ngân nga từng nốt, từng từ, nó khiến người nghe có khi xây xẩm mặt mày vì bị dồn, bị ứ, bị tấn, bị vò, có khi nhấc bổng con người ta lên nhẹ như sương như khói, có khi xoay vòng người nghe trong lốc bão của tự tình, của ưu tư, của nỗi đau quặn thắt.

Ví giặm không do ai ban phát, không do ai trao tặng, không do ai áp đặt, ví giặm là tài sản của người xứ Nghệ, tài sản của riêng xứ Nghệ, nó sinh ra từ trong cuộc sống, từ trong hạnh phúc, từ trong tình yêu, cả từ trong ẩn ức, tức tưởi, bần hàn, nó sinh ra bởi bản tính, phẩm chất người xứ Nghệ, nó dồn ứ tâm tư, nó chắt chiu tình nghĩa, nó ôm xiết nỗi lòng rồi từ lúc nào chẳng biết, nó bật ra như thế, thành âm thanh, thành giai điệu, thành ngôn từ, không tác giả, không địa chỉ, không bài bản, nhưng tồn tại và đồng hành cùng ruộng, cùng vườn, cùng bến bãi, cùng em, cùng anh, cùng ánh đèn, cùng ngọn gió nam gió nồm, cùng ánh trăng vằng vặc trên sông Lam, như thế thôi, giản dị như lúa, chân chất như đất, mềm mại như sông, chảy dài theo thời gian, theo những đời người xứ Nghệ, truyền từ tiền nhân đến hôm nay vẫn như thế, âm vang như thế, thiết tha như thế, ngọt ngào như thế…

Người đời vẫn nói,nghe tiếng đoán người.

Nay có thể nói, nghe ví giặm xứ Nghệ để đoán định tính cách người xứ Nghệ vậy.

Ví giặm vì thế mới là hồn cốt xứ Nghệ: Vất vả mà vẫn bay bổng, nghèo khó mà vẫn lãng mạn, gian nan mà vẫn kiêu hùng, thiếu thốn mà vẫn phóng đãng, lo toan mà vẫn thong dong…

Ánh mắt con gái xứ Nghệ như lửa, nóng và lạnh, rực và thắm, như giai điệu ví giặm vậy, dễ say, dễ chết, dễ quỵ, dễ ngã vì mắt em, vì tiếng hát em, vì ví giặm.

Cái miệng đàn ông xứ Nghệ như hùm, như hổ, lời to, tiếng nặng, như nguồn ngọn thác, như cao trào của điệu ví giặm, nghe thì tưởng như xô người ta ra nhưng thực sự là đang kéo em vào, níu em tới, trĩu em đến, dụ em cùng…

Âm thanh giai điệu ví giặm xứ Nghệ như keo dính, như ma thuật,như dông bão, như mây nguồn sóng bể, dễ chôn, dễ vùi, dễ xoáy,dễ dìm người nghe, gây nghiện, gây yêu, gây thương, gây mến, như “thuốc độc”tình.

Xứ Nghệ là ví giặm.
Xứ Nghệ còn là em.
Em là ví giặm suốt đời tôi yêu.


Thôi thì trông chờ vào anh Đinh La Thăng vậy, mong anh quyết cho, cầu cũng sắp xong rồi, tôi đọc thông tin thì biết đây là dự án cấp bách cho bà con một huyện nghèo của Nghệ An, nghèo nên huyện phải cố làm, mà làm đẹp hẳn hoi, nhưng kinh phí thiếu hụt. Thôi thì nhờ anh Thăng thu xếp vốn vậy, mong cho nhanh xong cầu, mời anh về thông xe, chắc chắn anh sẽ nghe ngọt lịm những câu hát ví giặm của bà con trong vui mừng.

Nói không phải mê tín chứ cầu bê tông mà chưa xong, lại phải trèo lên cầu bằng thang tre thấy áy náy ghê lắm anh Thăng ạ.

Tôi thì tôi chả mấy khi cổ suý cho việc các công trình dự án "lấy liều mạng làm căn bản", nhưng trường hợp này mong anh giúp đỡ cho bà con anh nhé.

Như một câu ví giặm còn thiếu một câu hò vậy thôi, dễ mà.

Nhỡ thế này mà cứ để thế này, như bà con thở dài, khổ lắm, buồn cái bụng thì mần răng cất lời ví giặm đón xuân sang.

Còn những hạn chế, yếu kém nếu có thì đề nghị địa phương rút kinh nghiệm, hoặc nghiêm hơn thì phải rút kinh nghiệm sâu sắc.

Nhưng cây cầu thì nên hoàn thiện sớm.

Nghệ An: Cầu 50 tỷ trở thành... cầu khỉ

Shop TIN 22/1: Bỏ 50 tỷ xây cầu...khỉ, đợi câu ví giặm thông cầu - ảnh 1

Người dân phải bắc thang tre để lên, xuống cầu

Shop TIN 22/1: Bỏ 50 tỷ xây cầu...khỉ, đợi câu ví giặm thông cầu - ảnh 2

Thoạt nhìn qua, tưởng cầu Hoa Hải đã hoàn thành

Chúc mừng Phó giáo sư, tiến sĩ đầu tiên của người Hà Nhì. 

Chị là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lý Phương Duyên, dân tộc Hà Nhì, giảng viên Học viện Tài chính - Hà Nội. 

Shop TIN 22/1: Bỏ 50 tỷ xây cầu...khỉ, đợi câu ví giặm thông cầu - ảnh 3

Sinh ra trong một gia đình nhà giáo nghèo ở xã Mù Cả, huyện Tuần Giáo (sau này chuyển về thị xã Lai Châu), nên tuổi thơ của 5 chị em Lý Phương Duyên rất vất vả, thiếu thốn. Trong những năm học tiểu học, mặc dù điều kiện trường lớp, sách giáo khoa đều thiếu thốn, khó khăn, nhưng cô học trò Lý Phương Duyên luôn vươn lên, dẫn đầu lớp về thành tích học tập. 

Shop TIN 22/1: Bỏ 50 tỷ xây cầu...khỉ, đợi câu ví giặm thông cầu - ảnh 4

Sử thi “P’huỳ ca Na ca” của người Hà Nhì rất kiêu hãnh khi khoe về con gái dân tộc mình:
Chân thon dài, đùi trắng như nõn chuối
Nổi đường cong, eo thắt đáy lưng ong
Cổ ba ngấn như nhộng tằm trong kén
Khuôn mặt tròn như giữa tháng trăng lên
Cánh tay trắng thon như dóng mía

Và kể nỗi khổ cực của phụ nữ: 
Đã từng chịu khổ không ai biết
Mười lần chịu rét chẳng ai hay
Chịu mười trận nóng như thiêu đốt
Đã từng nhịn đói suốt mười ngày

Phó Giáo sư - Tiến sĩ đầu tiên của người Hà Nhì

Tôi rất sợ tái hiện văn hoá. Thật. Ví như người ta đang "doạ"tiếp tục tái hiện chợ tình Sa Pa ngay tại Hà Nội thì tôi khiếp. Ví dụ thế này thì có thể tái hiện là trình thức văn hoá dân gian ấy đã bị mất, không ai biết nó như thế nào thì chúng ta mới tái hiện lại cho biết, dù giả nhưng chí ít thì cũng biết về khái niệm, gốc tích, đường nét...Nhưng trời ơi, chợ tình Sa Pa là một nét văn hoá vô cùng độc đáo, vô cùng nhân văn, là của cộng đồng, của đồng bào. Cái ánh mắt ấy, tiếng khèn ấy, cái nắm tay ấy, cái chung chiêng bàn chân đi trong đêm say rượu ngô ấy đích xác là của đồng bào, không ai thay được, không ai diễn được, nó tự xuất hiện, tự bật ra bằng khao khát yêu đương, khao khát có đôi, khao khát tình yêu, không diễn được. Chợ tình Sa Pa mà "diễn" ngay tại Sa Pa còn chả ra làm sao nữa là mang về Hà Nội. Hãy tìm cách dẫn dụ du khách lên tới Sa Pa, Lào Cai mà đi chợ phiên, mà rình, mà ngắm, mà hưởng thụ cái không khí chân thực của chợ tình chứ đừng biến nó thành thứ diễn, nó vừa dở vừa ấu trĩ, vừa làm tổn thương hồn khí của một nét văn hoá dân tộc. Ngành du lịch giới thiệu qua phim tư liệu, qua trình bày, qua dẫn dụ để du khác tò mò lên tới nơi mà hoà vào chợ tình thật. Tái hiện theo cái cách tai tái hiện hiện thế này là phá văn hoá. Thật đấy.

Shop TIN 22/1: Bỏ 50 tỷ xây cầu...khỉ, đợi câu ví giặm thông cầu - ảnh 5

Chợ tình thực:

Shop TIN 22/1: Bỏ 50 tỷ xây cầu...khỉ, đợi câu ví giặm thông cầu - ảnh 6

Và tái hiện:

 Phiên chợ tình được tái hiện ở Hà Nội

Cấm ai, ai cấm bây giờ cấm ai? Là tôi đang nói tới việc cấm nhận quà biếu tết. Như một điệp khúc nhiều năm qua, cận tết là có các loại công văn gửi ào ào từ trung ương xuống địa phương cấm biếu quà tết, đặc biệt không được biếu quà tết có giá trị lớn, người nhận thì phải trả, phải khai báo với tổ chức. Chỉ cấm bằng văn bản...cấm thì chả cần phải cấm. Chỉ cần 1 điều này thôi, nếu phát hiện ai nhận quà biếu tết có giá trị từ 5 triệu trở lên cách chức. Ví dụ thế. Cơ chế kiểm soát nó rõ ra. Ai bắt quả tang biếu quà tết, bắt được cho lấy luôn. Ví dụ thế. Còn xin lỗi, kiểu làm ăn chụp giật bây giờ của các quan tham, cho cái gì cắt hoa hồng luôn cái đó, chả đủ kiên nhẫn đến tết đợi quà. Vấn đề ở nước ta là những chế định xử phạt rõ, mạnh, và không né ai, thực hiện cho thật chắc, xong, đề nghị nhân dân giám sát, phát hiện vụ nào đập chắc vụ đó, thế thôi, chả cần công văn.

Shop TIN 22/1: Bỏ 50 tỷ xây cầu...khỉ, đợi câu ví giặm thông cầu - ảnh 7

Minh hoạ: Khều

“Tuyên Chiến” với nạn biếu xén quà tết: Cấm nhiều, trả lại bao nhiêu?

Tráo trở, lật lọng là bài dùng chuyên nghiệp của Trung Quốc trên biển Đông. Năm 2000, Việt Nam và Trung Quốc đã đàm phán phân định xong khu vực trong cửa Vịnh Bắc Bộ và ký Hiệp định phân định vào năm 2000. Khu vực ngoài cửa Vịnh hai bên đang đàm phán phân định có câu này: "Ở vùng chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đang đàm phán thì hai bên không có quyền đơn phương tiến hành bất cứ hành động nào. Nếu một bên muốn có hành động gì thì cần có sự thoả thuận với bên kia. Khi chưa có thoả thuận thì hoạt động đơn phương là phi pháp, trái với quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và với thỏa thuận của hai bên".

Thế mà giờ Trung Quốc tuyên bố toạ độ hoạt động của giàn khoan 981 ngay vùng chồng lấn.

"Đây là khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa miền Trung Việt Nam và thềm lục địa đảo Hải Nam, Trung Quốc, là khu vực chưa được hai bên phân định. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tiến hành hoạt động khoan và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố.

Ông Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam bảo lưu mọi quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực này phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan.

Hải Dương 981 là giàn khoan Bắc Kinh từng hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014.

Trung Quốc công bố vị trí của Hải Dương 981 ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ 

Shop TIN 22/1: Bỏ 50 tỷ xây cầu...khỉ, đợi câu ví giặm thông cầu - ảnh 8

Hôm nay trên Facebook:

Đội tình nguyện viên chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình

Hôm nay, ngày 20/01/2016, Hội chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình đã trao Quyết định thành lập Đội Tình nguyện viên chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình cho nhóm những người cùng sở thích hoạt động từ thiện – xã hội tại thành phố Hòa Bình 

Shop TIN 22/1: Bỏ 50 tỷ xây cầu...khỉ, đợi câu ví giặm thông cầu - ảnh 9

Ngay trong buổi ra quân đầu tiên, Đội đã tham gia cùng với Hội chữ thập đỏ Thành phố tặng 10 xuất quà cho những hộ nghèo tại thành phố Hòa Bình. Trị giá mỗi xuất 300.000 đồng.

Hoàng Tiến Thắng

Shop TIN 22/1: Bỏ 50 tỷ xây cầu...khỉ, đợi câu ví giặm thông cầu - ảnh 10

Vâng thay thế một cá thể "rùa" ở Hồ Gươm có thể sẽ thực hiện được nhưng không hề đơn giản. Tôi vẫn cứ băn khoăn là không hiểu sao có những vị "giáo sư" khá tiếng tăm vậy mà họ đưa ra ra những ý tưởng đầy tính chủ quan, hình như họ không mấy quan tâm đến tính khả thi của ý tưởng. 

Nghe nói GS Nguyễn Lân Dũng một nhân vật khả kính đã đưa ra ý tưởng đưa cụ rùa ở Đồng Mô về Hồ Gươm thay thế cụ rùa đã chết. Như các vị GS đã bày tỏ cụ rùa ở Hồ Gươm được xem là "biểu tượng" văn hóa, là "biểu tượng" lịch sử để giáo dục truyền thống v.v ... 

Vậy đã tôn trọng lịch sử sao không về Thanh Hóa quê hương của Lê Lợi tìm đón hậu duệ của cụ rùa Hồ Gươm về thế bậc" tiền quy" của mình. Đấy cũng chỉ mới bàn đến yếu tố văn hóa thôi, chứ những yếu tố về sinh học mới thực sự là một vấn đề ! 

Cụ rùa Hồ Gươm đã sinh sống ở môi trường này hàng trăm năm, một thế kỷ qua môi trường nước ở Hồ Gươm đã thay đổi rất nhiều theo chiều hướng ô nhiễm hóa từ tác động của môi trường sống đô thị. Cụ rùa sống được cũng là do thích nghi dần với môi trường tự nhiên, chứ nếu cứ đưa một cá thể rùa ở đang sống ở môi trường tự nhiên trong lành như Thanh Hóa hay Đồng Mô thì liệu sự thích nghi của cá thể rùa này sẽ thế nào? 

Mà không hiểu các vị GS đáng kính kia có bao giờ nghĩ đến việc "biểu tượng văn hóa" cũng như "huyền thoại" chưa bao được hình thành từ ý muốn chủ quan, khiên cưỡng và hình thức !

* Lương Ngọc An

Shop TIN 22/1: Bỏ 50 tỷ xây cầu...khỉ, đợi câu ví giặm thông cầu - ảnh 11

Lối về nhà mình mà cứ như trong phim Tây Du ký. Không còn gì để nói nữa...

Hỗ trợ câu làu bàu của nhà thơ Lương Ngọc An thêm bài viết này:  Hà Nội những năm gần đây được trang trí lòe loẹt, gây ô nhiễm màu sắc và làm dung tục hóa thẩm mỹ, TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Xây dựng nhận xét.

Giới kiến trúc: 'Hà Nội được trang trí theo kiểu trọc phú'

Nguyễn Thị Vân Anh.

Shop TIN 22/1: Bỏ 50 tỷ xây cầu...khỉ, đợi câu ví giặm thông cầu - ảnh 12

Một loài hoa mình không biết tên, trông thoáng giống cẩm tú cầu, thoáng lại giống bồ anh, lá cây giống cần sa, ra quả nhỏ liu xiu như đỗ, cao chừng đến vai mình, ở Quảng Bá họ trồng thành những luống sát nhau, khi đi ở giữa, cành lá chạm khẽ được vào da tay, vải áo, còn những chùm hoa nhỏ màu hồng vươn cao chạm lên tóc, má, môi nhẹ nhàng và dễ chịu, tiếc mỗi cái là chẳng thơm, chỉ có xíu mùi hơi ngai ngái đặc trưng của cây cỏ, nếu đem mấy cành này về cắm trong những lọ thủy tinh to, chắc là cũng rất đẹp.

Ngoc Vu

Shop TIN 22/1: Bỏ 50 tỷ xây cầu...khỉ, đợi câu ví giặm thông cầu - ảnh 13

Anh ấy vẫn hàng ngày đi khắp nẻo đường để tìm con mình ,hành trình từ Nam ra Bắc hi vọng để tìm thấy con trai , con trai anh đã bị bắt cóc .Nhìn anh ko khỏi xót xa ,ở đâu đó trên trái đất này Con anh bé ko biết ra sao ??? tình thương yêu người Bố dành cho Con, anh ko thể nào chợp mắt ngủ dc , ăn ko thấy ngon . Chẳng giúp dc gì cho anh Chỉ biết cầu nguyện Con Anh ở nơi nào đó cháu dc bình an , Một ngày sớm nhất Anh có thể tìm thấy cháu .
Anh cố lên nhé.
Mọi người share bài giúp Anh !

Shop TIN 22/1: Bỏ 50 tỷ xây cầu...khỉ, đợi câu ví giặm thông cầu - ảnh 14
Nguyễn Quang Vinh

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !