Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng

“Các dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp, cây ăn trái là một trong những nguyên nhân căn bản hủy diệt rừng. Có dự án trước đây nói là rừng nghèo nhưng khi đốn hạ thấy toàn gỗ quý...."

1.

Tin chủ đề: CỨU RỪNG.

Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên và không cho chuyển đổi đất rừng nghèo sang đất nông nghiệp đã nhận được sự đồng tình và đây là giải pháp khẩn cấp để cứu rừng.

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 1

Theo Ban Chỉ đạo Tây nguyên, trong năm tháng đầu năm 2016, tổng thiệt hại về kinh tế do hạn hán gây ra ở khu vực là 3.487 tỉ đồng.

Đã có 108.118ha cây trồng các loại bị ảnh hưởng do hạn hán, 12.582 cây hoa màu, cây ăn quả và cây trồng khác cũng bị ảnh hưởng với diện tích mất trắng và thiệt hại trên 70%, khoảng 637ha.

Nhiều chuyên gia nhìn nhận hạn hán ở Tây nguyên trong những năm gần đây ngày càng nghiêm trọng có nguyên nhân từ phá rừng.

“Lợi dụng chủ trương giao đất, giao rừng, nhiều cán bộ công an, kiểm lâm... đã thâu tóm đất, sang nhượng đất rừng để kiếm lời dẫn đến việc rừng bị phá tan hoang. Vừa rồi, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Nông đã xử lý kỷ luật hơn 100 cán bộ công an, kiểm lâm liên quan đến việc này

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 2

“Các dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp, cây ăn trái là một trong những nguyên nhân căn bản hủy diệt rừng. Có dự án trước đây nói là rừng nghèo nhưng khi đốn hạ thấy toàn gỗ quý. Sau đó chủ đầu tư lại cho trồng điều nhưng cây không lên trái nổi, người ta lại chặt bỏ trồng keo nhưng cây cao được khoảng 5m thì chết đứng

+Bình Phước: Hàng trăm hécta rừng bị chặt, vì bị coi là “nghèo kiệt”

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 3

Không chỉ vụ hơn 100ha rừng trong dự án của Cty TNHH MTV caosu Sông Bé bị chặt phá vừa bị công luận lên tiếng, mà tại dự án của Cty Sasco, cơ quan chức năng cũng phát hiện trên 200ha rừng bị chặt hạ một cách hợp pháp trong thời gian qua, với danh nghĩa “chuyển đổi rừng nghèo kiệt”…

2.

LỌC TIN.

+DÂN TRÍ: “Tôi gọi điện đi nhiều nơi đều nói không biết bão... đang ở đâu”

“Lúc 15h chiều qua (19/8), tôi gọi điện tới một số đơn vị, anh em đều nói không biết bão đang ở đâu, trong khi bão đã vào đất liền. Về cấp độ bão theo tôi là chưa sát thực tế, các nước dự báo khoảng dưới cấp 11, nhưng ta là cấp 12…”.

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 4

+VOV: “Dự báo vẫn chưa tương xứng với diễn biến của bão số 3”

Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam, Phó Tư lệnh, Phó tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng cho rằng: “Dự báo hiện nay vẫn chưa tương xứng với diễn biến phức tạp của bão. Trên thực tế, chính quyền địa phương thông báo bão nhưng người dân không thấy bão đổ bộ lúc nào, điều này rất khó trong công tác chỉ đạo. Đề nghị phải đầu tư nhiều hơn cho công tác dự báo. Có dự báo chính xác thì mới điều động lực lượng ứng phó bão hiệu quả”.

+TIỀN PHONG: Nhiều nơi bão vào nhẹ hơn dự báo

Chiều qua (19/8) bão số 3 đã đi vào khu vực các tỉnh Hải Phòng-Thái Bình, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới ở khu vực Hà Nội. Một số địa phương nằm trong diện dự báo bão “quét” cho rằng bão vào nhẹ hơn dự báo.

+THANH NIÊN: Học giả Trung Quốc kêu gọi các nước tuân thủ phán quyết Biển Đông

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 5

 Theo học giả Lý Lệnh Hoa, “Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế không phải là tờ giấy lộn. Các nước dọc Biển Đông, bao gồm cả Trung Quốc, cần phải tôn trọng nó, không được phủ nhận, từ chối phán quyết này”.

+VTV: Lạm thu tràn lan, "cường hào" mới ở nông thôn đang xuất hiện?

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 6

 Lạm thu ở các vùng nông thôn là câu chuyện không mới. Nhiều người cho rằng, đây là câu chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Tuy nhiên, dù không mới những vẫn buộc phải nhắc lại bởi tính chất phổ biến của nó. Điều nguy hiểm hơn, dường như không có giải pháp nào thực sự khả thi cho vấn đề này. Thậm chí, thời gian gần đây, khi hàng loạt vụ việc lạm thu bị phát hiện, nhiều người còn cho rằng, đã xuất hiện một lớp "cường hào" mới ở nông thôn.

+VOV: “Luật pháp chất lượng thấp là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng”

Đầu tiên hoạt động xây dựng pháp luật phải phấn đấu để pháp luật là hiện thân của công lý. Pháp luật quy định điều gì cũng đạt được tính nhân văn, bảo đảm công lý, người với người trong xã hội bị điều chỉnh đạt được sự hài hòa. Không phải nhiều luật là tốt bởi vì luật pháp chất lượng thấp sẽ làm cho cuộc sống trở nên vô cùng khốn khó, đồng thời nó cũng là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng.

Thứ hai việc áp đặt tuân thủ pháp luật bảo đảm pháp luật là hiểu năng. Thứ ba, pháp luật phải được áp đặt công bằng. Thứ tư, phải giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người dân làm sao để người dân hiểu rằng mình chấp hành pháp luật trước hết là vì mình, vì trật tự, vì sự tốt đẹp của xã hội.

+PHÁP LUẬT VIỆT NAM: Thái Bình: Nhà thi đấu mới sử dụng đã thành "khu vực nguy hiểm"

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 7

Được đầu tư 650 tỷ và mới đưa vào hoạt động 2 năm nhưng nhà thi đấu tỉnh Thái Bình đã xuống cấp nghiêm trọng, phải treo biển “khu vực nguy hiểm, cấm vào”.

+INFONET: Hà Nội: "Ghê răng" nhìn những tòa nhà tái định cư dọa sập

Nền đất sụt lún, lộ hố tử thần, chân đế nứt toác, tường nghiêng lệch... các tòa nhà thảm hại dọa sập đổ bất cứ lúc nào… vẫn đang cõng trên mình hàng ngàn người dân sinh sống. Báo động nguy hiểm nhà tái định cư Hà Nội sau khi sử dụng khoảng 10 năm.

Hàng loạt các khu nhà tái định cư trên địa bàn Hà Nội như: Tái định cư Đền Lừ, Đồng Tàu (Hoàng Mai), khu tái định cư Trung Hòa Nhân Chính (Cầu Giấy)… đã xảy ra tình trạng xuống cấp nguy hiểm.

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 8

Khu tái định cư Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội) đang có nhiều tòa nhà xuống cấp nguy hiểm.

+VIETNAMNET: 4 nam sinh đọ sức tại chung kết "Đường lên đỉnh Plympia"

Sau 50 cuộc thi tuần, tháng và quý, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16 sẽ đi đến trận chung kết vào ngày 21/8 tới đây. Đây là cuộc thi cuối cùng để tìm ra quán quân giành được vòng nguyệt quế năm 2016.

+THỂ THAO VĂN HOÁ: Thứ trưởng Vương Duy Biên dặn Hoa hậu Thu Ngân không hút thuốc lá

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 9

 Thứ trưởng Vương Duy Biên cũng không quên nhắc nhở Thu Ngân: “tuyệt đối không được hút thuốc lá”, đồng thời đề nghị BTC Hoa hậu Bản sắc Việt toàn cầu ở những lần tổ chức sau ngoài các phần thi áo tắm, trang phục dạ hội, truyền thống, kiểm tra nhân trắc học, trả lời ứng xử... cần có thêm phần thi “viết chữ đẹp” với các người đẹp “bản sắc Việt” bởi “nét chữ nết người”...

+Vnexpress: Hành trình 40 năm theo đuổi 'giấc mơ sữa Việt' của Vinamilk

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 10

  Bà Mai Kiều Liên cho biết, hiện tại, giấc mơ có sữa Việt đã hoàn thành, nhưng làm thế nào để sản phẩm này thường trực trên bàn ăn mọi gia đình, cải thiện thể chất, trí tuệ cho cả thế hệ trẻ vẫn là một thách thức.

Câu chuyện Vinamilk vượt qua khó khăn, từ doanh nghiệp vô danh thành đơn vị dẫn đầu thị trường sữa ở Việt Nam, có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán được chia sẻ trong lễ kỷ niệm 40 năm thành lập diễn ra tối ngày 20/8 tại Hà Nội.

+DÂN TRÍ: TPHCM kiểm tra nguồn gốc thịt heo bằng smartphone

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 11

UBND TPHCM vừa phê duyệt đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo. Theo đó, từ tháng 8/2016 đến tháng 2/2017 sẽ vận hành thử nghiệm hệ thống quản lý thịt heo ứng dụng công nghệ thông tin và tháng 3/2107 chính thức hoạt động.   

+GIA ĐÌNH & XÃ HỘI: Rau sạch Sơn La lần đầu chính thức được giới thiệu với dân Thủ đô

Nhiều loại rau đặc sản núi rừng như măng tây xanh, cải mèo, củ quả, mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa… hay nhóm thực phẩm qua chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ được UBND tỉnh Sơn La giới thiệu tới người dân Thủ đô trong tuần tới.

Theo ông Nguyễn Duy Nhượng – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sơn La, từ đảm bảo an ninh lương thực, hiện nay Sơn La đang chuyển hướng sang sản xuất hàng hóa. Trong đó, tập trung vào sản xuất trồng rau quả an toàn. Hiện nay, diện tích trồng cây ăn quả (nhãn, xoài…) của Sơn La lên tới 21.000 ha, năm 2016 dự kiến cho sản lượng 70.000 tấn quả.

+TUỔI TRẺ:Con thứ ba không được đến trường mầm non

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 12

Câu chuyện xảy ra tại xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Theo chủ tịch UBND xã Quỳnh Tân Hồ Minh Mậu, đây là giải pháp trước mắt bởi điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn.

+VTC: Bốn chiến sỹ CSGT đội nắng, thuê xe hốt đá dăm vương vãi trên đường

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 13

 Khoảng 5h30 ngày 19/8, Nhóm CSGT này gồm thiếu tá Phạm Minh Phước, các trung úy Trịnh Trọng Sang, Nguyễn Hữu Nhân, Nguyễn Hoàng Thái thuộc đội cảnh sát giao thông tuần tra dẫn đoàn (PC67, Công an TP.HCM) đang đi tuần tra chống đua xe trên đoạn đường này phát hiện đá dăm đổ vương vãi trên đoạn đường dài chừng 200m, ngay dốc cầu Bình Lợi (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức).

3.

GÓC ẢNH.

Phóng sự ảnh nóng và cấp bách về việc  gần 200 hộ dân đang bị cô lập giữa núi rừng.

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 14
Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 15
Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 16
Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 17
Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 18

Chiều 20/8, ông Lô Văn Liệu - Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý - cho PV Dân trí biết, hiện trên địa bàn xã vẫn còn khoảng 200 hộ dân bị cô lập bởi mưa lũ mấy ngày qua. Theo ông Liệu, nguyên nhân dẫn đến 2 bản của xã bị cô lập là do đường sạt lở, gây ách tắc trên diện rộng.

“Hiện có gần 200 hộ dân ở hai bản là Cha Nga và Xốp Dương đang bị cô lập. Đường đi vào hai bản này bị sạt lở nhiều nơi gây ách tắc không thể đi xe máy vào được mà phải đi bộ nhưng cũng rất khó khăn. Hai bản này cũng chưa có sóng điện thoại nên mọi liên lạc với trưởng bản của hai bản này chưa được nên chưa biết tình hình thế nào”, ông Liệu cho biết.

Theo ông Liệu, 2 bản Cha Nga và Xốp Dương gần 100% là người dân tộc Thái, nằm cách trung tâm xã tầm 20 km.

Cũng theo ông Liệu, sau gần một ngày làm công tác kiểm tra tình hình sau khi lũ lên đã thống kê có tới 16 ngôi nhà trên địa bàn bị ngập nước từ 3-4m; trong đó có 3 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi mất tích. Hiện con số thiệt hại vẫn chưa được thống kê.

Hiện lũ trên dòng Nậm Nơn qua địa bàn xã Mỹ Lý nước đang rút, kéo theo đó là tình trạng đất sạt lở khác nghiêm trọng.

 4.

ĐỌC TỪ FACEBOOK:

+Mai Nam Thắng:

MƯỜNG LÒ ĐÊM HỘI

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 19

(Bài thơ này tui viết đã lâu, được NSƯT Lương Nguyên phổ nhạc và VTV1 dàn dựng làm MV phát đêm giao thừa Xuân 2009. Bỗng dưng mấy hôm hay muốn chia sẻ điều gì đó với bà con Yên Bái…)

Không thể đừng được nữa
Ta vào vòng thôi em!
Này tay cầm như lửa
Này môi cười như men

Anh ở mạn xuôi lên
Gặp đêm xòe Nghĩa Lộ
Nghe điệu khèn pí-ló
Quên mất lời đinh ninh

Thì cứ việc chôm-chiêng(*)
Kể chi rày tháng hạ
Trăng Suối Giàng ướt quá
Ngỡ đất trời đang Giêng

Kìa áp-khuổi(**) đi em
Lời pẩy-rao(***) đã cất
Có thương nhau thì bắt
Hẹn nhau đêm chọc sàn

Cá xịnh và cơm lam
Chè xanh và thổ cẩm
Măng xặp và long nhãn...
Vẫn chưa đủ Mường Lò

Nếu thiếu đêm hội xòe
Bập bùng và cuống quýt
Thiếu mắt nhìn vẫn vít
Rượu rót tràn như trăng...
...................................
(*) Múa mừng năm mới
(**) Múa tắm suối
(***)Hát gọi bạn tình

+Trưởng thôn Khoai Lang: Hoàn thành vở diễn DƯỚI CÁT LÀ NƯỚC.

Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 20
Shop TIN 21/8: Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng - ảnh 21

Một buổi tổng duyệt vở tại Nhà hát kịch nói Quân đội bùng nổ cảm xúc.
Nước mắt không tha cho bất cứ ai xem vở diễn này, không phải là khóc, nước mắt theo số phận nhân vật ứa ra trong tim gan, chảy ròng ròng trên má.
Tình thương yêu đã hóa giải hận thù suốt 30 năm tìm nhau, đuổi nhau trên cát nóng.
Dưới lớp cát bỏng cháy là nước, thăm thẳm nước, xoa dịu nỗi đau, bù đắp cơn khát tình người, khát yêu, khát đoàn tụ.
Chỉ có 3 nhân vật thôi ạ: Ông Lủi, bà Nậy và cô Gió quăng quật trong cát, trên cát, giữa cát 30 năm...
30 năm thù hằn, tìm nhau, kiếm nhau, đuổi nhau...
Cuối cùng thì là gì nhỉ, là bới cát nóng tìm nước, chôn thù hằn tìm lấy tình yêu thương.
Chỉ từ 3 nhân vật, sân khấu ngập tràn người, có cả hồn cát, có cả dàn nhạc dân tộc, hư hư thực thực rất hiệu quả.
Như nhà phê bình sân khấu Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét:Vở DƯỚI CÁT LÀ NƯỚC đạt được 3 tiêu chí cao về thử nghiệm: Tiêu chí về kịch bản, tiêu chí về dàn dựng của đạo diễn, tiêu chí diễn xuất của diễn viên.
Hội đồng duyệt vở của Tổng cục Chính trị Quân đội NDVN đã dành rất nhiều lời khen ngợi cho một vở diễn hết sức gai góc nhưng đầy xúc cảm.
Dàn nhạc sống cũng là nhân vật.
Những hồn cát đi lại như gió, như cát bụi, như hoa lông chông cũng là nhân vật.
Tất cả mọi thứ cuốn lại, trải ra, lôi kéo người xem đến ngộp thở, chan chứa nước mắt.
Chữ văn bản kịch đã được thổi vào đó hồn vía, tài năng, sức lực, trách nhiệm của cả một ekip, của các diễn viên tài năng.
Cuối tháng vở diễn ra rạp với báo chí và khán giả Hà Nội để tháng 11 tham gia Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế.

NGUYỄN QUANG VINH

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !