Phóng viên về rốn lũ Chương Mỹ: Không lội thì chúng tôi tác nghiệp ở đâu?

Khi tác nghiệp ở vùng rốn lũ Chương Mỹ, các phương tiện như thuyền bè, ca nô là "mơ ước xa vời" của phóng viên. Để đến được hiện trường chúng tôi phải di chuyển chủ yếu trên đôi chân của mình.

Là những phóng viên hiện trường, lại là phóng viên trẻ, chắc hẳn ai cũng muốn xông pha cống hiến để kịp thời những tin bài nóng hổi nhất, chân thực nhất và phản ánh được đúng nhất thực trạng hiện trường tới độc giả. Những khó khăn, nguy hiểm ở hiện trường chẳng đủ để làm nản lòng những phóng viên trẻ yêu nghề mà chính những sự phủ nhận tinh thần xông pha mới là liều thuốc làm giảm đi lòng nhiệt huyết của những phóng viên trẻ yêu nghề.

Hình ảnh căn nhà ngập nước, người dân cũng phải bì bõm lội nước để di chuyển ở thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến sau hơn 10 ngày.

Những ai đã từng tác nghiệp ở Chương Mỹ mùa nước ngập năm ngoái có lẽ đều hiểu đc cái khổ của người dân mùa nước lên và những người phóng viên hiện trường cũng là người cùng chung áo với người dân vùng lũ.

Mười mấy ngày rồi, huyện Chương Mỹ vẫn còn nhiều vùng ngập nặng, thậm chí cô lập. Cụ thể, những xã Nam Phương Tiến, Nhân Lý, Tân Tiến vẫn còn nhiều vùng bị ngập quá đầu người.

Ngay từ đầu xã, hình ảnh làn nước mát lành bao phủ toàn vùng làm người xem cứ ngỡ như đang được thả mình vào tour du lịch rừng U Minh hay miệt vườn sông nước miền Tây. Nhưng ở đằng sau làn nước ấy là sự khổ sở của người dân vì thiếu nước, thiếu lương thực, bị cắt điện và cả những sự cống hiến của biết bao phóng viên đang xông pha nơi vùng rốn lũ.

Hình ảnh các phóng viên lội nước vào tận từng căn nhà dân để lấy hình ảnh. Những nơi như thế này nếu không lội thì ai cho chúng tôi chỗ đứng để tác nghiệp.

Là những người ở hiện trường, hơn ai hết, những phóng viên hiện trường hiểu được mức độ và nên làm gì để có thể truyền tải thông điệp.

Trong những ngày tác nghiệp ở  vùng rốn lũ Chương Mỹ, các phương tiện như thuyền bè, phao, công nông, xuồng, cano được các phóng viên xin nhờ và tận dụng được chút nào hay chút ấy.  

Nhưng, thuyền thì không phải lúc nào cũng có và không phải chỗ nào cũng có, hơn nữa giá thuê cũng không rẻ. Mới hôm qua thôi (2/8/2018), tôi xuống tác nghiệp ở Chương Mỹ, dịch vụ cho thuê thuyền nở rộ.

Người cho thuê tính mỗi chặng ngắn là 10.000 đồng, chặng dài tùy theo. Đi theo giờ khoảng 100-300.000 đồng. Nhưng cần phải nói thêm, xuồng hay cano cứu hộ thì chỉ có lực lượng chuyên trách mới được dùng và chỉ đưa được phóng viên đến một số địa điểm theo diện “đi nhờ” chứ không phải là yêu cầu họ đưa đến chỗ này chỗ kia.

Trong hoàn cảnh ấy, phải là những người đã từng "bơi về Chương Mỹ" mới hiểu: Lội nước là giải pháp duy nhất của cánh phóng viên chúng tôi nếu muốn về với người dân nơi đây.

Hình ảnh phóng viên đứng lội nước giữa vùng nước ngập.

Nước ngập, trẻ con vùng lũ vui vẻ nô đùa dưới làn nước. Nhưng chúng không biết, dòng nước này là "bản hòa tấu" của đủ thứ chất thải người cùng động vật và đủ mọi loại rác thải trên đời.

Nhìn trẻ con nô đùa, cánh phóng viên chúng tôi cũng đưa máy lên chụp mà lòng nặng trĩu. Chúng tôi chẳng sợ nước cuốn hay sụp hố bởi lẽ, tỷ lệ sụp hố ga ở nông thôn chắc chắn không thể so được với những lần ngập lụt trong nội đô.

Điều mà chúng tôi sợ nhất là ghẻ lở hắc lào, nước ăn chân tay, nếu có không bị xước hay rắn cắn khi đang lội thì nguy cơ nhiễm trùng chẳng hề nhẹ chút nào.

Nhưng rồi tất cả các phóng viên về Chương Mỹ đều phải... lội và ngâm mình trong làn nước ấy.

Hẳn mọi người vẫn còn nhớ hình ảnh MC Mai Ngọc dẫn hiện trường bão và MC Nguyễn Xuân Anh cầm sổ đứng dưới mưa đã từng bị chê làm màu, nhưng sức lột tả thì không còn gì để nói thêm về sự ác liệt của cơn bão.

Bên cạnh hình ảnh 2 nữ MC trên, nhiều ngày nay, cộng đồng mạng lại được phen rực lửa bởi hình ảnh của BTV Hà Phương báo Lao Động ngâm nửa người dưới nước để dẫn hiện trường.

Lập tức, luồng tranh cãi giữa hai phe “cổ vũ lội” và phe “chống lội” lại được đốt nóng trên các diễn đàn và mạng xã hội. Thậm chí, hình ảnh này được đăng tải trên nhiều trang cộng đồng nghề báo để bàn luận rằng có nên hay không.

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, cảm thông, lo lắng cho sức khỏe của nữ phóng viên thì có không ít người chê trách hành động xông pha này, cho rằng nữ phóng viên này không có ý đồ gì khác hơn là "làm màu".

Nhiều ý kiến được đưa ra rằng, có nhiều hơn 1 cách để chọn chỗ dẫn và thể hiện mức độ của nước ngập. Việc lội nước như vậy gần như việc truyền tải thông điệp không đạt được hiệu quả.

Tác giả bài viết đang chuẩn bị lên xuồng cứu hộ đi nhờ một đoạn tới địa điểm khác ở Chương Mỹ.

Là phóng viên hiện trường trực tiếp tác nghiệp ở Chương Mỹ cả hai mùa nước nổi, nếu được nói việc làm này truyền tải thông điệp gì thì tôi nghĩ nó không cần dẫn cũng đủ để cho người xem thấy sau 10 ngày mà nước vẫn ở mức độ ngập như vậy.

Tôi vẫn nhớ lời khuyên của một "tiền bối" trong lĩnh vực ảnh báo chí: Bức ảnh báo chí hay là bức ảnh không cần chú thích. 

Tương tự như vậy, ngôn ngữ truyền hình hay nhất là tự thân hình ảnh nói lên được thông tin chứ không cần phải lời bình hay lời dẫn gì cả.

Có đi thực tế tác nghiệp ở hiện trường mới thấy được tình người hiện diện ở đủ nơi. Là cô bác bán hàng bị nước ngập, nhìn thấy phóng viên khổ sở đói khát vội “cứu trợ” cho một bát đỗ đen luộc trong khi chính họ cũng đang bị thiếu thốn. Là cảnh anh em phóng viên cùng nhau chung lưng áo mưa, lội chung dòng nước, chia nhau từng miếng lương khô, sẻ cho nhau từng ngụm nước nhỏ.

Những khó khăn ấy, nếu không một lần cùng đi hiện trường thì ít người có thể cảm thông và sẻ chia cho những phóng viên “lưng áo luôn ướt mồ hôi” như chúng tôi.

Huy Phạm

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !