Nguyên tắc hàng đầu trong bảo vệ trẻ em trên báo chí

Một trong những nguyên tắc hàng đầu được CRC quy định là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nguyên tắc này đòi hỏi người lớn, các bên liên quan khi có bất kỳ một hành vi nào có liên quan đến/ảnh hưởng đến/phục vụ cho trẻ em đều phải vì lợi ích tốt nhất

Lợi ích ở đây không chỉ là trước mắt mà cả lâu dài. Ví dụ: Khi tác nghiệp trong vụ hiếp dâm trẻ em, nhà báo có đặt ra câu hỏi cho mình: Có cách nào để thu thập thông tin mà không làm tăng thêm sự tổn thương cho nạ nhân? Có cách đi tin nào khác để thông tin đến với công chúng mà sự riêng tư của nạn nhân vẫn được đảm bảo? Việc thu thập thông tin cá nhân, chụp hình có sự đồng ý/được phép của họ/người giám hộ chưa? Liệu thông tin sẽ đăng trên báo có giúp cho người hiếu kỳ biết rõ về nạn nhân là ai và có thể dễ dàng tìm tới? Liệu 5 đến 10 năm sau, những thông tin được đăng tải hôm nay có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống riêng tư, công việc và quan hệ xã hội của nạn nhân?

Nguyên tắc hàng đầu trong bảo vệ trẻ em trên báo chí - ảnh 1

Ảnh Cổng thông tin Bộ LĐTB&XH

Một số gợi ý bảo vệ quyền riêng tư:

Hành vi xâm phạm

Đăng ảnh trực diện khuôn mặt nạn nhân

Đăng ảnh vùng thương/bệnh tật/vùng kín của trẻ em

Đăng ảnh trẻ em không mặc quần áo

Chụp hình không xin phép/không được đống ý

- Đăng đầy đủ hoặc một phần tên thật của nạn nhân

- Đăng đầy đủ hoặc một phần tên người nhà nạn nhân/giáo viên

- Đăng thông tin địa chỉ của nạn nhân giúp người khác có thể dễ dàng tìm thấy nơi ở, nơi tạm lánh, nơi học tập, sinh hoạt của trẻ em

- Mô tả quá chi tiết việc trẻ em trở thành nạn nhân của bạo hành, bị xâm hại tình dục

- Có những bình luận chủ quan, bình luận làm xấu hơn tình trạng của nạn nhân

Hành vi tôn trọng

- Làm mờ/che mặt nạn nhân trước khi đăng

- Đăng ảnh chụp phía sau hoặc tránh khuôn mặt

Không đăng những hình ảnh này

Không đăng những hình ảnh này

Chỉ chụp và đăng hình khi có sự cho phép

Viết tắt, đổi tên nạn nhân, người nhà nạn nhân

Chỉ nên đưa thông tin về địa danh là tên xã, huyện trở lên.

- Chỉ nên đăng một cách tổng quát

- Tránh việc tự bình luận

MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN RIÊNG TƯ

Điều 12 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR) ghi nhận:

“Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân.

Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy”.

Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 (ICCPR - Việt Nam tham gia ngày 24/12/2982) quy định:

“1. Không ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.

2. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy”.

Điều 16 Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC - Việt Nam tham gia 26/01/1990 và phê chuẩn ngày 28/02/1990) quy định:

“1. Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em.

2. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy”.

Luật Trẻ em 2016 của Việt Nam

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm "Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em"

Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư

1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cánhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam

Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

Số liệu điều tra 5 báo điện tử đăng năm 2012 cho thấy có 548 bài báo mà nội dung của chúng không đảm bảo sự riêng tư của trẻ em. Có những bài báo đã được dẫn lại nguyên văn (68%) hoặc một phần trên rất nhiều trang mạng khác nhau (báo chí, truyền thông, mạng xã hội…) với số lượng lên đến 2692 lượt. Có 62% bài báo mô tả một cách chi tiết hoặc mô tả chi tiết cùng với bình luận về trẻ em liên quan. Chủ đề xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ bài viết cao nhất (47%), tiếp đó là các chủ đề bạo hành/bạo lực (23%) và nhân đạo-từ thiện (11%). Đáng chú ý, các em nữ là đối tượng chủ yếu trong các bài báo này (74%). 79% trẻ em ở vùng khó khăn như miền núi và nông thôn. 39% bài báo đăng ảnh của trẻ em trực diện khuôn mặt, nơi tổn thương, cùng với gia đình hoặc nhà cửa/trường học. 47% bài báo cung cấp thông tin về bố mẹ hoặc người giám hộ. Thông tin về nơi ở của trẻ em được cung cấp cụ thể đến địa danh xã/phường/thị trấn (30%) và đến địa chỉ rõ ràng có thể tìm thấy được (thôn/xóm/đường - 41%)” 

Nguồn: Nâng cao nhận thức bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em, Codes 2013

Theo Chính sách Lao động-Xã hội

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !