Lần đầu tiên diễn tập ứng cứu an toàn thông tin mạng tại miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên một hoạt động diễn tập an toàn thông tin, an ninh mạng quy mô được tổ chức tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên nhằm tăng cường kỹ năng phối hợp, xử lý sự cố, đảm bảo an toàn thông tin mạng cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật khu vực này.

Sáng ngày 29/6/2018, tại Công viên Phần mềm Quang Trung, TP Đà Nẵng, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thành phố Đà Nẵng, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức Hội thảo - Diễn tập Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng khu vực miền Trung và Tây Nguyên năm 2018.

Đây là lần đầu tiên một hoạt động diễn tập an toàn thông tin, an ninh mạng có quy mô được tổ chức tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên nhằm tăng cường kỹ năng phối hợp, xử lý sự cố, đảm bảo an toàn thông tin mạng cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật khu vực này.

Tham gia Hội thảo - Diễn tập “Phòng chống tấn công APT vào hạ tầng thông tin quan trọng quốc gia” gồm có các cán bộ Lãnh đạo, các chuyên gia an toàn thông tin đến từ Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng (Bộ Quốc phòng), Cục An ninh mạng, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50 (Bộ Công an), các Trung tâm Công nghệ thông tin, An toàn thông tin của Văn phòng Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng chính phủ và các Bộ, ngành, các Sở Thông tin Truyền thông thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên và đặc biệt các chuyên gia an toàn thông tin của các đơn vị nắm giữ hạ tầng thông tin quan trọng quốc gia, gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn viễn thông Việt Nam VNPT, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam ACV, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Ngân hàng BIDV,… cùng các chuyên gia hàng đầu về giải pháp phòng chống tấn công APT vào hạ tầng thông tin quan trọng trong và ngoài nước.

Lần đầu tiên diễn tập ứng cứu an toàn thông tin mạng tại miền Trung - Tây Nguyên - ảnh 1

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu khai mạc hội thảo.

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, trong xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ, bên cạnh cơ hội phát triển cũng mang đến cho chúng ta những thách thức trước tội phạm mạng, tấn công mạng đang ngày càng gia tăng cả về quy mô và mức độ tinh vi, phức tạp vào các hạ tầng thông tin quan trọng quốc gia.

Vì vậy,  Hội thảo – Diễn tập là cơ hội để thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và rèn luyện sự phối hợp giữa các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin mạng với Cơ quan điều phối quốc gia (VNCERT) và giữa các đơn vị với nhau để nâng cao khả năng sẵn sàng trước tấn công mạng, bảo vệ hệ thống mạng, hạ tầng thông tin quan trọng; nâng cao ý thức, trình độ cho cán bộ kỹ thuật, nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn thông tin mạng, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh.

Lần đầu tiên diễn tập ứng cứu an toàn thông tin mạng tại miền Trung - Tây Nguyên - ảnh 2

Ông  Hồ Kỳ Minh – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phát biểu tại hội thảo

Ông Hồ Kỳ Minh – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chia sẻ: “Đối với thành phố Đà Nẵng, chúng tôi đã đưa vào vận hành Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử với đầy đủ các hợp phần theo Luật Công nghệ thông tin và khuyến nghị của Ngân hàng thế giới. Đến nay, hệ thống có trên 12.000 tài khoản cán bộ, công chức, viên chức của 230 cơ quan dùng thường xuyên; khoảng 86.000 tài khoản tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công và mỗi năm nhận, xử lý gần 4 triệu lượt hồ sơ dịch vụ công. Để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng cho các hệ thống CNTT, UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở TT&TT thành lập Đội vận hành và xử lý sự cố Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử; triển khai nhiều giải pháp phần mềm, phần cứng về an toàn thông tin (ATTT); đặc biệt là chủ động tham gia Mạng lưới Ứng cứu sự cố quốc gia, phối hợp với các cơ quan chuyên trách về ATTT trong phát hiện, xử lý sự cố an toàn thông tin.

Bên cạnh hội thảo sẽ là chương trình diễn tập được các đơn vị tham gia đánh giá hết sức thiết thực. Theo kịch bản  diễn tập, đây là tấn công có chủ đích (APT) được giả lập các pha tấn công hết sức thực tế nhưng lại khó lường: Một máy tính người dùng trong cơ quan nắm giữ hạ tầng quan trọng quốc gia bị lừa đảo (phishing) và nhiễm mã độc tưởng chừng như vô hại nhưng lại trở thành bàn đạp để hacker tấn công leo thang sang các hệ thống nội bộ khác, từng bước khai thác thông tin bao gồm cả các dữ liệu mật và tối mật, kiểm soát và chiếm quyền điều khiển hệ thống.

Lần đầu tiên diễn tập ứng cứu an toàn thông tin mạng tại miền Trung - Tây Nguyên - ảnh 3

Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc VNCERT (ảnh giữa)  điều hành Hội thảo 

Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc VNCERT, Trưởng ban tổ chức Hội thảo, Diễn tập cho biết: “Thông thường các cuộc Diễn tập về An toàn thông tin mạng là diễn là chính và tập là phụ, tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Lãnh đạo Bộ TT&TT phải chuyển tập là chính và diễn là phụ nên Ban tổ chức đã cân nhắc và quyết định lựa chọn kịch bản diễn tập thiết kế dưới dạng một cuộc thi trực tiếp trên mạng máy tính, giả lập một hệ thống thông tin quan trọng quốc gia để các cán bộ kỹ thuật nâng cao kỹ năng thực tế về phân tích mã độc, điều tra số, thực hành ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng".

Kết thúc diễn tập, trong 35 đội thi, 3 đội có thành tích xuất sắc nhất sẽ giành được những giải thưởng ý nghĩa từ Ban tổ chức. Đây cũng là một cách để khuyến khích tinh thần học hỏi, trau dồi kỹ năng của các đội, ông Nguyễn Khắc Lịch cho biết thêm.  

Hội thảo – Diễn tập là cơ hội để các cán bộ kỹ thuật được cập nhật tình hình, phương thức phòng chống tấn công APT, đảm bảo an toàn thông tin mạng; thực hành các kỹ năng, kiến thức của mình vào giải quyết những tình huống cụ thể, để sẵn sàng ứng cứu các sự cố do tấn công APT gây ra đối với hạ tầng thông tin quan trọng quốc gia. Đây cũng là bài thực hành quy trình ứng cứu sự cố trong mạng lưới; áp dụng các chính sách quản lý điều phối trong Quyết định 05/2017/QĐ-TTg và Thông tư 20/2017/TT-BTTTT vào thực tiễn, thực hành việc phối hợp giữa các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin mạng với Cơ quan điều phối quốc gia (VNCERT) và giữa các đơn vị với nhau để nâng cao khả năng sẵn sàng trước tấn công mạng, bảo vệ hệ thống mạng, hạ tầng thông tin quan trọng; nâng cao ý thức, trình độ cho cán bộ kỹ thuật, nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn thông tin mạng.

Tấn công APT – hiểm họa hàng đầu về an toàn, an ninh thông tin

Bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2010 đầu năm 2011, cho đến nay, tấn công APT luôn được xếp trong top đầu về hiểm họa an toàn, an ninh thông tin. Với phương thức tấn công tinh vi, liên tục khác nhau từ kỹ thuật cao đến kỹ thuật khai thác tâm lý xã hội (social engineering) tạo ra các biến thể qua mặt các giải pháp an toàn, an ninh thông tin và gây thiệt hại to lớn đặc biệt là các hạ tầng quan trọng quốc gia.

Số liệu khảo sát cho thấy, có hơn 27% các cuộc tấn công APT nhắm vào tổ chức Chính phủ. Tiếp theo là các tổ chức tài chính ngân hàng, doanh nghiệp viễn thông với dữ liệu khách hàng rất lớn. Trong khi đó, 80 - 90% mã độc được dùng trong các cuộc tấn công APT đều là mã độc được thiết kế riêng cho mỗi tổ chức và dường như việc ngăn ngừa toàn diện các cuộc tấn công APT gặp nhiều khó khăn mặc dù các tổ chức, doanh nghiệp hàng năm vẫn chi hàng tỷ USD cho các biện pháp phòng chống.

Thế giới và Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều cuộc tấn công có chủ đích sử dụng mã độc gián điệp (APT), tại Việt Nam minh chứng điển hình nhất là cuộc tấn công vào Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnamairlines) chiều ngày 29/7/2016. Bên cạnh đó, hiện vẫn còn tồn tại một khoảng cách lớn về tương quan lực lượng và năng lực giữa tội phạm mạng và đội ngũ phòng thủ. Hậu quả của một cuộc tấn công APT vào các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia luôn hiện hữu và không thể lường được, nó còn mang màu sắc chính trị phá hoại có thể làm suy yếu nền kinh tế, chính trị của một quốc gia mà không tốn một mũi tên, viên đạn.

Theo ghi nhận của VNCERT, năm 2017 đã có 13.382 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam cả 03 loại hình phishing, malware và deface, trong đó tấn công mã độc (malware) là 6.400 trường hợp; tấn công thay đổi giao diện (deface) là 4.377 trường hợp, và tấn công lừa đảo (phishing) là 2.605 trường hợp. Từ đầu năm đến 25/6/2018, đã ghi nhận được tổng cộng 5.179 sự cố (trong đó: 1122 sự cố phishing, 3.200 sự cố deface và 857 sự cố phát tán mã độc malware trên website).

Hàng năm, VNCERT chủ động điều phối các đơn vị ở Việt Nam tham gia các chương trình hội nghị, hội thảo kết hợp với các đợt diễn tập quốc tế như: Diễn tập giữa các CERT trong khu vực Đông Nam Á - ASEAN CERTs Incident Drill (ACID), diễn tập giữa thành viên Hiệp hội các Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Châu Á - Thái Bình Dương (APCERT Drill), Diễn tập ASEAN-Japan,...

Đoàn Hạnh

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !