Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành quan tâm tới Bưu điện hệ đặc biệt

Từ những ngày đầu cách mạng, một lực lượng Giao thông liên lạc bí mật của Đảng đã hình thành và sau đó phát triển, trưởng thành, trở thành Cục Bưu điện TƯ (nay gọi là Bưu điện TƯ). Đến nay, vẫn không nhiều người biết đến những chiến công, những hy sinh thầm lặng của những người Bưu điện hệ đặc biệt. Nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng, Chính phủ qua các thời kỳ thì hiểu rõ điều này.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành quan tâm tới Bưu điện hệ đặc biệt - ảnh 1
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội thảo Lịch sử Cục Bưu điện TƯ ngày 6/11/1997.

Trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp thông tin liên lạc theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc liên lạc là việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mệnh vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó bảo đảm thắng lợi”.

Vào thời kỳ năm 1941, tại chiến khu Việt Bắc, Hội nghị Trung ương Đảng họp lần thứ 8 đã đặt ra yêu cầu mới đối với việc tổ chức lực lượng Giao thông liên lạc. Sau khi đánh giá tình hình bấy giờ, Hội nghị đi đến kết luận: “Chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn cách mạng sắp tới. Đồng thời khẳng định tính phê phán công tác giao thông liên lạc trong thời gian qua thường bị gián đoạn để cho quân thù phát hiện và khủng bố, bắt bớ gây nhiều mất mát và khó khăn trở ngại cho phong trào trong mọi hoạt động của Đảng”. 

Để khắc phục những tồn tại này, Hội nghị đề ra một số biện pháp: “Sự liên lạc giữa các Đảng bộ này với các cấp bộ khác nhất thiết cần phải có ngành dự bị. Thí dụ từ A đến B phải có một ngành giao thông thì từ B đến A phải có một ngành giao thông khác. Hai ngành không biết nhau. Như vậy khi mất ngành này còn có ngành khác. Ta cần phải tìm ra các ngành giao thông đặc biệt mặc dù đường núi khó khăn, tốn mất nhiều thì giờ nhưng lại chắc chắn, quân thù khó khám phá và ngăn cản”. Từ đó, các Đảng bộ ở các cấp đã ra sức kiện toàn việc tổ chức các tuyến đường dây liên lạc.

Đồng thời, đoán trước được sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam, đồng chí Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo trực tiếp việc tuyển chọn một số thanh niên yêu nước có sức khỏe, có văn hóa đi ra nước ngoài đào tạo để trở thành những cán bộ lãnh đạo cách mạng đủ các mặt mà chủ yếu là cán bộ quân sự cùng nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện. Chấp hành tinh thần chỉ đạo, tháng 9/1941, các đồng chí Lâm Bá Kiệt (tức Phạm Văn Đồng) và đồng chí Dương Hoài Nam (tức Võ Nguyên Giáp) đã tuyển chọn được 10 đồng chí có đủ trình độ văn hóa lên đường đi Liễu Châu vào Trường Thông tin Vô tuyến điện điện báo của đệ tứ chiến khu do Trương Phát Khuê làm Tư lệnh thuộc quân đội Tưởng Giới Thạch. 


Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành quan tâm tới Bưu điện hệ đặc biệt - ảnh 2
Chiếc máy điện thoại Đại tướng Võ Nguyên Giáp dùng để chỉ huy chiến dịch Mậu Thân 1968 tại sở chỉ huy Bộ Tổng tư lệnh hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cục Bưu điện TƯ.


Tháng 12/1942, lớp học Vô tuyến điện ở Liễu Châu bế mạc. Các đồng chí tìm đường trở về nước và trở thành nhân lực hình thành Đài Thông tin Vô tuyến điện Trung ương. Đài này sau đó nối thông với các Đài khu vực tạo thành một mạng lưới thông tin liên lạc thống nhất trong toàn quốc chuyên trách phục vụ cho sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ.

Những năm sau khi đất nước hoàn hoàn giải phóng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn dành thời gian tới thăm Cục Bưu điện TƯ, động viên cán bộ công nhân viên của Cục vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.  

Ông Nguyễn Văn Lung, nguyên Cục trưởng Cục Bưu điện TƯ còn nhớ lần tổ chức Hội thảo Lịch sử Cục Bưu điện TƯ ngày 6/11/1997. Lần đó, trước khi tổ chức Hội thảo, Cục đã mời Đại tướng tới dự nhưng vì công việc bận nên Đại tướng trả lời không tới được và đã gửi thư chúc mừng, động viên và chỉ đạo Hội thảo.

Trong thư, Đại tướng viết: “Là một hệ thống thông tin liên lạc mật phục vụ Đảng và Chính phủ trên phạm vi cả nước trong công cuộc cách mạng và qua 2 cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược nước ta, đơn vị thông tin liên lạc mật đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, chịu đựng hy sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đơn vị đã cùng với ngành thông tin quân sự liên hệ mật thiết, phối hợp chặt chẽ, phục vụ có hiệu quả cao cho các chiến trường và các địa phương. Ngày nay trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đạt hóa đất nước, công tác thông tin liên lạc phục vụ Đảng và nhà nước cần được phát triển cả về số lượng và chất lượng, đội ngũ các anh chị em cán bộ và công nhân phải nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, nắm vững khoa học kỹ thuật tiên tiến, không ngừng phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ, phục vụ tốt các yêu cầu thông tin của Đảng và Nhà nước”.

“Tuy nhiên, điều bất ngờ là ngày diễn ra Hội thảo, các đồng chí lãnh đạo ngành Bưu điện và anh em trong Cục đã vô cùng vinh dự, vui mừng và cảm động vì Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có mặt. Cũng vì bất ngờ mà Hội thảo đã không hề có khẩu hiệu hay băng rôn chào đón Đại tướng”, ông Nguyễn Văn Lung nói.

Thế Tùng

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !