Bí quyết sống sót cho phóng viên trong vùng xung đột

Bài viết của nhà báo Carlos Cabrera viết trên trang www.pbs.org, nhằm chia sẻ về những kỹ năng tối thiểu cần nắm vững khi tác nghiệp ở các vùng đang diễn ra xung đột phức tạp.

Phóng viên chiến trường hay phóng viên hoạt động ở các vùng đang diễn ra bạo động luôn là một trong những nghề nghiệp nguy hiểm nhất trên thế giới. Chỉ một sơ suất nhỏ, họ sẽ phải trả giá bằng mạng sống của mình.

Đối với những nhà báo, phóng viên, đặc biệt là các phóng viên tự do, đang hoạt động tại các điểm nóng xung đột như Ukraine, Thái Lan hay Venezuela, việc phải làm sao để bảo toàn tính mạng là một trong những thử thách to lớn nhất khi tác nghiệp.

Khi tình hình dịu bớt, các nhà báo, phóng viên có thời gian để suy nghĩ về các ý tưởng và các câu chuyện. Nhưng, tình hình tại các điểm nóng luôn biến động khôn lường và những nhà báo, nhất là các phóng viên tự do, rất dễ bị cuốn vào đám đông trong tình trạng không thể tự chủ được, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bí quyết sống sót cho phóng viên trong vùng xung đột - ảnh 1

Vyacheslav Veremyi, phóng viên Ukraine đã bị thiệt mạng trong đợt xung đột ở Kiev

Để giữ an toàn cho tính mạng của mình, các nhà báo luôn phải ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản nhất dưới đây.

1. Phải nắm vững kỹ năng sơ cứu

Khi hoạt động ở các vùng bạo động, các nhà báo phải sẵn sàng để sơ cứu cho bản thân hoặc những người bên cạnh bất cứ khi nào.

2. Giữ bí mật thông tin lưu trú cá nhân

Các phóng viên hoạt động tại các vùng phức tạp cũng thường phải nhờ hoặc mạo danh người khác khi làm thủ tục đăng ký khách sạn. Điều này giúp đề phòng rủi ro bị trả thù, trừng phạt bởi các cá nhân hay phe phái có bất đồng chính kiến với một bài báo nào đó mà phóng viên đã tác nghiệp và xuất bản.

3. Luôn giữ bản copy của các tài liệu quan trọng

Các tài liệu như hộ chiếu (passport), thẻ nhà báo, visa... phải được lưu trữ cả ở dạng bản cứng và mềm nhằm đề phòng những bất trắc có thể xảy ra.

4. Số và người liên lạc trong trường hợp khẩn cấp

Trước khi tiến vào các khu vực nguy hiểm, phóng viên phải chắc chắn rằng các số liên lạc khẩn cấp đã được lưu sẵn sàng trong điện thoại và được chia sẻ với bạn đồng hành tin tưởng nhất. Đồng thời, nếu có bất cứ thay đổi nào xảy ra trong kế hoạch tác nghiệp, phóng viên phải cố gắng thông tin cho bạn đồng hành ngay lập tức. 

Đây sẽ là mấu chốt giúp tìm kiếm trong trường hợp xấu nhất như phóng viên bị mất tích, bị thương hoặc tử nạn.

Phóng viên vùng bạo loạn: mặc gì và mang theo gì?

1. Túi cứu thương, bản copy những giấy tờ quan trọng và bản đồ nơi đang tác nghiệp

Những thứ kể trên sẽ giúp phóng viên sống sót và tìm đến các địa điểm cần thiết dù sóng điện thoại có bị tạm cắt hay bị cuốn vào một đám đông hỗn loạn.

2. Một khoản tiền, cả nội tệ và USD

Tiền sẽ cứu nguy trong trường hợp phóng viên cần phải hối lộ ai đó để tìm đường thoát thân khi gặp nguy hiểm.

3. Một củ hành để trong túi áo 

Chỉ dẫn nghe có vẻ hài hước và “mê tín” - nhưng điều đó hoàn toàn nghiêm túc. Nếu bị tấn công bằng hơi cay, hãy đưa củ hành lên trước mũi, hành giúp làm giảm độc tính, khiến bạn dễ thở hơn.

4. Tất cả các đồ bảo hiểm gọn nhẹ giúp bảo vệ cơ thể

Trong những trường hợp xấu nhất, phóng viên không thể kiếm được thứ gì chuyên dụng thì kể cả một chiếc mũ bảo hiểm xe đạp cũng tốt hơn là không có gì.

Phóng viên tác nghiệp như thế nào trong tình hình phức tạp?

Phóng viên vùng chiến sự được đào tạo nên cất máy ảnh, máy quay trong ba lô khi di chuyển để đảm bảo di chuyển bằng hai tay không.

Việc dự trù máy ảnh nhỏ, thẻ nhớ đa năng và các phương tiện tác nghiệp khác cũng là điều cần thiết đề phòng những tình huống xấu xảy ra.

Một trong các nguyên tắc sống còn của phóng viên vùng chiến sự hay vùng đang căng thẳng là không bao giờ làm việc một mình. Liên minh tốt nhất là liên minh giữa các phóng viên trong cùng vùng hoạt động với nhau, giúp đỡ nhau tác nghiệp, bảo vệ và cứu sống nhau khi lâm nguy.

Không tiến lên phía trước một mình cho đến khi biết chắc những gì đang xảy ra ở phía trước. Trong đám đông hỗn loạn, những người “xung phong” luôn là mục tiêu tấn công của các bên đối lập.

Không dễ dàng cho người khác xem giấy tờ, các phóng viên cũng sẽ luôn phải đối mặt với tình trạng giả mạo cảnh sát hoặc người đang thực thi pháp luật để cướp giấy tờ, đòi tiền chuộc. 

Trong trường hợp bị đòi kiểm tra giấy tờ, các phóng viên được dạy phải giữ giấy chắc trong lòng bàn tay, không đưa cho bất cứ ai trừ khi bị uy hiếp bằng vũ lực.

Việc tiếp cận các quan chức chính phủ, quan chức địa phương và phỏng vấn các nhân vật tại điểm nóng cũng là một trong những kỹ năng tối quan trọng. 

Tại bất cứ vùng điểm nóng nào, các nguồn tin đều rất phức tạp và đối lập nhau. Trong hoàn cảnh đó, việc thiết lập quan hệ với những người dân có biểu hiện trung lập sẽ giúp phóng viên có được những thông tin gần với thực tế nhất.

Đối với những nhà báo, phóng viên tác nghiệp bằng máy quay phim, nguyên tắc cần nhớ là luôn tắt chế độ đèn báo quay để không ai biết là máy quay của phóng viên đang hoạt động hay không. Ngoài ra, việc đổi thẻ, giấu thẻ sau mỗi đoạn quay cũng là việc quan trọng phòng khi máy quay bị thu giữ, bị phá hủy. 

Trong những tình huống ngặt nghèo hơn khi bị bắt, bị khống chế, phóng viên phải luôn giữ máy quay ở trạng thái mở để thu lại diễn biến sự việc cho dù không thể quay được điều gì. Thậm chí, khi gặp nguy hiểm de dọa đến tính mạng, hãy dùng máy quay làm vũ khí tấn công trực diện kẻ đang uy hiếp mình. 

"Hãy nhớ rằng, không có câu chuyện nào quý giá hơn mạng sống của bạn", Carlos Cabrera viết trong bài chia sẻ của mình.

Lê Hương (lược dịch)

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !