Bác Hồ viết báo về bình đẳng giới

Không ai biết chính xác Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bắt đầu nghĩ đến cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ từ khi nào, song những bút tích Người để lại cho thấy Người viết về đề tài này từ rất sớm.
Bác Hồ viết báo về bình đẳng giới - ảnh 1

(Ảnh tư liệu)

Thân phận của người phụ nữ An Nam (nay là Việt Nam) dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và chế độ phong kiến cũ đã xuất hiện trong những bài viết từ rất sớm của Người. Năm 1922, Người có bài viết chuyên về đề tài này với nhan đề "Phụ nữ An Nam và sự đô hộ của Pháp" đăng trên báo Le Paria, số 5, ngày 1/8/1922, trong đó bóc trần thực tế đối xử tàn bạo của chế độ thực dân đối với phụ nữ nước ta dưới vỏ bọc "văn minh", "tự do", "công lý".

Năm 1926, người viết tại Quảng Châu, Trung Quốc bài viết "Mục dành cho phụ nữ: Về sự bất công" mà chỉ qua vài dòng ngắn ngủi lột tả được sự bất công về giới cao độ trong xã hội Việt Nam thời đó và kết luận bằng một lời hiệu triệu kêu gọi phụ nữ đứng lên đòi các quyền chính đáng của mình.

Bài báo viết: Đại Đức Khổng Tử nói: Chồng phải dạy vợ.

Đức Mạnh Tử lại lưu ý rằng: Đàn bà và trẻ con khó dạy bảo: Nếu cho họ gần thì họ khinh nhờn; nếu bỏ mặc họ thì họ thù oán.

Người Trung Quốc thường so sánh phụ nữ với con gà mái: "Gà mái gáy báo sáng là điềm gở cho cả gia đình".

Ở An Nam, chúng ta nói: Đàn bà phải quanh quẩn trong bếp.

Trong xã hội và trong gia đình, người phụ nữ bị hạ thấp tột bậc và không được hưởng chút quyền gì. Hỡi chị em! Vì sao chị em lại phải chịu sự áp bức bất công này?

MỘNG LIÊN (bí danh của Hồ Chí Minh)

Trích Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 2, trang 448

Tính chất vĩ đại của ý tưởng đấu tranh giải phóng phụ nữ của Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ nó có trước Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ được Liên Hợp Quốc thông qua ngày 18/12/1979 đến 53 năm, thể hiện tầm nhìn vượt thời đại của Người.

Sự vĩ đại còn lớn hơn nữa khi ta đặt bài viết vào bối cảnh năm 1926, khi Người còn chưa phải là lãnh tụ được mọi người thừa nhận, khi bản thân Người có lẽ chưa có cơm ăn, áo mặc đầy đủ; khi phần lớn các trí thức yêu nước Việt Nam thời đó chỉ nghĩ đến giải phóng dân tộc chứ chưa nghĩ đến giải phóng phụ nữ. Và đặc biệt, khi tác giả là một nam giới chứ không phải một phụ nữ.

“Tuyên ngôn” về bình đẳng giới

Trong rất nhiều bài viết về phụ nữ trong cuộc đời cách mạng của Người, người viết đặc biệt chú ý đến 2 bài viết rất quan trọng về phụ nữ của Người, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng về bình đẳng giới.

Năm 1952, giữa lúc cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp đang trong thời kỳ đầy khó khăn, thách thức, nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Người đã viết bài "Nam nữ bình quyền" (Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1970, tr. 31), nêu rõ thực chất cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ ở Việt Nam và gọi đó là “một cuộc cách mạng khá to và khó”. Người chỉ ra "vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật".

Bác Hồ viết báo về bình đẳng giới - ảnh 2

Bài báo có nội dung như sau:

Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ: Hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát, thế là bình đẳng bình quyền. Lầm to!

Đó là một cuộc cách mạng khá to và khó.

Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội.

...

Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật. Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công.

Có thể nói bài viết này của Người là một tuyên ngôn rõ ràng nhất, đầy đủ nhất, súc tích nhất về bình đẳng giới dù Người không dùng những từ này.

Mãi 54 năm sau, tư tưởng này của Người mới được thể hiện đầy đủ trong Luật Bình đẳng giới (được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2006).

Một bài viết quan trọng khác của Người là về phòng chống bạo lực gia đình chống lại phụ nữ.

Tháng 10/1960, Người viết bài "Phải thực sự tôn trọng quyền lợi của phụ nữ" đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 23/10/1960. Trong bài viết ngắn ngủi này, Người đã khẳng định "Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ". Người đưa ra nhiều bằng chứng thực tế về bạo lực gia đình, liệt kê có tính chất định nghĩa nhiều dạng bạo lực gia đình mà mãi đến năm 2007 mới được đưa vào Luật Phòng chống bạo lực gia đình, gọi đó là "những cử chỉ tàn nhẫn dã man" và chỉ ra các giải pháp phòng chống bạo lực gia đình mà ngày nay còn nguyên giá trị.

Tư tưởng cốt lõi của bài viết này mãi 33 năm sau mới được thể hiện đầy đủ trong Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Xoá bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993.

Cũng phải mất đến 47 năm sau, tư tưởng này mới được thể hiện trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình của Việt Nam (năm 2007).

Bài báo của Người là mẫu mực của lối tư duy dựa trên bằng chứng, cách tiếp cận liên ngành, đa cấp độ đối với một vấn đề xã hội phức tạp.

Nếu ta nhớ lại bối cảnh năm 1960, khi đất nước còn bị chia cắt, khi sự nghiệp giải phóng dân tộc mới đi được một nửa, khi đất nước còn bộn bề khó khăn cần lãnh tụ tập trung giải quyết, ta mới thấy hết sự vĩ đại của tư duy và tính nhân văn của Người khi nghĩ về đời sống phụ nữ Việt Nam và vai trò của họ trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Ngày nay, dù Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực gần chục năm, song nhiều người còn chưa hiểu và chưa ủng hộ việc thực hiện các luật này. Phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi trong gia đình, trong cộng đồng, trong các cơ quan Nhà nước, và trong xã hội. Vẫn có rất ít phụ nữ đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý ở tất cả các cấp. Bạo lực gia đình vẫn tiếp tục là mối đe dọa về nhân phẩm, sức khỏe, thậm chí tính mạng của nhiều phụ nữ.

Trong bối cảnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ vẫn còn nguyên giá trị, vẫn có tính thời sự. Cuộc cách mạng "nam nữ bình quyền" mà Người khởi xướng vẫn đang thôi thúc "từng người, từng gia đình, đến toàn dân" thực hiện. Người viết cũng thấm nhuần niềm tin sắt đá của Bác Hồ là cuộc cách mạng này "dù to và khó nhưng nhất định thành công".

PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi

Phó Viện trưởng Viện Xã hội học

Theo VGP

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !