Trung Quốc hợp nhất các cơ quan an ninh hàng hải
Các đơn vị sẽ sát nhập vào một cơ quan có tên là Cục Quản lý Đại dương Quốc gia Trung Quốc (NOA) bao gồm: đơn vị tuần tra bờ biển của Bộ Công an Trung Quốc, đội tuần tra thủy sản của Bộ Nông nghiệp và đơn vị chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan.
Ông Ma Kai, Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước, phát biểu trước Quốc hội Trung Quốc vào ngày hôm qua rằng chỉ có các lực lượng an ninh ven biển nằm rải rác ở các cơ quan là không đủ. Ông này cho biết việc hợp nhất sẽ giúp cho “bảo vệ quyền hàng hải của đất nước” trở nên tốt hơn.
Một cơ quan tham vấn, Ủy ban Đại dương Quốc gia sẽ được thành lập để giúp xây dựng chiến lược và phát triển các nguồn tài nguyên biển.
Việc tái cơ cấu được tiến hành sau nhiều tháng xảy ra các tranh chấp đầy giận dữ giữa Bắc Kinh, Tokyo và Manila cùng các nước láng giềng khác về các vùng biển chồng chéo ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông. Tranh chấp với Nhật Bản nói riêng đã khuấy lên sự lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự có thể xảy ra. Cả hai quốc gia hiện đang tiến hành tuần tra các tàu thuyền của đối thủ xung quanh quần đảo Senkaku (hay còn gọi là Điếu Ngư), thậm chí đã có những cuộc tranh đuổi trên không của các máy bay chiến đấu.
![]() |
Tướng Lưu Nguyên, Chính Ủy Tổng cục hậu cần Trung Quốc, người sẽ trực tiếp quản lý NOA |
Bộ trưởng Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc Xu Shaoshi, có nhiệm vụ giám sát NOA cho biết, việc tái cơ cấu sẽ giúp Trung Quốc cải thiện các nỗ lực bảo vệ chủ quyền của nước này. Ông từ chối cho biết khi nào kế hoạch sẽ được hoàn thành.
Tướng Lưu Nguyên, Chính ủy Tổng cục hậu cần Trung Quốc cho biết việc tái cơ cấu sẽ làm giảm rủi ro về nguy cơ phải đối mặt quân sự giữa Trung Quốc và các lực lượng hải quân của các nước khác. “Lực lượng này sẽ tiến hành tuần tra thường xuyên trên đại dương”, ông này nói.
Ở Trung Quốc có 17 cơ quan, bao gồm cả Bộ Ngoại giao và quân đội, hiện đang chịu trách nhiệm quản lý biển của nước này.
Các nhà phê bình trong nước ở Trung Quốc tỏ ra hoài nghi việc Bắc Kinh nâng cao quản lý biển cấp Bộ và cải thiện thực thi pháp luật hàng hải của nước này. Gao Shu, một giáo sư chuyên về đại dương tại Đại học Nam Kinh, cho biết vẫn còn đặt nhiều câu hỏi về lần tái cơ cấu này, đặc biệt là vai trò của Bộ Công an.
Jia Qingguo, một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cho biết việc mở rộng vai trò của chính quyền về đại dương sẽ phải đối mặt với sức đề kháng mới bởi nó sẽ làm giảm nguồn lực của các cơ quan chính phủ khác.