Trung Quốc đang quân sự hóa hay cưỡng bức trên Biển Đông?

Washington chưa thể đưa ra phản ứng mạnh mẽ với Bắc Kinh khi mà Mỹ vẫn chưa xác định rõ Trung Quốc muốn tiến hành quân sự hóa các đảo nhân tạo xây trái phép trên Biển Đông hay dùng đảo nhân tạo để ép láng giềng công nhận chủ quyền đơn phương.

Bất chấp lời kêu gọi của các quốc gia láng giềng và Mỹ, Trung Quốc vẫn không chịu dừng hành động xây dựng trái phép hàng loạt đường băng trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Thậm chí, vào mùa hè năm nay, cả giới chức quân sự và dân sự Trung Quốc còn tuyên bố Bắc Kinh đã hoàn thành chương trình cải tạo đất tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và đang tiếp tục xây thêm tiền đồn phục vụ mục đích dân sự. 

Những bức ảnh vệ tinh mới đây cũng cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục nạo vét xung quanh bãi Đá Vành Khăn và Đá Subi cũng như triển khai xây dựng đường băng thứ 3 trên quần đảo Trường Sa. Nâng tổng số đường băng mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên Biển Đông lên con số 4. 

Trung Quốc đang quân sự hóa hay cưỡng bức trên Biển Đông? - ảnh 1

Trung Quốc vẫn tiến hành cải tạo đất trái phép trên Biển Đông bất chấp sự phản đối của Mỹ và các nước láng giềng trong khu vực.

Thậm chí, hồi cuối tháng Bảy tại Diễn đàn khu vực ASEAN, Trung Quốc còn già mồm biện minh cho những việc làm sai trái bất chấp nỗ lực của Mỹ kêu gọi các bên liên quan dừng cải tạo đất, quân sự hóa đảo nhân tạo và ép buộc trên Biển Đông. 

Trên tạp chí National Interest, hai chuyên gia Patrick Cronin và Mira Rapp-Hooper tại Trung tâm An ninh Mỹ mới nhận định Mỹ có thể góp phần duy trì nền an ninh và ổn định trên Biển Đông nếu trong chuyến thăm tới Washington trong 2 ngày (24 – 25/9) của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, Mỹ thẳng thắn phản đối hành vi không thể chấp nhận được của Bắc Kinh. 

Khi hành động xây đảo nhân tạo và cải tạo đất rầm rộ của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế phải chú ý vào mùa xuân năm nay, giới chức hàng đầu Mỹ mới bắt đầu có những tuyên bố phản đối mạnh mẽ công khai. Tốc độ và quy mô xây đảo nhân tạo của Trung Quốc là đáng báo động. Nhưng nguy hiểm hơn cả là khả năng Bắc Kinh triển khai quân sự hóa đảo nhân tạo thành tiền đồn và dùng vũ lực ép buộc các quốc gia láng giềng phải chấp nhận chủ quyền đơn phương mà Trung Quốc tuyên bố. 

Bàn về hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nhấn mạnh: "Tôi tin rằng những cơ sở này rõ ràng phục vụ mục đích quân sự". 

Cụ thể, nếu Trung Quốc sử dụng các đảo nhân tạo để ngăn chặn quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, lợi ích của các nước trong khu vực, Mỹ và cả thế giới đều bị ảnh hưởng. Mối quan ngại này cũng được thể hiện trong bản báo cáo "Chiến lược an ninh hàng hải ở châu Á – Thái Bình Dương" do Lầu Năm Góc công bố hồi cuối tháng Tám. 

Tuy nhiên, cho tới nay, để đưa ra phản ứng thích hợp trước hành động của Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Barack Obama vẫn chưa phân định được rõ ràng thế nào là quân sự hóa đảo nhân tạo và thế nào là dùng tiền đồn trên Biển Đông để ép buộc. Do đó, cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung ở Washington sẽ là cơ hội để chính quyền của Tổng thống Obama chia sẻ và thảo luận với những người đồng cấp Trung Quốc. 

Việc xác định Trung Quốc có tiến hành quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông hay không là một việc làm không hề đơn giản. Bởi trong các tuyên bố công khai, Bắc Kinh chỉ thừa nhận những hòn đảo này sẽ được trang bị một số thiết bị phòng thủ phục vụ mục đích dân sự. 

Theo đó, trên quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cho lắp đặt radar, thiết bị viễn thông và các cơ sở hỗ trợ. Tuy nhiên, những thiết bị này hoàn toàn có thể phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự. Điển hình, các đường băng lên thẳng và cầu cảng có thể được dùng để hỗ trợ nghiên cứu và cứu hộ cũng như phục vụ công tác cứu trợ thảm họa nhưng chúng có thể phục vụ cả hoạt động của Hải quân và Không quân Trung Quốc. Và rõ ràng, khu vực đường băng dài 3.000 m hiện đang được Trung Quốc trang bị các thiết bị quân sự. Song cho tới nay, Trung Quốc vẫn chỉ có rất ít hành động ám chỉ ý định quân sự hóa các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa. 

Trung Quốc đang quân sự hóa hay cưỡng bức trên Biển Đông? - ảnh 2

Cận cảnh công trường thi công cải tạo đất và xây đảo nhân tạo trên Biển Đông mà Trung Quốc đang tiến hành.

Với Mỹ, nếu tiến hành quân sự hóa đảo nhân tạo, đầu tiên, Trung Quốc có thể đặt cố định hay điều động thường xuyên lực lượng máy bay quân sự tới bãi Đá Chữ thập, bãi Subi và bãi Vành Khăn. Thứ hai, Bắc Kinh có thể đặt cố định hay điều động thường xuyên tàu thuyền của lực lượng Hải quân tới các cơ sở cảng biển nằm trên đảo nhân tạo. Thứ ba, điều đáng quan ngại nhất là Trung Quốc còn có thể triển khai các thế hệ tên lửa hiện đại như "sát thủ diệt tàu sân bay" DF-21D tới đảo nhân tạo trên Biển Đông. 

Trên lý thuyết, Mỹ và các nhà lãnh đạo trong khu vực có thể ngăn Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa đảo nhân tạo trước khi Bắc Kinh điều động chiến đấu cơ và tên lửa tầm trung tới đây. Song không loại trừ khả năng, những lời cảnh báo có thể khiến Trung Quốc đẩy nhanh hơn nữa tốc độ quân sự hóa trên Biển Đông. 

Đáng nói, Bắc Kinh cũng đang từng bước điều chỉnh mọi động thái để vừa giành thêm ưu thế vừa tăng quyền kiểm soát mà không khích động phản ứng của liên minh chống Trung Quốc. Về phần mình, Mỹ cũng đã phát hiện Trung Quốc đang tăng cường các động thái quân sự gián tiếp như triển khai  lực lượng đổ bộ có khả năng xâm chiếm những hòn đảo đang tranh chấp chủ quyền với láng giềng, đặt cố định hoặc điều động thường xuyên lực lượng Bảo vệ bờ biển được vũ trang cùng tàu thuyền hoặc máy bay của các cơ quan hành pháp khác cũng như bố trí đạn dược và chiến đấu cơ. 

Giới lãnh đạo Mỹ cũng cần xác định Trung Quốc sẽ sử dụng các đảo nhân tạo để ép buộc láng giềng như thế nào. Không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ dùng đảo nhân tạo để phong tỏa những hòn đảo thuộc chủ quyền của láng giềng hoặc dùng đảo nhân tạo để xâm chiếm thực thể của các bên liên quan. Ngoài ra, Bắc Kinh có thể dùng chính đảo nhân tạo để đi xâm chiếm những hòn đảo chưa được xác định chủ quyền và đơn phương tuyên bố chủ quyền không phận và hải phận dưới dạng "vùng cảnh báo quân sự" bất chấp vi phạm luật pháp quốc tế. Thậm chí, Trung Quốc còn có thể dùng đảo nhân tạo để duy trì và bắt buộc các quốc gia tôn trọng vùng nhận diện phòng không mà Bắc Kinh đơn phương thiết lập trên các đảo còn đang xảy ra tranh chấp chủ quyền. 

Trong khi đó, mục tiêu chính sách của Mỹ là vừa bảo vệ trật tự và quy định pháp luật, vừa tìm cách đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như xác định rõ hành động quân sự hóa và ép buộc trên Biển Đông trước khi Bắc Kinh hoàn thành mọi kế hoạch. 

Trước thềm chuyến thăm tới Washington của ông Tập, Tổng thống Obama nhấn mạnh: "Trong một vài trường hợp, Trung Quốc cho rằng khi Mỹ kêu gọi Bắc Kinh dừng hành động trên Biển Đông hay ăn cắp bản quyền trí tuệ, Trung Quốc lại xem Mỹ đang kiềm chế họ". 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
MINH THU (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !