Có con trai mắc tự kỷ, để tránh những cơn kích động mạnh của con trai, nhà chị Hà lúc nào cũng lặng lẽ, tivi phải 'nói thầm', các em Minh thì cũng trở nên lầm lì, ít nói…
Liên quan đến những bất cập trong hoạt động của Trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt, Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam (VAN), đã có văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng, cơ quan khoa học và các nhà chuyên môn về tự kỷ.
Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ LĐ TB&XH) cho biết, đã yêu cầu Sở LĐ TB&XH Bắc Ninh và Sở LĐ TB&XH Hà Nội thanh tra, kiểm tra hoạt động của trung tâm Tâm Việt.
Trẻ tự kỷ sống chung với người nghiện hút, giáo trình dạy trẻ tự biên soạn, mỗi tháng Tâm Việt thu 300 triệu đồng… là những thông tin được hé lộ trong cuộc trao đổi của báo VietNamNet với ông Phan Quốc Việt – CEO của Tâm Việt group.
Sẵn sàng tuyển dụng người không có bằng cấp chuyên môn, người bán hàng tạp hóa để đào tạo, sau đó họ chỉ cần vượt qua 3 'cửa ải' tung bóng, đội nước, đứng trên con lăn là trở thành giáo viên dạy trẻ tự kỷ tại trung tâm Tâm Việt.
'Thân tàn ma dại' là cụm từ mà người ông đã phải thốt lên khi chia sẻ với chúng tôi giây phút đón đứa cháu nội của mình trở về sau 1 tháng học tại trung tâm Tâm Việt.
Khi một học sinh nữ là trẻ tự kỷ không chịu tập, N.T.T.D. (SN 1992) - giáo viên Tâm Việt, ném bóng liên tiếp, chỉ tay vào mặt em và hét lên: ‘Đùa với bố mày đấy à? Trong túi xách bao giờ cũng có dao đấy nhé’.
Việt Nam ước tính có khoảng một triệu trẻ tự kỷ, tới 8 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp.
Khởi đầu từ mong mỏi giúp Bo được thấu hiểu và bầu bạn khi tình cờ đọc được dòng chia sẻ của chị Hiền vào đầu năm 2018, Hà Khánh Phương – học sinh lớp 9 và là trưởng dự án A School Day for Bo/ Một ngày đến trường cùng Bo đã bắt đầu tìm hiểu và thuyết phục bạn bè cùng thực hiện dự án.