Tin thế gới 20/11: Bất ổn Zimbabwe chưa lắng; NATO – Thổ Nhĩ Kỳ lại căng
Tổng thống Zimbabwe Magube đồng ý từ chức |
*Các nguồn tin nước ngoài ngày 20/11 cho biết, Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã đồng ý từ chức và soạn thảo văn bản từ chức sau 37 năm điều hành đất nước.
Đảng cầm quyền Zimbabwe ZANU-PF đã loại ông Mugabe khỏi vị trí lãnh đạo đảng này và bầu ông Emmerson Mnangagvu, 75 tuổi làm người thay thế. Ông Mnangagvu mới bị Tổng thống Mugabe cách chức Phó Tổng thống từ 2 tuần trước.
Trước đó, đảng ZANU-PF đã ra lệnh nếu ông Mugabe không từ chức trước chiều 20/11, đảng này sẽ bắt đầu tiến trình luận tội ông. Nhiều hãng đưa tin, đảng cầm quyền có ý định đưa ông Mnangagvu lên giữ chức Tổng thống và đảng này có kế hoạch sửa đổi hiến pháp.
*Theo tờ Daily Mail, Tổng thống Mugabe (93 tuổi) đã không ăn uống gì từ hôm 18/11 đến nay. Ông đang bị quân đội quản thúc ngay tại khu biệt thự ở thủ đô Harare.
*Ngày 20/11, tờ Handelsblatt của Đức đăng tải bài viết nhan đề "Thuốc độc cho nền kinh tế" khi bình luận về thất bại trong đàm phán thành lập chính phủ mới của Đức giữa Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU), đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh (liên minh Jamaica).
Trước đó, đàm phán Jamaica đã kết thúc với thất bại nặng nề khi Chủ tịch FDP, ông Christian Lindner tuyên bố đảng này rút khỏi đàm phán liên minh thành lập chính phủ mới.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan |
*Ngày 19/11, phát biểu trên các phương tiện truyền thông, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng, sự khiêu khích với việc liệt ông và Tổng thống đầu tiên của nước này là Mustafa Kemal Ataturk vào danh sách "những kẻ thù" trong cuộc tập trận của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Na Uy là nhằm vào người dân Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không phải là lãnh đạo của đất nước này.
Ngày 18/11, Tổng thống Erdogan đã khước từ lời xin lỗi của NATO, sau khi tên của ông bị sử dụng làm bia trong cuộc tập trận của liên minh quân sự này. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định cách hành xử thiếu tôn trọng như vậy không thể được tha thứ một cách dễ dàng.
*Dự án khí đốt dòng chảy phương Bắc được phía Mỹ cho rằng sẽ gây nhiều bất lợi cho nước này tại thị trường khí hóa lỏng châu Âu, và đặt nghi vấn về mối liên quan đến chính trị của Nga. Theo đánh giá của giới chuyên gia, Mỹ muốn "chôn sống" dự án này bởi họ lo ngại việc phải đối đầu với một đối thủ sừng sỏ là Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga… Mỹ muốn “chôn sống” dự án Dòng chảy phương Bắc của Nga…
*Dù Ukraine và các nước Baltic được coi là nhóm các nước có nguy cơ cao đối với "mối đe dọa Nga", song có vẻ như mục đích thực sự của Hoa Kỳ không phải “bơm tiền” cho các nước này mà chính là giành lại quyền kiểm soát châu Âu. Trong năm 2018, Mỹ chỉ dành 350 triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine và 100 triệu – cho Latvia, Litva và Estonia "để cải thiện khả năng phòng thủ và kìm hãm sự đe dọa của Nga"…. Lý do Ukraine và các nước Baltic bị “lãng quên” trong kế hoạch của Mỹ…
*Theo truyền thông Iran, một chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng của nước này đã thiệt mạng trong khi chiến đấu chống tổ chức khủng bố IS ở Syria.
*Theo nguồn tin quân đội Syria, thành trì cuối cùng của IS đã nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội chính phủ và các đồng minh, qua đó đưa cái gọi là "vương quốc Hồi giáo" của IS tới bờ sụp đổ… các tin tức về Syria đọc chi tiết tại đây…
Tên lửa Triều Tiên |
*Theo Reuters, ngày 20/11, cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết đang theo dõi sát sao các diễn biến của Triều Tiên, với nhận định Bình Nhưỡng có thể chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng vươn tới lục địa Mỹ trong năm nay.
Trong một cuộc họp kín giữa cơ quan tình báo và các nghị sỹ Hàn Quốc, cơ quan này cho biết hiện chưa phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Bình Nhưỡng sắp thử hạt nhân, mặc dù bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên dường như đã sẵn sàng cho một vụ nổ khác vào “bất kỳ lúc nào”.
Trong khi các nghị sỹ cho rằng Bình Nhưỡng cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc kiểm soát thông tin bên ngoài, trong bối cảnh nước này đang đương đầu với các biện pháp trừng phạt của quốc tế.