Tin thế giới 18h30: Nga - Thổ Nhĩ Kỳ chưa nguôi tranh cãi sau vụ bắn rơi Su-24
Nga – Thổ Nhĩ Kỳ:
*Đại sứ thường trực của Nga tại NATO hôm nay (1/12) cho hay ông này đã cung cấp dữ liệu lên NATO nhằm chứng minh Thổ Nhĩ Kỳ chủ đích bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga trên không phận Syria.
Oanh tạc cơ Su-24 của Nga. |
*Tổng thống Putin cho hay Nga nắm trong tay thêm bằng chứng tình báo chứng minh trữ lượng dầu mỏ do IS kiểm soát đã được chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẵn sàng từ chức nếu bằng chứng này là sự thật.
*Các tàu Nga đã gặp khó trong hành trình đi qua eo biển Bosporus. Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc họ phải chờ đợi nhiều giờ trước khi cho phép đi qua eo biển này.
Theo tờ “Ngôi sao” của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ không có quyền đơn phương đóng cửa eo biển Bosporus. Điều này chỉ có thể nếu nước này đã chính thức bước vào cuộc chiến. Bosphorus được coi là một trong những eo biển ghê gớm (khó đi qua) nhất trên thế giới.
*Tổng thống Nga Putin đã quyết định không chấp nhận đề nghị đối thoại với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu ở Paris, Pháp, đồng thời lấy làm tiếc vì đã làm quá nhiều cho Thổ Nhĩ Kỳ.
*Sau khi giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của NATO về quyền phòng vệ, hôm 30/11, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ mọi gợi ý về việc Ankara nói lời xin lỗi Nga sau vụ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 hồi tuần trước.
Sau cuộc họp với Tổng thư ký NATO, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu còn đưa ra lời cảnh báo cho rằng những vụ việc tương tự sẽ có khả năng lặp lại nếu như chiến dịch không kích của Nga và liên quan do Mỹ dẫn đầu nhằm tiêu diệt lực lượng Nhà nước hồi giáo tự xưng IS tại Syria vẫn hoạt động riêng lẻ.
*Sau khi phi công trên chiếc Su-24 bị bắn chết lúc nhảy dù, không quân Nga đã trang bị cả súng ngắn và AK cho phi công.
Theo Life News, không quân Nga ra quyết định sau khi thiếu tá phi công 45 tuổi Oleg Peshkov trên máy bay Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi hôm 24/11 hy sinh vì bị đạn bắn lên từ mặt đất trong lúc nhảy dù. Vụ việc đang gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Moscow và Ankara.
Mỹ - Nga:
*Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ đã nhóm họp bên lề hội nghị thượng đỉnh biến đổi khí hậu ở Paris hôm 30/11. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận hàng loạt vấn đề như cuộc khủng hoảng tại Syria và tình hình chiến sự ở Ukraine.
Theo phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov, các cuộc thảo luận kéo dài 30 phút và "có nhiều sự kiện quan trọng". Cũng theo ông Peskov, "Tổng thống Obama đã bày tỏ sự thương tiếc trước vụ việc Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom của Nga trên không phận Syria".
Tên lửa hạt nhân chiến lược của Nga. |
*Một cuộc chiến tranh hạt nhân đầy đủ giữa Nga và Mỹ có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào vì những sai sót trong hệ thống cảnh báo các đòn tấn công tên lửa. So với thời Chiến tranh Lạnh, mối đe dọa này vẫn giữ nguyên cấp độ.
*Jeb Bush, em trai cựu Tổng thống Mỹ G.Bush, đồng thời là ứng cử viên đảng Cộng hòa tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹsắp tới cho rằng trong đối thoại với Nga về Syria, Mỹ cần phải đứng trên quan điểm sử dụng vũ lực.
“Đối thoại với Nga dựa trên quan điểm yếu đuối sẽ chỉ giúp Nga chứ không phải chúng ta đạt được mục đích. Nếu như trước đó chúng ta theo đuổi quan điểm cứng rắn hơn thì hiện nay tình thế đã có lợi hơn cho chúng ta rất nhiều”- ông Jeb Bush nhấn mạnh.
Không kích ở Syria:
*Phát ngôn viên Không quân Nga Igor Klimov cho hay các máy bay ném bom Su-34 của nước này sẽ được trang bị thêm tên lửa không đối không khi lần đầu tiên tham gia chiến dịch không kích ở Syria.
“Các máy bay ném bom chiến đấu Su-34 của Nga đã lần đầu tiên được trang bị không chỉ là bom và mìn lõm mà còn các loại tên lửa không đối không tầm trung và tầm ngắn. Việc trang bị tên lửa chỉ nhằm mục đích phòng vệ”, RT dẫn lời ông Klimov.
Nga trang bị thêm tên lửa khôngđối không cho các oanh tạc cơ Su-34 chiếnđấuở Syria. |
*Lầu Năm Góc hy vọng rằng chiến đấu cơ Su-34 được Nga trang bị tên lửa không đối không sẽ không dùng để chống lại Liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu tại Syria.
"Chúng tôi hy vọng rằng nếu Nga triển khai tên lửa (tên lửa không đối không trang bị trên Su-34) tại Syria, họ sẽ thực hiện theo Bản ghi nhớ giữa Nga và Mỹ liên quan đến an toàn các chuyến bay và không dùng các hệ thống này chống lại các máy bay của Liên quân", đại diện Lầu Năm Góc Trung tá Michel Baldansa nói.
*Trước câu hỏi nghi ngờ các cuộc tấn công gần đây của Moscow nhằm vào phe đối lập ở phía bắc Syria, Bộ Ngoại giao Pháp hôm 30/11 khẳng định Nga chỉ tiến hành các cuộc không kích nhằm tiêu diệt lực lượng IS ở Syria.
Trước câu hỏi liên quan tới các cuộc tấn công kể từ ngày 27/11 vào khu vực người Turk gần biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp, ông Romain Nadal cho hay: “Không có bất cứ sự mập mờ nào về mục tiêu tấn công, rõ ràng, mục tiêu là nhằm tiêu diệt IS”.
Trung Quốc:
*Hôm 30/11, tình trạng ô nhiễm không khí ở thành phố Bắc Kinhcủa Trung Quốc đạt mức tồi tệ nhất trong năm khi mà các trạm kiểm soát ô nhiễm đồng loạt báo cáo nồng độ cao các chất gây ô nhiễm cực độc. Chính quyền thành phố Bắc Kinh đã phải ban bố mức báo động màu da cam.
Cho tới chiều ngày 30/11, một số trạm kiểm soát tình trạng ô nhiễm ở Bắc Kinh báo cáo nồng độ các hạt siêu nhỏ PM2.5 cực độc trong không khí đã vượt mức 600 microgram/m3. Tới 20h cùng ngày, đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh cho hay nồng độ này là 666 microgram/m3.
Người dân thành phố Bắc Kinhđeo khẩu trangđể tránh hít phải các chấtđộc trong không khí. |
*Hôm 30/11, Cơ quan đánh giá chất lượng không khí (AQI) đo được tại một trạm kiểm soát ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc là 1.000 đơn vị, mức tồi tệ nhất trên toàn Trung Quốc. Theo hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc, chỉ số ô nhiễmcao trên 100 đơn vị là ở mức gây hại cho sức khỏe và liệt vào nhóm nguy cơ cao.
Khủng bố ở Paris:
*Kẻ tấn công khủng bố ở Paris đang bị cảnh sát truy nã Salah Abdeslam được cho đã mua 10 kíp nổ tại một cửa hàng bán pháo hoa trước ngày tiến hành khủng bố. Tình báo Phápcho rằng tên Abdeslam đang lẩn trốn tại Syria.
Salah Abdeslam, kẻ tấn công khủng bố ở Paris đang bị cảnh sát truy nã. |
Một nguồn tin hôm 30/11 cho hay những kẻ tội phạm còn lên sẵn kế hoạch cho nhiều cuộc tấn công khác nhằm vào các khu vực của người Do Thái, mạng lưới giao thông vận tải và trường học.
Tình hình Biển Đông:
*Trung Quốc có kế hoạch lắp đặt những “cánh đồng” sản xuất điện từ sóng biển gần các đảo trên Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với nhiều nước láng giềng, nhằm giảm nhẹ nguy cơ bị mất điện ảnh hưởng các radar quân sự mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên vùng biển này, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đưa tin.
Hình ảnh Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. |
*Một quan chức Philippines ngày 30/11 cho biết Manila tự tin trong vụ kiện Trung Quốc về những tuyên bố chủ quyền vô căn cứ trên Biển Đông, đúng 1 tuần sau khi Philippines trình bày những luận cứ trước Tòa trọng tài quốc tế. Trong khi đó, Trung Quốc tẩy chay vụ kiện này.
Hãng tin Reuters ngày 1/12 dẫn lời phó phát ngôn Tổng thống Philippines Abigail Valte cho biết: “Chúng tôi đã trình bày hết những luận cứ cho vụ kiện Trung Quốc, rằng đường chín đoạn của Bắc Kinh không có cơ sở xét trên luật pháp quốc tế”.
“Chúng tôi có một vụ kiện thuận lợi và chúng tôi hy vọng sau vòng xét xử này chúng tôi sẽ nhận được phán quyết của Tòa trọng tài trong vòng 6 tháng”, phó phát ngôn Tổng thống Philippines cho biết.
Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS:
*Thủ lĩnh IS ở Libya đã xây dựng một kế hoạch đầy tham vọng khi tận dụng vị trí địa lý và nguồn dầu mỏ dồi dào của quốc gia này để đẩy lùi kinh tế cũng như làm bàn đạp tổ chức các cuộc tấn công khủng bố khắp châu Âu.
Ngoài căn cứ ở Iraq và Syria, IS đang mở rộng hoạt động tại Libya. |
Trước thời điểm các quốc gia phương Tây đẩy mạnh không kích và quân sự nhằm tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Iraq và Syria, nhóm khủng bố này đã mở rộng địa bàn hoạt động sang Libya đồng thời thành lập căn cứ mới ngay sát châu Âu nhằm thực hiện các thương vụ mua bán dầu mỏ phi pháp và tổ chức tấn công khủng bố.