Từ nước Nhật nghĩ về nước mắm Việt

Trở lại với cuộc chiến nước mắm truyền thống và nước chấm công nghiệp của chúng ta. Ngẫm mà buồn. Ai, hay cái gì, đã đẩy 2 lực lượng đúng ra cùng “chung chiến hào” trở thành kẻ thù của nhau?

Do đặc thù công việc, tôi có cái may mắn được đi đó đây. Đất nước Mặt Trời Mọc là 1 trong số các quốc gia tôi ghé vài lần. Lần nào ít thì cũng khoảng nửa tháng và tôi đã đi qua đủ cả những vùng thành thị hào nhoáng lẫn miền nông thôn xa lắc của đất nước này. Người Nhật – như họ vẫn thường tự gọi mình là “con cháu của Thái Dương Thần Nữ” tiết kiệm, chu đáo, tỉ mỉ, lễ độ, khiêm cung ... như thế nào, chắc mọi người đều đã từng nghe qua, có lẽ không phải kể thêm.

Không quá khó để nhận ra "hồn cốt" văn hóa Nhật Bản trong từng sản phẩm dù là nhỏ nhất.

Mỗi lần tới Nhật, tôi đều rất thích thú với những thành phố, những nhà máy, xí nghiệp với công nghệ hiện đại mà trước đó khi đọc tạp chí hay dạo internet, tôi không thể tin rằng nó tồn tại: phương tiện vận tải mặt đất nhanh như máy bay, máy móc, công cụ rất Nhật, nhà cửa, xe cộ, quần áo đậm chất triết lý Nhật, thậm chí bồn xí bệt... dù rất hiện đại,vẫn thân thiện nhân văn kiểu Nhật.

Nhưng khi chạy xa tí chút ra nông thôn, tôi mới thực sự kinh ngạc. Những xóm làng nhỏ, sạch sẽ, đậm phong cách truyền thống Phù Tang, những xưởng thủ công nổi tiếng và giàu có... do một dòng họ nắm giữ, những lâu đài thành quách cổ xưa, những vùng thiên nhiên hoang sơ, đẹp mê hồn như thế kỷ 12... nằm đan xen ngay cạnh những gì có thể coi là hiện đại nhất nhì hoàn cầu. Khó có thể tưởng tượng những thứ ấy ở ngay cạnh nhau một cách hài hòa đến như vậy. Và những người dân ở làng đó, sáng mai có thể bắt tàu Shinkansen vào thành phố làm việc.

Từ lâu, những sản phẩm thủ công Nhật Bản như gốm hàn Kintsugi, kiếm Kanata, hộp tre Magewappa, búp bê Kokeshi, hình thêu Kogin-zashi, rượu Sake thủ công, Sơn mài Tsugaru, giấy Washi, guốc Geta,.... đã vang danh thế giới, khó có thể kể hết. Nhưng thật ra, trước thời Thiên Hoàng Minh Trị, thậm chí trước khi chính sách nổi tiếng OVOP (one village one product – mỗi làng một sản phẩm) đi vào hiện thực, nhiều sản phẩm ấy mới chỉ nổi tiếng trong nước Nhật, hoặc thậm chí trong vùng, và chỉ phục vụ cho nhu cầu nội tại.

Sau thất bại trong Thế chiến II, người Nhật quyết tâm hiện đại hóa đất nước, cái đó ai cũng biết. Nhưng ít người để ý người Nhật còn quyết tâm hơn rằng, đất nước hiện đại đấy phải mang đậm truyền thống văn hóa Phù Tang: Những gì tinh túy nhất phải được bảo tồn, và tôn vinh thành biểu tượng. Tư tưởng đó nhất quán trong từng chính sách, từng suy nghĩ, đến từng hành động của người dân bình thường. Nó tạo nên Nhật Bản hôm nay, với vô vàn dị biệt văn hóa độc đáo. Có khi nào bạn để ý, rằng khi cầm một sản phẩm bất kỳ, không cần đọc xuất xứ, đa số chúng ta đều có thể nói đó là hàng Nhật, hoặc phong cách Nhật.

Với rất nhiều người chưa chiêm nghiệm, quả thật thực sự khó hiểu về một đất nước, nơi ông chủ chế tạo ra những dây chuyền sản xuất vài trăm chiếc xe Toyota trong một ngày, tạo ra vài chục triệu đô la với hàng vạn việc làm, lại cũng chỉ được coi trọng ngang hàng với một ông lão nhà quê, già cả, ít học, khéo léo đan uốn được vài cái hộp tre Magewappa trong cùng thời gian.

Người Nhật cho rằng chỉ điều đó mới khiến họ tồn tại, hòa nhập mà không bị trộn lẫn, hòa tan trong thế giới đa dạng này.

Những nghệ nhân nấu rượu sakethủ công vùng Tottori.

Để hiểu rõ sự sống chung hòa hợp giữa truyền thống và công nghiệp hiện đại của người Nhật, hãy bước vào một tiệm shusi nổi tiếng nào đó ở bất kỳ đâu trên đất nước Phù Tang. Ở đó các bạn sẽ thấy những công nghệ hiện đại đã giúp ích cho các nghệ nhân như thế nào. Từ máy bảo ôn cá, nồi nấu cơm, dao thép siêu sắc, máy hút khói... nhưng hơn hết là uy quyền của người nghệ nhân làm cá shusi: Ở đó, mọi thứ chỉ là sân khấu cho người nghệ nhân. Ở đó, con người văn hóa làm chủ.

Rất ít quốc gia có thể tạo nên bản sắc không thể trộn lẫn cho bất cứ thứ gì họ làm ra, Nhật Bản là một trong số ít đấy. Số còn lại, mua đồ Nhật, hoặc gia công cho Nhật, hoặc nhái sản phẩm Nhật.

Tôi đã từng đến thăm một lò nấu rượu Sake thủ công vùng Tottori, ba đời ông, bố, con nghệ nhân cực kỳ lành nghề, ngoài công xưởng lớn đông công nhân, máy móc sản xuất đại trà những chai Sake thông thường, mỗi ngày 3 người chỉ làm 1 chai đặc biệt, không hơn, theo tên người sở hữu đặt trước, giá xuất xưởng đắt đỏ tính bằng nghìn đô la.

Khi tôi đến đó, đơn đặt hàng những chai rượu “có một không hai” này đã kéo dài đến 2034. Chính quyền địa phương vô cùng tự hào và dùng mọi biện pháp để quảng bá tính truyền thống mang tính biểu tượng của lò Sake này. Đó là lý do Sake Tottori được kéo lên thương hiệu, những nhà máy công nghiệp nấu rượu này bán khá chạy và có tiếng lan ra cả nước ngoài.

Cái mà tôi khâm phục nhất, là một chính sách khôn ngoan của giới lãnh đạo Nhật Bản khiến cho cả Sake truyền thống lẫn Sake công nghiệp không những không đối đầu giành giật thị trường ít ỏi, mà nương tựa nhau, chia phân khúc, cộng sinh thương hiệu, bản sắc, mở rộng đánh thị trường bên ngoài. Chính quyền, các nghệ nhân thủ công và nhà tư bản hòa làm một. Trong đó, nghệ nhân thủ công giữ vai trò hồn cốt văn hóa. Mỗi chai Sake vài ngàn đô không làm giàu được cho nước Nhật bao nhiêu, nhưng thiếu nó, còn lâu Sake Nhật mới vang danh thế giới.

Sake Tottori đã trở thành một thương hiệu độc đáo nổi tiếng toàn cầu của người Nhật.

Trở lại với cuộc chiến nước mắm truyền thống và nước chấm công nghiệp của chúng ta. Ngẫm mà buồn. Ai, hay cái gì, đã đẩy 2 lực lượng đúng ra cùng “chung chiến hào” trở thành kẻ thù của nhau?

Rồi một ngày thứ nước chấm công nghiệp, tôi phải nhấn mạnh đến thời điểm này nó vẫn là loại phụ gia thực phẩm an toàn với con người, vốn đáp ứng tốt cho người thu nhập trung bình lại là thương hiệu tự hào cho truyền thống văn hóa Việt, hoặc khi người Việt khá giả lên, hoặc khi đem ra với quốc tế? Hay sẽ là nước mắm Phú Quốc, nhưng Made in Thailand?

Hàng ngàn đồ thủ công khác, với hồn Việt trong nó, sẽ đi chung con đường?

Học giả nào đã nói “mất văn hóa, là mất nước”. Cốt lõi văn hóa nằm ở đâu?

Tất cả, nằm ở con người thôi.

Xuân Đôn

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !