Thủ tướng: Bộ ngành phát biểu ngắn gọn để dành thời gian nghe ý kiến doanh nhân

Thủ tướng Chính phủ cho rằng với doanh nhân, thời gian là tiền bạc, nên đã đề nghị các bộ ngành phát biểu ngắn gọn, dành thời gian lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp.
Thủ tướng: Bộ ngành phát biểu ngắn gọn để dành thời gian nghe ý kiến doanh nhân - ảnh 1

Sáng nay 17/5, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp với chủ đề “Đồng hành cùng doanh nghiệp” đang diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình.

Tới dự Hội nghị có nhiều vị lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành, tỉnh, thành phố.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự xúc động khi nhắc đến Hội nghị lần 1.

Xem trực tiếp Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp tại đây

Thủ tướng cũng nhắc đến các nhà tư sản, các chí sỹ yêu nước: “Hôm nay đây, đứng trước hội nghị tôi bồi hồi nhớ lại Hội nghị lần thứ nhất diễn ra cách đây 1 năm tại Hội trường Thống Nhất, khi Chính phủ mới bước vào tình hình mới trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức. Nhân sự kiện lần này, tôi nhớ đến một trong những nhà khởi nghiệp tư sản dân tộc tiêu biểu của chúng ta, ông Bạch Thái Bưởi từng nói: “Tôi muốn làm cho Hà Nội tươi đẹp như Paris”. Ông tổng kết bài học tư tưởng: “phải biết cung cấp cái người ta thiếu, cái người ta đang cần.” Và người thầy của đất nước Việt Nam, chí sỹ Lương Văn Can đã nói với đại ý: “Doanh nhân càng tiến bộ, buôn bán càng thành đạt. Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc gia thịnh suy”.

Thủ tướng khẳng định từ cả thế kỷ trước chúng ta đã có những chí sỹ yêu nước, nhà khởi nghiệp mang trong mình hoài bão lớn, bắt kịp xu thế của thời đại. Tấm gương của họ tiếp tục là niềm cảm hứng, làm rạng danh cho doanh nhân Việt Nam cho đến ngày hôm nay.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu cùng nhau đối chiếu lại những nguyên tắc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thủ tướng tái khẳng định quan điểm kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, khuyến khích đầu tư, đảm bảo tuân thủ pháp luật, cải cách thủ tục hành chính. “Tôi tin rằng các bạn nhìn thấy nỗ lực, quyết tâm của chúng tôi trong việc xây dựng một Chính phủ hành động, luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo thuận lợi nhất để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bình đẳng và bền vững”.

Tuy nhiên Thủ tướng cho rằng đó chỉ là những bước đi đầu tiên với những kết quả hết sức khiêm tốn. Còn rất nhiều việc phải làm, phía trước còn rất nhiều rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp. “Chúng ta gặp nhau lần thứ hai này để bàn kế hoạch hành động, để có được sự bứt phá cho sự phát triển doanh nghiệp, vì vậy Chính phủ cần những ý kiến thẳng thắn của quý vị, những người hàng ngày trải nghiệm, thấy rõ môi trường cạnh tranh này. Tinh thần của hội nghị là thẳng thắn, chân thành, và xây dựng”. Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi đây là hội nghị quy tụ lực lượng đông đảo nhất từ trước đến nay với sự tham dự của hàng nghìn doanh nhân, đại diện các bộ ngành, lãnh đạo các tỉnh thành, các tổ chức quốc tế.

Thủ tướng cũng nhắc lại kết luận của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 5 vừa diễn ra. Đó là phát triển kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. “Với doanh nhân, thời gian là tiền bạc, tôi trân trọng quý vị đã dành thời gian đến nghe và góp ý với Chính phủ. Tôi đề nghị các cơ quan nhà nước phát biểu ngắn gọn để dành thời gian cho các doanh nghiệp phát biểu.”

Ngay sau Hội nghị này, chiều cùng ngày, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng sẽ họp với các Bộ trưởng để thông qua một chỉ thị quan trọng sau khi tiếp thu ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp. Chính phủ tiếp tục tổ chức thực hiện tốt hơn Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp.

Ngay sau phát biểu khai mạc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo sơ kết tình hình 1 năm thực hiện Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng: 66% doanh nghiệp xác nhận phải trả chi phí không chính thức

Bộ trưởng thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo sơ kết tình hình 1 năm thực hiện Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Các điểm đã được cải thiện và một số điểm còn tồn tại: Bộ Tài chính dự thảo tháo gỡ khó khăn thuế, Công Thương xây dựng đề án phát triển thị trường trong nước. Các bộ ngành, địa phương cũng triển khai tích cực Nghị quyết 35..., đó là nỗ lực của tất cả để cải thiện môi trường kinh doanh.

Bộ trưởng cũng nhắc lại số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục từ trước đến nay. WorldBank đánh giá Việt Nam tăng 9 bậc về môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp đang lạc quan về triển vọng.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, từ phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp về chính sách và thực thi vẫn còn một số vấn đề  tồn đọng gồm: Chưa giải quyết triệt để về sự thống nhất luật dẫn đến vướng mắc về đất đai, đầu tư; Tồn tại tình trạng nhiều cơ quan cùng quản lý một vấn đề. 3 bộ cùng quản lý an toàn thực phẩm gồm Công Thương, Nông nghiệp, Y tế; Quy định thuế, hải quan chưa rõ ràng.

Chi phí nộp thuế Việt Nam cũng cao nhất khu vực, 39% lợi nhuận làm ra, cao hơn 2 lần Singapore. Trong khi đó, tốc độ tăng lương tối thiểu 8% nhưng năng suất lao động chỉ 4%. 

Chi phí không chính thức còn là gánh nặng cho doanh nghiệp. 66% doanh nghiệp xác nhận phải trả chi phí này.

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: Có doanh nghiệp 1 tháng bị thanh, kiểm tra đến 3 lần

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trình bày báo cáo tổng hợp công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, vẫn còn những quy định pháp luật, cơ chế chính sách chưa thực sự tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, làm phát sinh những thủ tục không cần thiết, không hơp lý, tiếp tục gây khó khăn cho việc thực hiện.

Bên cạnh đó, một số cán bộ, công chức còn nhũng nhiễu tiêu cực, chưa có cơ chế thực hiện hiệu quả để kiểm tra, giám sát; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn chồng chéo, kéo dài gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đưa ví dụ điển hình từ sự việc của doanh nghiệp tại Đồng Nai phản ánh một tháng bị thanh, kiểm tra đến 3 lần. Hay có doanh nghiệp ở địa phương khác bị thanh tra tới 12 lần trong năm.

Những tồn tại này, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đến từ việc chưa quán triệt đầy đủ, nhận thức đúng về chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động. Tư duy quản lý còn mang dấu ấn cơ chế xin-cho, bao cấp.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nêu rõ 6 nhóm định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp bao gồm:

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách; tăng cường thực thi thế chế, pháp luật;

Đẩy mạnh cải cách hành chính;

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận xử lý và trả lời kiến nghị của doanh nghiệp và người dân;

Đẩy nhanh xây dựng Chính phủ điện tử;

Đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác theo dõi kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông.

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng: Lãi suất hiện nay chỉ còn bằng 40% năm 2011

“Hiện nay tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm khoảng 53%-55% tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng, trong khi vốn huy động trung và dài hạn chỉ chiếm khoảng 13-14%. Đây là sức ép và rủi ro rất lớn về chênh lệch kỳ hạn của các TCTD”, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết.

Tuy nhiên, để duy trì được nguồn vốn đầu tư ổn định, NHNN vẫn đang cho phép các TCTD sử dụng tối đa 50% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của DN. 

Thực hiện Nghị quyết 35 của Chỉnh phủ, hệ thống các tổ chức tín dụng và NHNN đã tập trung vào các vấn đề cụ thể về điều hành tín dụng và cung ứng vốn cho nền kinh tế và cho DN.

NHNN đã điều hành đồng bộ các giải pháp nhằm mở rộng tín dụng có hiệu quả, phù hợp với việc kiểm soát lạm phát, đảm bảo cung ứng khoảng 40% vốn đầu tư cho nền kinh tế, chủ yếu nguồn vốn cho nền kinh tế vẫn đến từ hệ thống ngân hàng, cơ cấu tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh với tỷ trọng khoảng 80%. Trong đó, tín dụng trong khu vực nông nghiệp và nông thôn chiếm gần 20% tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng; tín dụng đối với DNVVN chiếm khoảng 22% tổng dư nợ của nền kinh tế.

Mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay khoảng 6%-11% đối với VND, khoảng 3%-4% đối với ngoại tệ. Mặt bằng này chỉ bằng 40% so với năm 2011 và đang ở mức tương đối hợp lý so với tương quan và bối cảnh nền kinh tế VN so với các nước khu vực, phù hợp với diễn biến điều hành tiền tệ và lạm phát, đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của người gửi tiền, các TCTD và DN.

Tiếp đó, các doanh nghiệp phát biểu ý kiến:

9h05'...

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV: Vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là gánh nặng về chi phí

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 35, Hiệp hội cơ bản tán thành và nhất trí báo cáo của Bộ KHĐT, VPCP, VCCI.

Hiệp hội đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thủ tướng và Chính phủ góp phần gỡ khó khăn cho DN, hỗ trợ DN hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, DN vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là gánh nặng về chi phí. Chi phí chính thức mặc dù đã giảm nhiều trong quá trình làm thủ tục thành lập DN, thủ tục thuế, hải quan. Tuy nhiên, chi phí tuân thủ pháp luật, thủ tục hành chính, thuế, lệ phí... vẫn còn ở mức cao. Nhiều quy định còn chồng chéo, phức tạp làm gia tăng chi phí của DN.

Chi phí không chính thức trong lĩnh vực thuế, hải quan có xu hướng giảm nhưng chi phí tiếp cận dịch vụ công như xin cấp chứng chỉ hành nghề, đánh giá tác động môi trường, tiếp cận tín dụng, phóng cháy chữa cháy... chưa cải thiện đã dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên, làm gảm năng lực cạnh tranh của DN.

Dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách gỡ khó cho DN, nhưng khâu thực thi vẫn còn nhiều vướng mắc, thể hiện ở sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, chưa coi DN là đối tượng phục vụ của công chức. Đạo đức công vụ thấp và nhiều yếu tố khác khiến công chức còn lạm dụng quyện hạn để kiếm chác nhờ chi phí ko chính thức từ DN.

Chi phí không chính thức vẫn muôn hình vạn trạng làm bóp méo cạnh tranh, làm giảm năng lực cạnh tranh của DN cũng làm hư hỏng bộ máy hành quản lý và làm giảm niềm tiên của nhân dân. DN buộc phải chi để được việc dù biết là phạm pháp nhưng để tồn tại, DN vẫn phải làm nên ần có sự chung sức của cả DN và công chức để khắc phục.

9h15'

Tổng Giám đốc HSBC Phạm Hồng Hải: Tiếp tục kiên định con đường cải cách để Việt Nam sớm trở thành "con hổ" mới của châu Á

Nếu doanh nghiệp trong nước chỉ dựa vào lợi thế nhân công giá rẻ thì sẽ khó trụ vững. Thay vào đó, doanh nghiệp trong nước cần đầu tư công nghệ để phát triển cạnh tranh bền vững. Hiện năng suất lao động người Việt Nam vẫn tương đối thấp, do đó cần sử dụng nhiều nguồn lực từ các nguồn khác nhau để nâng cao chất lượng giáo dục.

Cải cách giáo dục sẽ là trụ đỡ, giúp nâng cao năng suất lao động người Việt Nam nhanh nhất.

Đề nghị Chính phủ tiếp tục kiên định con đường cải cách để Việt Nam sớm trở thành "con hổ" mới của châu Á.

9h20...

Chủ tịch Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga: Cụ thể hóa chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự

Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục hành chính để thúc đẩy kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng phát triển. 

Cần sớm có văn bản cụ thể hóa chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự để bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, nâng cao tư duy dám nghĩ dám làm, mạnh dạn đầu tư và khắc phục các rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh.

9h40...

Bà Thái Hương: Muốn thành bếp ăn của thế giới thì phải chuẩn từ trong nước

Hiện nay sữa học đường vẫn là sữa cân. Dù có tiêu chuẩn sữa học đường nhưng hiện vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể về dạng sữa lỏng.

Bà Hương đặt câu hỏi, cho tới giờ không hiểu mắc ở đâu mà chúng ta vẫn chưa thể ban hành được tiêu chuẩn sản phẩm, nhất là về sữa.

Để biến Việt Nam thành bếp ăn của thế giới, theo bà Thái Hương thì trước hết phải làm tử tế ngay trong nước, phải ban hành tiêu chuẩn sản phẩm để doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh.

10h...

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM - Lê Hoàng Châu: Cần sớm sửa cơ chế đấu giá, sử dụng đất, khắc phục tình trạng "chân gỗ, quân xanh, quân đỏ" trong đấu giá.

Chính phủ cần có chỉ đạo, phối hợp với UBND TP HCM khẩn trương đưa ra giải pháp hạ nhiệt cơn sốt đất ở vùng ven thành phố. Hiện cơn sốt đất chủ yếu diễn ra tại một số quận như: quận 9, quận 12 và đã lan sang cả huyện Củ Chi, Cần Giờ. Đầu nậu, cò đất là thủ phạm chính gây ra cơn sốt đất này. Thành phố cần công bố rõ thông tin huyện nào lên quận để tránh việc giới cò đất lợi dụng, tung tin hoả mù. Ngoài ra, một số dự án của các tập đoàn lớn đầu tư tại thành phố cũng bị giới đầu nậu lợi dụng, đẩy giá lên.

Đề nghị sửa đổi một loạt quyết định của Thủ tướng liên quan tới khung pháp lý trong cổ phần hoá doanh nghiệp. Đồng thời, các cơ quan quản lý cũng cần sớm sửa cơ chế đấu giá, sử dụng đất, khắc phục tình trạng "chân gỗ, quân xanh, quân đỏ" trong đấu giá.

10h15...

Bầu Đệ: Tránh tình trạng cái gì dễ thì công làm, khó thì đẩy cho tư.

Cái gì tư nhân làm được thì Nhà nước không nên làm nữa, phải tạo cơ chế bình đẳng giữa bệnh viện công và bệnh viện tư. Tránh tình trạng cái gì dễ thì công làm, khó thì đẩy cho tư.

...

Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng: 66% doanh nghiệp xác nhận phải trả chi phí không chính thức

Bộ trưởng thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo sơ kết tình hình 1 năm thực hiện Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Các điểm đã được cải thiện và một số điểm còn tồn tại: Bộ Tài chính dự thảo tháo gỡ khó khăn thuế, Công Thương xây dựng đề án phát triển thị trường trong nước. Các bộ ngành, địa phương cũng triển khai tích cực Nghị quyết 35..., đó là nỗ lực của tất cả để cải thiện môi trường kinh doanh.

Bộ trưởng cũng nhắc lại số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục từ trước đến nay. WorldBank đánh giá Việt Nam tăng 9 bậc về môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp đang lạc quan về triển vọng.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, từ phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp về chính sách và thực thi vẫn còn một số vấn đề  tồn đọng gồm: Chưa giải quyết triệt để về sự thống nhất luật dẫn đến vướng mắc về đất đai, đầu tư; Tồn tại tình trạng nhiều cơ quan cùng quản lý một vấn đề. 3 bộ cùng quản lý an toàn thực phẩm gồm Công Thương, Nông nghiệp, Y tế; Quy định thuế, hải quan chưa rõ ràng.

Chi phí nộp thuế Việt Nam cũng cao nhất khu vực, 39% lợi nhuận làm ra, cao hơn 2 lần Singapore. Trong khi đó, tốc độ tăng lương tối thiểu 8% nhưng năng suất lao động chỉ 4%. 

Ông cho biết chi phí không chính thức còn là gánh nặng cho doanh nghiệp. 66% doanh nghiệp xác nhận phải trả chi phí này.

Tuân Nguyễn

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !