Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – New Zealand

Những năm gần đây quan hệ Việt Nam-New Zealand phát triển nhanh theo chiều sâu. Hà Nội hiện là nhà xuất khẩu đứng thứ 16 vào New Zealand và là nhà nhập khẩu đứng 19 của New Zealand.

I. Tình hình New Zealand gần đây

1. Nội trị:

Ngày 23/9/2017, New Zealand đã tiến hành bầu cử Quốc hội lần thứ 52; Công Đảng liên minh với Đảng New Zealand Trên hết và Đảng Xanh để thành lập Chính phủ mới với 63 ghế trong Quốc hội.

Ngày 26/10/2017, bà Jacinda Ardern tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng, công bố danh sách Nội các mới gồm 20 thành viên và nhiều Bộ trưởng ngoài Nội các. Đảng New Zealand Trên hết giữ 3 ghế quan trọng như Bộ trưởng Quốc phòng, Tài chính và Nội vụ. Ngày 07/11/2017, ông Trevor Mallard được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.

Chính phủ New Zealand tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ, chú trọng các nội dung hứa hẹn trong tranh cử; chính sách đối ngoại của Chính phủ hiện nay vẫn tiếp tục theo đuổi định hướng giống như các Chính phủ trước đây.

New Zealand được thiên nhiên ưu đãi với rất nhiều cảnh sắc tươi đẹp. Nguồn: Rentacampervan

2. Đối ngoại:

New Zealand đã tận dụng và hoàn thành tốt vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2015-2016), phát hành Sách trắng Quốc phòng (tháng 6/2016) thể hiện sự chủ động, tích cực tại các thể chế khu vực và quốc tế cũng như trong đối sách giải quyết các mối đe dọa an ninh, thách thức trong thập kỷ tới; ưu tiên duy trì môi trường hòa bình và ổn định; tăng cường gắn kết toàn diện và sâu rộng với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương; thúc đẩy tự do hóa thương mại; tích cực tham gia các thể chế khu vực và toàn cầu; đẩy mạnh quan hệ với các nước lớn và đối tác truyền thống; cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc; coi trọng tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược với ASEAN.

Quan hệ với Mỹ, New Zealand ủng hộ chính sách xoay trục sang Châu Á của Mỹ. Thủ tướng John Key có các cuộc tiếp xúc song phương với Tổng thống Barack Obama nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại Washington (4/2010, 4/2016), tại Hawaii (3/1/2014) để trao đổi về các vấn đề an ninh, vụ Snowden và đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); thăm Mỹ (7/2011 và 6/2014); hai Bộ trưởng Ngoại giao ký Tuyên bố Wellington xác định khuôn khổ hợp tác Đối tác Chiến lược mới (11/2010), hai Bộ trưởng Quốc phòng ký Tuyên bố Washington về hợp tác quốc phòng (6/2012); tham dự tập trận tìm kiếm cứu nạn trong khuôn khổ RIMPAC do Mỹ đề xướng. Hai Bên chú trọng hợp tác an ninh-quốc phòng, lập mới các cơ chế hợp tác song phương (Đối thoại Chiến lược thường niên cấp Thứ trưởng Quốc phòng và Đối thoại Chiến lược định kỳ cấp Bộ trưởng Ngoại giao), tham gia các sáng kiến toàn cầu về biến đổi khí hậu, khủng bố, vũ khí hạt nhân và tăng cường đối thoại về các vấn đề an ninh chiến lược khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Về kinh tế, Mỹ là đối tác thương mại thứ 4 của New Zealand với kim ngạch năm 2016 đạt 16,25 tỷ NZ$ (11,6 tỷ USD) .

Trung Quốc được coi là một đối tác quan trọng đối với New Zealand, nhất là về kinh tế, thương mại và đầu tư. Những năm gần đây New Zealand cũng chú trọng đẩy mạnh hợp tác quốc phòng-an ninh với Trung Quốc thông qua hợp tác nhiều bên (Australia, New Zealand, Trung Quốc, Mỹ) và tập trung vào khía cạnh cứu trợ cứu nạn, hoạt động nhân đạo. Hai bên thường xuyên duy trì các chuyến thăm/tiếp xúc cấp cao và có nhiều cơ chế hợp tác ở các cấp độ (tham vấn ngoại giao song phương định kỳ cũng như phối hợp/liên lạc chặt chẽ về các vấn đề cùng quan tâm giữa hai Bộ Ngoại giao, các cuộc đối thoại/tiếp xúc giữa các cơ quan lập pháp, các đảng chính trị, các địa phương, doanh nghiệp tư nhân).

New Zealand là nước đầu tiên trong Nhóm các nước Công nghiệp phát triển (OECD) ký FTA với Trung Quốc (2008), nước phương Tây đầu tiên trở thành thành viên sáng lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) ngay từ tháng 1/2015. Trung Quốc là nguồn khách du lịch lớn thứ 2 vào New Zealand (sau Australia) và nguồn nhập cư lớn nhất vào New Zealand (theo thống kê năm 2013, chiếm 4% dân số New Zealand). 

New Zealand chủ trương đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc nhằm khuyến khích Trung Quốc đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề an ninh chiến lược ở khu vực và thế giới và thường né tránh bình luận công khai về các vấn đề khác biệt với Trung Quốc như dân chủ nhân quyền, sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, New Zealand cũng tỏ ra khá lo ngại khi các nhà đầu tư Trung Quốc gia tăng sở hữu đất đai, nhà cửa và nông trại tại New Zealand; gia tăng hiện diện, đầu tư, viện trợ cho các nước láng giềng của New Zealand ở khu vực Nam Thái Bình Dương.

Với EU: là một đối tác quan trọng của New Zealand, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thương mại. Trước những thách thức từ việc chính quyền mới ở Mỹ rút khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái bình Dương (TPP), New Zealand đang tập trung nỗ lực để thúc đẩy việc đạt được một thỏa thuận thương mại tự do với EU – đối tác thương mại lớn thứ 3 của New Zealand với tổng kim ngạch thương mại hai chiều hiện đạt 20,91 tỉ NZ$ (khoảng 14,4 tỷ USD), cũng như các FTA song phương với các nước khác.

Quan hệ đối tác truyền thống với Australia không ngừng được củng cố. Australia được coi là đối tác song phương quan trọng nhất cả về kinh tế-thương mại và an ninh-quốc phòng. Hai bên duy trì các chuyến thăm, cơ chế đối thoại thường niên giữa Lãnh đạo cấp cao, Bộ trưởng Ngoại giao. Về kinh tế, Australia hiện là đối tác thương mại số một của New Zealand, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 2015 đạt 24,3 tỷ NZ$ (17,2 tỷ USD) và năm 2016 đạt 24,25 tỷ NZ$ (khoảng 17 tỷ USD). Với khu vực Nam Thái Bình Dương: New Zealand tiếp tục đề cao vai trò và ảnh hưởng tại khu vực NTBD. Hơn 50% viện trợ phát triển của New Zealand là dành cho các nước khu vực này.

Với các nước ASEAN: New Zealand là luôn coi trọng vai trò của ASEAN, đặc biệt trong bối cảnh ASEAN và New Zealand kỷ niệm 40 năm quan hệ đối tác và chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược (11/2015). ASEAN và New Zealand cũng đã xây dựng chương trình hành động giai đoạn sau 2015 để hiện thực hóa quan hệ Đối tác Chiến lược. New Zealand cam kết đóng góp 200 triệu NZ$ trong vòng 3 năm tới để thực hiện hai chiến lược về Con người và Thịnh vượng, coi đây là trọng tâm của Kế hoạch hành động ASEAN – New Zealand. ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 của New Zealand với kim ngạch hai chiều đạt 15 tỷ NZ$ tức khoảng 10,6 tỷ USD năm 2015 (tăng hơn 30% so với mức hơn 11 tỷ NZ$ tương đương 7,8 tỷ USD năm 2014) và 15,24 tỷ NZ$ (gần 11 tỷ USD) năm 2016.

3. Kinh tế:

New Zealand tiếp tục giữ được đà tăng trưởng tốt; chú trọng CPTPP, đàm phán RCEP, và FTA với Hàn Quốc, Trung Quốc. GDP năm 2013 đạt 2,7%, năm 2014 là 3,7%, 2015 đạt 2,4%, và 2016 đạt 2,6% (thuộc top 10 các nước OECD có mức tăng trưởng kinh tế cao với mức trung bình của cả khối là 1,8%); dự báo tăng trưởng 2,8% trong năm 2017, mức trung bình 2,7%-2,8%/năm trong 5 năm tới. Năm 2016, New Zealand được xếp số 1 thế giới về môi trường đầu tư và kinh doanh (theo khảo sát của World Bank và Viện Legatum Institute). Các đối tác thương mại chính là Australia, Trung Quốc, EU, Mỹ, Nhật, ASEAN.

Ngày 24/3/2017, New Zealand công bố Chiến lược thương mại tầm nhìn 2030, đặt mục tiêu tạo ra thị trường cho 90% hàng hóa xuất khẩu của nước này vào năm 2030 .

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tại Đà Nẵng. Ảnh:VGP.

II. Quan hệ Việt Nam – New Zealand

1. Chính trị:

Ngày 19/6/1975, Việt Nam và New Zealand thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 11/1995, Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán tại TP. Hồ Chí Minh được thiết lập. Tháng 5/2003, Việt Nam lập Đại sứ quán tại New Zealand; năm 2005 mở Văn phòng Thương vụ tại thành phố Auckland, đến cuối 2007 chuyển về Thủ đô Wellington.

Những năm gần đây quan hệ hai nước phát triển nhanh, mạnh. New Zealand coi trọng quan hệ với Việt Nam và coi Việt Nam là nhân tố quan trọng trong chính sách đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam và New Zealand thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện (9/2009); ký Chương trình hành động giai đoạn 2013-2016 triển khai quan hệ Đối tác toàn diện (2013), ra Tuyên bố chung nhất trí tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác toàn diện hướng tới Đối tác chiến lược (3/2015). Trong chuyến thăm chính thức New Zealand của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (01 - 03/12/2016), hai bên tiếp tục khẳng định tinh thần hướng tới Đối tác Chiến lược, hai bên đã hoàn tất việc soạn thảo và ký Chương trình Hành động giai đoạn 2017-2020 bên lề Hội nghị Cấp cao APEC 2017.

Trao đổi đoàn: Về phía New Zealand có: Toàn quyền Jerry Mateparae (8/2013), Thủ tướng New Zealand John Key (11/2015), Bộ trưởng Ngoại giao thăm làm việc (2010, 2012, 2014, 4/2017), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Bin Inh-lích thăm làm việc (9/2013), Thủ tướng John Key thăm chính thức (7/2010 và 11/2015) và thường xuyên có các cuộc gặp với Lãnh đạo cấp cao ta bên lề các Hội nghị như EAS và APEC hàng năm. Về phía Việt Nam có: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (9/2009), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (4/2012), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (3/2015); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (tháng 11/2016). Ngoài ra, các cơ chế hợp tác song phương như Tham khảo Chính trị, Ủy ban Hỗn hợp về Kinh tế và Thương mại, Đối thoại Chính sách Quốc phòng được tổ chức đều; lần đầu tiên họp cơ chế Đối thoại Chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng (11/2015). Năm 2015, hai bên đã kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (19/6/1975-19/6/2015).

2. Kinh tế, thương mại, đầu tư:

Kim ngạch thương mại hai chiều tăng đều qua các năm, từ 300 triệu USD năm 2009 tới 750 triệu USD năm 2013 (tốc độ tăng bình quân khoảng 20%/năm). Năm 2014 đạt hơn 800 triệu USD, 2015 đạt hơn 700 triệu USD và năm 2016 đạt xấp xỉ 707 triệu USD (ta xuất 358 triệu USD và nhập 349 triệu USD). 2017, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 900 triệu USD (ta xuất hơn 425 triệu USD và nhập hơn 401 triệu USD). New Zealand là đối tác thương mại lớn thứ 31 của Việt Nam, Việt Nam là đối tác lớn thứ 17 của New Zealand.

Về đầu tư: Tính đến nay, New Zealand có 28 dự án còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 101,94 triệu USD, đứng thứ 41/120 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 14 của New Zealand, chiếm 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của New Zealand. Trong đó, Việt Nam là nhà xuất khẩu đứng thứ 16 vào thị trường Niu Di-lân, tăng 3 bậc so với năm 2015 và là nhà nhập khẩu đứng 19 của New Zealand. Hiện Việt Nam có 06 dự án liên doanh đầu tư tại New Zealand với tổng vốn đăng ký là 25,62 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực như: công nghiệp chế biến, chế tạo; khách sạn và ăn uống; nông lâm nghiệp và thủy sản…

Về ODA: New Zealand dành cho Việt Nam vốn ODA ổn định và tăng dần theo từng năm, từ 3,2 triệu NZ$ tương đương 2,3 triệu USD năm tài chính 2003-2004 lên tới 10,5 triệu NZ$ bằng khoảng 7,4 triệu USD năm tài khóa 2012-2013 (trung bình khoảng trên dưới 10 triệu NZ$ tức khoảng 7 triệu USD/năm, qua các kênh song phương và đa phương); tập trung vào các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, giáo dụcđào tạo, phát triển nông nghiệp-nông thôn bền vững. New Zealand cam kết trong giai đoạn từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2018 sẽ cung cấp cho Việt Nam 26,66 triệu NZ$ (tương đương 18,6 triệu USD).

3. An ninh, quốc phòng:

Hai bên duy trì trao đổi đoàn, hợp tác chia sẻ thông tin trong khuôn khổ Bản ghi nhớ hợp tác Quốc phòng (2013), Thỏa thuận giữa Cảnh sát New Zealand và Bộ Công an về hợp tác Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia(2010) và tổ chức họp Nhóm Công tác hỗn hợp song phương 2 năm/lần nhằm đánh giá kết quả thực hiện. New Zealand hỗ trợ Việt Nam tổ chức các khóa tập huấn về chống khủng bố, kỹ thuật hình sự và điều tra, phòng chống tội phạm rửa tiền, tội phạm công nghệ cao, y tế cứu thương chiến thuật. Hai bên hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ Interpol cũng như Tuyên bố chung ASEAN - New Zealand năm 2005 về hợp tác chống khủng bố quốc tế. Hai bên tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ đào tạo, nhất là tiếng Anh chuyên ngành Gìn giữ hoà bình, duy trì các chuyến thăm của tàu hải quân và cơ chế Đối thoại Quốc phòng song phương.

4. Giáo dục đào tạo:

Hiện có gần 3000 sinh viên Việt Nam đang học tại New Zealand (đứng thứ 9 trong các quốc gia có sinh viên); và mỗi năm khoảng 20 cán bộ các Bộ-ngành Việt Nam thụ hưởng học bổng ELTO, ELTSO, và ASEAN do Chính phủ New Zealand đài thọ. Hai nước đã ký Thỏa thuận Hợp tác về Giáo dục Đào tạo giai đoạn 2012-2015 (ký tháng 4/2012) và Thỏa thuận mới cho giai đoạn 2015-2018 (ký tháng 8/2015), Kế hoạch hợp tác chiến lược về giáo dục 2015-2017 (ký tháng 11/2015). New Zealand tiếp tục cấp học bổng cho sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam theo học các chuyên ngành khác nhau tại các trường Đại học của New Zealand, duy trì Chương trình đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, quan chức cao cấp Việt Nam. Ngoài ra, Bạn cũng giúp ta tổ chức các khóa đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ Hội nghị Cấp cao APEC 2017.

5. Lao động:

Hai nước đã ký Thỏa thuận về Chương trình việc làm trong kỳ nghỉ (tháng 12/2011) và chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2012.

6. Giao thông vận tải:

Hai nước ký Hiệp định vận tải Hàng không song phương ngày 17/10/2003, có hiệu lực năm 2004, được sửa đổi vào tháng 3/2015 (nhằm tăng cường an ninh, an toàn hàng không theo tiêu chuẩn mới của ICAO và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác hàng không hai nước). Lượng khách du lịch New Zealand sang Việt Nam có tăng song chưa đáng kể (2009: 18.400 người, 2010: 24.600 người, 2011: 26.500 người, 2012: 26.621 người, 2013: 30.957 người, 2014: 33.120 người, 2015: 31.960 người; 2016:36.455 người, 2017: 49175 người). Từ tháng 6/2016, Hàng không New Zealand (Air New Zealand) khai trương đường bay thẳng Auckland -TP. Hồ Chí Minh, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu nhân dân hai nước.

7. Nông nghiệp:

Hai bên đồng ý ưu tiên xem xét các yêu cầu tiếp cận thị trường đối với khoai tây (củ tươi dùng làm thương phẩm, củ giống), vẹm xanh của New Zealand và cá tra/basa, hoa cúc, hoa hồng, hoa huệ, chôm chôm, bưởi, vú sữa, nhãn của Việt Nam. Hiện mới có xoài và thanh long là mặt hàng hoa quả tươi duy nhất của Việt Nam được xuất vào thị trường New Zealand (do hạn chế về khoảng cách địa lý, phương tiện vận chuyển và quy chế giám định chất lượng nhập khẩu và vệ sinh an toàn thực phẩm rất chặt chẽ của New Zealand).Bạn dự kiến sẽ kết thúc quá trình đánh giá rủi ro nhập khẩu đối với nhiều loại nông thủy sản của Việt Nam như chôm chôm, nhãn, vú sữa, bưởi vào năm 2021.

8. Hợp tác đa phương:

Việt Nam và New Zealand đều là thành viên của các tổ chức, diễn đàn khu vực, quốc tế quan trọng: Liên hợp quốc, WTO, APEC, ASEM và một số cơ chế hợp tác của ASEAN; ủng hộ, phối hợp chặt chẽ trong đàm phán, ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thúc đẩy sớm kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (New Zealand nhiệm kỳ 2015-2016, Việt Nam nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021). New Zealand ủng hộ Việt Nam vào Ủy ban Kinh tế-Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) 2016-2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO 2015-2019, ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công APEC 2017.

9. Việt kiều:

Cộng đồng người Việt Nam tại New Zealand có khoảng hơn 5.000 người, chủ yếu sinh sống ở Auckland, Christchurch và Wellington. Đại bộ phận kiều bào có cuộc sống ổn định và tinh thần hướng về quê hương đất nước.

T.M (theo BNG)

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !