PTTg Phạm Bình Minh: Việt Nam đóng vai trò dẫn dắt các diễn đàn đa phương

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, năm vừa qua Việt Nam đã tổ chức rất thành công nhiều diễn đàn đa phương quan trọng với vai trò dẫn dắt, vừa thể hiện được sự quan tâm chung nhưng vẫn đáp ứng được lợi ích của Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 15/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao đổi thẳng thắn về công tác đối ngoại của Việt Nam năm 2018, tình hình Biển Đông cũng như công tác bảo hộ công dân thời gian vừa qua.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn báo chí ngày 15/1/2019. Ảnh: Phạm Hải

PV: Phó Thủ tướng đánh giá thế nào về công tác đối ngoại của Việt Nam năm 2018?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Tình hình thế giới diễn biến bất thường, nhưng xu hướng chung vẫn là hòa bình ổn định. Có những diễn biến không như chúng ta dự đoán, như chiều hướng các nước quay lại chủ nghĩa bảo hộ, vấn đề dân túy… Điều này khiến nhiều nước cảm nhận được sự bất ổn, điều chỉnh không kịp dẫn đến vấn đề xảy ra trong quan hệ quốc tế. Quan hệ của một số nước trên thế giới, dù là đồng minh nhưng cũng có những diễn biến khác thường.

Xu thế các năm qua cũng cho thấy các cơ chế đa phương phát triển, tôn trọng các cam kết quốc tế đã được ký kết, dựa trên luật pháp quốc tế. Dù có một số trào lưu muốn rũ bỏ các cam kết đã có hay nhìn nhận lại các cơ chế đa phương nhưng dù vậy, nước ta và đông đảo quốc gia khác vẫn đang phát triển dựa trên các cơ chế đa phương, định chế đã sẵn có này. Chưa kể đến những vấn đề tranh chấp, xung đột tiếp tục diễn ra.

Trong bối cảnh đó, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta vẫn triển khai đầy đủ. Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao chúng ta đến các nước vẫn được mở rộng. Năm nào cũng có các hoạt động của lãnh đạo nước ta ra nước ngoài nhưng năm 2018 chuyến thăm của các lãnh đạo ta đến các nước quan trọng và việc họ mong muốn chúng ta đến thăm đã nói lên vai trò vị thế của Việt Nam, đồng thời cho thấy rằng hoạt động của chúng ta hết sức hiệu quả và cần thiết.

Về số lượng lãnh đạo, nguyên thủ các nước đến thăm Việt Nam dù các khu vực khác còn rất nhiều vấn đề và cả trong nước cũng họ cũng có nhiều việc phải giải quyết nhưng việc họ dành các chuyến thăm Việt Nam đã cho thấy các hoạt động và các chuyến thăm vẫn diễn ra và mở rộng… Trong xu thế đó, Việt Nam tiếp tục mở rộng và nâng cấp quan hệ với một số nước – điều không phải dễ dàng trong bối cảnh hết sức phức tạp.

Một dấu ấn hết sức quan trọng là tham gia tích cực vào các hoạt động đa phương, tổ chức tại Việt Nam các diễn đàn phương quan trọng. Việc tổ chức các diễn đàn có thể vẫn là sự kiện thường niên các năm nhưng vấn đề quan trọng là được diễn ra tại Việt Nam với vai trò chúng ta dẫn dắt, đặt ra những vấn đề quan tâm chung. Trên thế giới hàng năm có rất nhiều diễn đàn và thế giới cũng có thể chọn lựa để tham gia nhưng tại Việt Nam chúng ta cũng đã thu hút được nhiều lãnh đạo cấp cao các nước và có cả sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp rất đông đảo. Những nội dung chúng ta dẫn dắt thể hiện sự quan tâm chung nhưng vẫn đáp ứng được mục đích, lợi ích của chúng ta.

Có rất nhiều hoạt động và thành công trong hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước năm 2018. Có thể kết lại là như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu tại Hội nghị ngoại giao 30 khẳng định Hoạt động đối ngoại là điểm sáng trong thành công của Việt Nam 2018.

PV: Thưa Phó Thủ tướng, tình hình Biển Đông trong năm qua diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là vấn đề quân sự hóa. Vậy quan điểm của Việt Nam về vấn đề này như thế nào và những giải pháp để giải quyết là gì?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Biển Đông vẫn là vấn đề quan tâm hết sức lớn, không chỉ của Việt Nam, của các nước trong khu vực mà cả các nước ngoài khu vực. Bởi bất cứ vấn đề gì xảy ra ở Biển Đông cũng tác động tới môi trường hòa bình an ninh, tự do hàng hải, thương mại hàng hải, giao lưu trên khu vực Biển Đông.

Năm 2018, tình hình diễn biến phức tạp do sự thay đổi nguyên trạng Biển Đông, do kết quả của vấn đề mở rộng các đảo đá, quân sự hóa các đảo đá khu vực, làm cho các nước hết sức lo ngại về việc Biển Đông trong tương lai sẽ trở thành khu vực dễ xảy ra sự kiện xung đột, từ đó ảnh hưởng tới môi trường hòa bình ổn định trong khu vực mà của cả Châu Á – Thái Bình Dương.

Do đó, các nước quan tâm và có nhiều hoạt động quân sự diễn tập tại khu vực này, làm cho tình hình Biển Đông “nóng” hơn. Quan điểm chúng ta Biển Đông là mối quan tâm chung, không được tiến hành các hoạt động có thể dẫn đến sự cố, gây xung đột trong khu vực. Việt Nam là nước sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Lập trường của chúng ta là tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982), đó là quyền của các nước có vùng đặc quyền kinh tế và bờ biển, không xâm phạm các vùng đặc quyền kinh tế. Chúng ta vẫn tiếp tục thúc đẩy và hoan nghênh các các sáng kiến nào góp phần duy trì hòa bình trên Biển Đông.

PV: Thời gian vừa qua, các nước lớn tiếp tục tăng cường hoạt động trên Biển Đông, những điều này có gây ra khó khăn hay thách thức cho tình hình trên Biển Đông hay không? Xin Phó Thủ tướng cho biết dự đoán về vấn đề Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc – ASEAN? 

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Các hoạt động của các nước, tàu của các nước liên quan tới khu vực Biển Đông, quan điểm của chúng ta là tất cả đóng góp phục vụ mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 thì chúng ta không phản đối. Đó cũng là con đường tự do thông thương trên cơ sở hòa bình, những mục tiêu mà chúng ta luôn ủng hộ.

Đối với Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông COC, chúng ta phải biết rằng, giữa ASEAN và Trung Quốc đã có Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) từ 2002 đến nay.

Cho đến nay, gần 20 năm, trong DOC đã có điều khoản phải tiến tới xây dựng COC. Việc ASEAN - Trung Quốc thương lượng xây dựng COC không phải điều nằm ngoài tiến trình DOC nhưng diễn ra chậm hơn mong muốn của các bên.

Kiểm điểm 10 năm thực hiện DOC, năm 2012, các nước cũng mong muốn sớm kí kết COC. Tuy nhiên cho đến nay, năm 2017, 2018 mới bắt đầu thương lượng được các thành tố COC, chưa có văn bản về COC. Đây là thương lượng nội bộ trong ASEAN và Trung Quốc, chưa có văn bản nào công bố ra bên ngoài.

COC phải đảm bảo các nguyên tắc: Thực hiện hiệu quả, ràng buộc về pháp lý và thực thi được. Trong các điều khoản DOC có nhiều điều khoản chưa thực hiện được, dù hàng năm vẫn kiểm điểm đánh giá việc thực hiện DOC, trong đó có thay đổi các hiện trạng tại Biển Đông, đó là điều DOC chưa làm được, COC phải đảm bảo các yếu tố có tính chất pháp lý ràng buộc.

PV: Phó Thủ tướng có đánh giá như thế nào về công tác bảo hộ công dân trong năm qua?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Công tác bảo hộ công dân là nhiệm vụ quan trọng của đối ngoại, của Bộ Ngoại giao, đặc biệt là các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Trong tình hình đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng, quan hệ chúng ta ngày càng rộng mở, nhất là nhu cầu của người Việt Nam đi ra ngoài càng tăng lên nhanh chóng, từ người lao động tới số người đi du lịch ra nước ngoài cũng ngày càng tăng lên. Do đó, công tác bảo hộ công dân lại càng có vai trò quan trọng vì diễn ra ở những nơi có cơ quan đại diện, không có cơ quan đại diện.

Theo số liệu thống kê, năm 2018, số lượng bảo hộ công dân cho đến thời điểm hiện nay là tăng 22% so với năm 2017, trên 10 nghìn người được bảo hộ công dân dưới nhiều hình thức, từ những thuyền viên đánh bắt cá cho tới người lao động, người đi du lịch, học tập… Cũng xảy ra rất nhiều trường hợp, cụ thể nhất là Tết dương lịch vừa qua, không may mắn có đoàn du lịch Ai Cập bị đánh bom. Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập đã chủ động giải quyết ngay cùng với địa phương để bảo hộ công dân Việt Nam.

Các hoạt động của cơ quan đại diện thường xuyên giải quyết về vấn đề người lao động, người du lịch hay kể cả vấn đề đi du lịch bất hợp pháp sang Đài Loan ở lại để lao động – hành động vi phạm pháp luật mà chúng ta rất phản đối.

Có thể nói là công tác bảo hộ công dân rất đa dạng, nhiều vấn đề. Trong năm qua, công tác bảo hộ công dân của chúng ta hết sức tích cực, đảm bảo cho người dân Việt Nam đi ra bên ngoài trước tiên phải tôn trọng luật pháp sở tại và luôn được hưởng quyền bảo hộ công dân trong việc đối xử một cách nhân đạo. Chính vì vậy trong nhiều năm qua Bộ Ngoại giao đã có tổng đài mở 24/24. Nếu người Việt Nam ra nước ngoài roaming (dịch vụ chuyển vùng quốc tế - PV), điều đầu tiên mà tổng đài nhắn tin đến là nếu có vấn đề gì ở sở tại, số liên lạc về lãnh sự là số này số này… Điều đó nói lên là công tác bảo hộ công dân được truyền thông tin đến từng người dân. Mong rằng người dân Việt Nam đi ra bên ngoài, bất cứ vấn đề gì thì có đường dây nóng liên lạc với cơ quan đại diện Việt Nam.

Tiến Dũng

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !