Hội nghị BCH Đảng bộ TP Hà Nội: Chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, kết quả nổi bật

Ngày 13/10, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XVI tổ chức Hội nghị lần thứ mười để xem xét, thảo luận và quyết định một số vấn đề quan trọng.

Hội nghị đã nghe dự thảo 04 Báo cáo gồm: (1) Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 09 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 03 tháng cuối năm 2017; (2) Báo cáo kết quả công tác xây dựng Đảng 09 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 03 tháng cuối năm 2017; (3) Kết quả 01 năm triển khai thực hiện 08 Chương trình công tác lớn của Thành ủy khóa XVI; và (4) Kết quả thực hiện khâu đột phá về “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới”.

Phát biểu kết luận Hội nghị của Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nêu rõ, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ X đã tập trung thảo luận kỹ về những nội dung hết sức quan trọng, nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, các cấp ủy từ sau Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố và từ đầu năm đến nay; trên cơ sở đó đẩy nhanh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm 03 tháng cuối năm 2017 và định hướng các nhiệm vụ thời gian tiếp theo.

09 tháng đầu năm, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Thủ đô và đất nước diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức đan xen. Tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; trong nước, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, bão, lũ, dịch bệnh, nhất là sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, bất thường, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống nhân dân; tuy nhiên, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tốc độ tăng trưởng được cải thiện rõ nét qua từng quý; an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả nhất định. 

Với tinh thần chủ động dự báo; xây dựng kế hoạch sát tình hình thực tiễn; phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô đã tập trung chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm nhiệm vụ chính trị của Thành phố, đạt một số kết quả nổi bật như sau:

Chỉ đạo, điều hành quyết liệt thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an ninh, quốc phòng và đối ngoại 09 tháng đầu năm đạt kết quả tích cực. 

Tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố (GRDP) ước tăng 8,1% (theo cách tính mới của Tổng cục thống kê là 7,14%), dự kiến cả năm tăng 8,5%, đạt kế hoạch đề ra. Thành phố đã tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp; huy động vốn đầu tư xã hội tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng 10 bậc, xếp thứ 14/63 tỉnh, thành. Thu hút khách du lịch, nhất là khách quốc tế nhiều khởi sắc (ước đạt 17,97 triệu lượt, tăng 9%, trong đó khách quốc tế, tăng 23,5%). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện là 146,4 tỷ đồng, đạt 71,5% dự toán, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. 

Thực hiện “Năm kỷ cương hành chính”, các cấp, các ngành Thành phố đã  siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến tích cực, được cộng đồng doanh nghiệp, người dân ghi nhận; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và tác nghiệp. Tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng hiện nay đã đạt 96%; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được triển khai rộng hơn. Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) tăng 6 bậc, xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố. Hà Nội xếp thứ 3 cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông.

Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, xây dựng đô thị, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường chỉ đạo, điều hành, với nhiều giải pháp hiệu quả hơn; công tác quản lý đất đai được chú trọng chỉ đạo; đã cấp Giấy chứng nhận và đăng ký kê khai đất đai lần đầu đạt 100%, trong đó: đất ở đạt 98%; đất nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa đạt 98%. Công tác chiếu sáng, chỉnh trang đường phố được đổi mới, quản lý hè phố, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, vệ sinh môi trường được duy trì. Xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực và đạt nhiều kết quả; nổi bật là huyện Thanh Trì đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; dự kiến hết năm 2017 Thành phố sẽ có 4 huyện, 73,8% xã được công nhận xã nông thôn mới. 

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm chỉ đạo, đạt nhiều kết quả tốt, an sinh xã hội được đảm bảo; đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa sâu sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - liệt sỹ; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 8.211 nhà cho người có công; đến nay Thành phố không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 ước còn 1,77%. Hà Nội tiếp tục là đơn vị dẫn đầu về số lượng, chất lượng học sinh giỏi trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Chất lượng cơ sở vật chất và khám chữa bệnh được chú trọng; chỉ đạo đồng bộ các biện pháp kiểm soát dịch sốt xuất huyết. Thể thao Thủ đô tiếp tục phát triển, đoàn VĐV Hà Nội tham dự SEA Games 29 dẫn đầu cả nước về số huy chương.

Đảm bảo an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị trên địa bàn; giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp về an ninh nông thôn; tai nạn giao thông được kiểm soát, giảm trên cả 3 tiêu chí. Nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương được đảm bảo; hoàn thành kế hoạch diễn tập khu vực phòng thủ. Tập trung giải quyết vụ việc phức tạp về an ninh trật tự xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Tình hình chính trị ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Các hoạt động đối ngoại được tăng cường theo hướng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư, đã đi vào thực chất hơn. 

Lãnh đạo thực hiện đồng bộ các mặt công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị đạt kết quả toàn diện, nổi bật. Cụ thể:

Thành ủy và các cấp ủy đảng đã chủ động tiếp tục rà soát, bổ sung các quy chế, quy trình công tác; tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Quy định về trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu. Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị đạt kết quả tích cực. Chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020; ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng, củng cố cơ sở Đảng; giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn; đến nay đã tập trung giải quyết xong một số vụ việc, ổn định tình hình ở một số địa bàn, ngăn chặn không để phát sinh điểm nóng.

Các cấp ủy đã tập trung xây dựng và triển khai các kế hoạch khắc phục hạn chế, khuyết điểm, yếu kém sau kiểm điểm trên từng lĩnh vực; hoàn thành rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý nhiệm kỳ 2015-2020; quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 bảo đảm bài bản, khoa học, chặt chẽ, đúng quy trình. 

Thực hiện nghiêm việc kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, nhất là đối với các tổ chức đảng, đảng viên được gợi ý kiểm điểm sâu theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII); về thực hiện cải cách hành chính; đẩy mạnh các hoạt động của lĩnh vực nội chính; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; đổi mới công tác dân vận, hướng về cơ sở, gần dân, sát dân, phát huy dân chủ, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, tạo đồng thuận của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền các cấp.

Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng lưu ý một số điểm: Việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của một số cấp ủy, chính quyền có nơi, có lúc chưa thực sự quyết liệt. Công tác quản lý cán bộ, đảng viên có nơi, có lúc còn thiếu chặt chẽ; vẫn còn một số cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực thi nhiệm vụ, giao tiếp, ứng xử chưa chuẩn mực, gây bức xúc trong dư luận.

Vai trò, sự vào cuộc của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là ở cơ sở có nơi, có việc, đặc biệt là việc khó khăn, phức tạp chưa rõ nét. 

Công tác phân tích, dự báo của một số cơ quan, đơn vị tham mưu chưa sát; sản xuất kinh doanh còn không ít khó khăn; tái cơ cấu nông nghiệp vẫn còn chậm; chuỗi liên kết, nhất là khâu chế biến, tiêu thụ chưa chặt chẽ, hiệu quả. Vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp, khai thác cát... còn khá phổ biến; xử lý tồn đọng vi phạm trật tự xây dựng có nơi chưa triệt để; tái lấn chiếm lòng đường, vỉa hè còn tiếp diễn; vẫn còn nợ xây dựng cơ bản tại một số huyện; giải ngân vốn đầu tư công thấp. Công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết còn để diễn biến phức tạp. Vệ sinh an toàn thực phẩm; ô nhiễm môi trường vẫn còn đáng lo ngại, việc xử lý cơ sở vi phạm chưa triệt để; tình trạng ùn tắc giao thông, khiếu kiện đông người; còn để xảy ra vụ việc mất an ninh trật tự tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, gây bức xúc dư luận; tình hình cháy, nổ vẫn diễn biến phức tạp. 

Về thực hiện 08 chương trình công tác của Thành ủy: 

Xác định việc xây dựng và thực hiện 08 Chương trình công tác của Thành ủy là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố, các nhiệm vụ chủ yếu, khâu đột phá của Thành phố, ngay sau Đại hội, Thành ủy đã sớm thành lập Ban chỉ đạo 08 chương trình công tác của Thành ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, trong đó, các đồng chí Thường trực Thành ủy trực tiếp làm Trưởng ban; Thường trực Ban chỉ đạo là các sở, ban, ngành Thành phố. Hoạt động của các Ban chỉ đạo chương trình có nhiều đổi mới sâu sát, quyết liệt, kịp thời hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ngay từ cơ sở; định kỳ giao ban kiểm điểm tiến độ, có giải pháp thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu của mỗi chương trình đề ra. Các Ban chỉ đạo đã cụ thể hóa thực hiện chương trình bằng việc xây dựng các đề tài, đề án, chuyên đề chuyên sâu trên các lĩnh vực, trong đó có một số nội dung, chuyên đề thuộc lĩnh vực mới, tạo bước chuyển biến, đột phá căn bản trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố. 

Các cấp ủy đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện 08 Chương trình tới cán bộ, đảng viên và nhân dân bằng nhiều hình thức, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị, nghị quyết đại hội đảng các cấp, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện chương trình, đánh giá tiến độ thực hiện trong các cuộc giao ban cấp ủy, chính quyền, huy động nguồn lực, phân công tổ chức thực hiện các chương trình, qua đó góp phần tích cực khơi dậy sự đồng tình, vào cuộc của nhân dân và toàn xã hội trong thực hiện chương trình công tác của Thành ủy với tinh thần trách nhiệm cao.

Từ kết quả thực hiện 08 chương trình công tác của Thành ủy, 05 nhiệm vụ chủ yếu, 03 khâu đột phá của Thành phố trên các mặt công tác đã khẳng định Nghị quyết XVI Đảng bộ Thành phố dần đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực công tác của Thủ đô, nhất là các lĩnh vực còn nhiều khó khăn, hạn chế, những vấn đề nóng, nhạy cảm, dư luận quan tâm như: quy hoạch, quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng; cải cách hành chính; giải quyết khiếu nại, tố cáo; an toàn thực phẩm; phòng, chống cháy nổ... Nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu; năng lực lãnh đạo của cấp ủy hiệu lực, hiệu quả của chính quyền các cấp được nâng lên; hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở được củng cố một bước, đã có tác dụng thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Kinh tế Thủ đô giữ vững đà tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh được cải thiện. Sự nghiệp văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được tăng cường; quốc phòng, an ninh được bảo đảm; quan hệ hợp tác của Thủ đô với các địa phương trong và ngoài nước không ngừng mở rộng, phát triển.

Về thực hiện khâu đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Đây là một trong 03 khâu đột phá của Thành ủy; tập trung vào những vấn đề cốt lõi, trung tâm trong chiến lược phát triển của Thủ đô Hà Nội, thể hiện những đặc trưng của Thủ đô văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị. 

Xác định tầm quan trọng, ý nghĩa của khâu đột phá này, Thành ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện đồng bộ với những giải pháp căn cơ trước mắt và lâu dài. Trọng tâm là tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về giữ gìn, phát huy truyền thống, nét đẹp văn hóa thanh lịch, văn minh, đặc trưng cốt cách của người Tràng An, Hà Nội; xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh thần, xây dựng con người phát triển toàn diện, là trung tâm của sự phát triển; xây dựng và phát triển Hà Nội thực sự là cái nôi đào tạo, sử dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước. 

Trên cơ sở đó, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được triển khai thực hiện, cụ thể hóa bằng nâng cao chất lượng xây dựng các mô hình văn hóa (“gia đình văn hóa”, “làng văn hóa”, “cơ quan văn hóa”…); thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Chú trọng xây dựng các thiết chế văn hóa từ Thành phố đến cơ sở; bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Phong trào toàn dân rèn luyện thể thao được diễn ra rộng khắp; lĩnh vực thể thao thành tích cao được đầu tư, đóng góp quan trọng vào thành tích chung của thể thao Việt Nam. 

Thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô; nhất là chất lượng giáo dục, đào tạo; chú trọng phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 48,9%, trong đó, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia công lập đạt 57,8%. Quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được triển khai đồng bộ, năng lực, trình độ cán bộ được nâng lên. Triển khai Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thành phố giai đoạn 2016-2020; đa dạng hóa loại hình, đào tạo nghề cho lao động.

Với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được triển khai tích cực; Hà Nội được đánh giá dẫn đầu cả nước về chỉ số phát triển con người (HDI); việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đạt được kết quả bước đầu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước. 

H.G

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !