Hà Nội: Nâng cao chất lượng công tác bảo vê, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngành y tế Hà Nội đã đề ra một số giải pháp trọng tâm để khắc phục những khó khăn, tồn tại, yếu kém, thực hiện định hướng trong nhiệm kỳ 2015-2020 nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo vê, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Trong 5 năm qua (2010 - 2015), tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp; suy thoái kinh tế toàn cầu và trong nước đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc đầu tư cho y tế của Thủ đô, nhiều dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp bệnh viện được khởi công, nhưng phải tạm dừng do khó khăn về nguồn vốn. Bên cạnh đó các dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh mới nổi trên thế giới có tỷ lệ mắc và tử vong cao như: Ebola, MERS-CoV, cúm A/H7N9 có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam. Các dịch bệnh trong nước như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não, dại... vẫn diễn biến khó lường.

Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, Bộ Y tế; sự phối hợp có hiệu quả của các sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã và sự phấn đấu không ngừng của hơn 20.000 cán bộ công chức viên chức người lao động, ngành Y tế đã đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực phòng bệnh, phòng chống dịch, khám chữa bệnh, ATVSTP, nâng cao năng lực y tế cơ sở; công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, công tác đào tạo nguồn nhân lực... góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.

Hà Nội: Nâng cao chất lượng công tác bảo vê, chăm sóc sức khỏe nhân dân - ảnh 1

Nhiều trang thiết bị y tế từ nguồn vốn xã hội hóa được Bệnh viện Ung bướu đưa vào sử dụng phục vụ người bệnh

Mặc dù có những giải pháp và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành cũng còn một số khó khăn, tồn tại. Do địa bàn Thành phố Hà Nội rộng, dân số đông, dân số di biến động lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh, không đồng đều về dân trí; tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố có những diễn biến phức tạp, nhiều dịch bệnh nguy hiểm từ các nước có nguy cơ xâm nhập, trong khi ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân còn hạn chế;  Nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị lớn, trong khi kinh phí đầu tư có hạn; giá thu dịch vụ mới chỉ tính một phần chi phí ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh; Tinh thần, thái độ phục vụ đã có nhiều chuyển biến tích cực, đáng ghi nhận, song vẫn còn một số cán bộ, nhân viên y tế chưa thực sự hết lòng vì người bệnh, làm giảm lòng tin của người dân đối với ngành y tế; Chất lượng dân số chưa tương xứng, chưa đáp ứng với yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, hiện đại hóa của Thủ đô; Lĩnh vực quản lý ATVSTP còn có những bất cập do sự chồng chéo giữa các văn bản quản lý, chưa thực sự phân định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác quản lý ATVSTP. Việc xử lý các vi phạm về ATVSTP ở tuyến xã còn chưa kiên quyết, đa số chỉ nhắc nhở nên chưa đủ sức răn đe các vi phạm; Lĩnh vực quản lý hành nghề y, dược tư nhân hoạt động khám chữa bệnh, quảng cáo cũng còn những tồn tại những vi phạm như: Hoạt động quá phạm vi chuyên môn cho phép, hành nghề không phép...

Từ thực tế 5 năm qua, ngành y tế rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và hoạt động như sau:

Một là, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể thành phố và các quận/huyện/thị xã.

Hai là,chủ động tham mưu đúng, trúng và hiệu quả với các cấp lãnh đạo về định hướng, quy hoạch, chương trình, dự án cho công tác y tế.

Ba là, có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, chính sách thu hút nguồn lực (nguồn nhân lực và hoạt động xã hội hóa) của thành phố.

Bốn là, chú trọng giáo dục y đức; phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về y tế; đẩy mạnh đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ;thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ quản lý và luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Hà Nội: Nâng cao chất lượng công tác bảo vê, chăm sóc sức khỏe nhân dân - ảnh 2

Trẻ em được khám trước khi tiêm chủng

Ngành y tế Hà Nội cũng đã đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân Thủ đô trong thời gian tới. Để khắc phục những khó khăn, tồn tại, yếu kém, thực hiện định hướng trong những năm tới, ngành y tế Hà Nội đã đề ra một số giải pháp trọng tâm:

Thứ nhất là, cần tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra và hạn chế thấp nhất tử vong. Chủ động giám sát chặt chẽ, ngăn ngừa có hiệu quả các dịch bệnh nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào nước ta như MERS - CoV, Ebola, giám chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước nhất là các ổ dịch cũ. Đẩy mạnh xây dựng chuẩn quốc gia y tế xã theo tiêu chí mới, phấn đấu 100% xã, phường đạt chuẩn vào năm 2017. Duy trì và nâng cao chất lượng chuẩn quốc gia y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Thứ hai là, phát triển song song giữa y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục thực hiện công tác điều động và luân chuyển cán bộ; mở rộng hợp tác Quốc tế. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về “Đổi mới toàn diện phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện, “lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ”.

Thứ ba là, kiểm soát tốt tình hình cung ứng thuốc, xây dựng chiến lược phát triển sản xuất dược phẩm, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Thứ tư là, duy trì mức sinh thấp hợp lý, nâng cao chất lượng dân số; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; tăng cường công tác ATVSTP, xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Thứ năm là, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các công trình xây mới bệnh viện như: Xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội, Bệnh viện Xanh Pôn cơ sở 2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2...(giai đoạn 2016 -2020). Thúc đẩy thu hút vốn đầu tư, xã hội hoá y tế và vay vốn đầu tư, thí điểm triển khai hợp tác công tư trong KCB...

Thứ sáu là, cần tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong kiểm tra, hậu kiểm đối với các cơ sở hành nghề y dược ngoài công lập. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngành.

Thời gian qua, ngành y tế có nhiều nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết ĐH XV Đảng bộ thành phố. Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch trong giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố, ngoài sự nỗ lực của ngành, rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố và sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể.

Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !