Bắt đầu mở đường săn “kho vàng 4.000 tấn” tại Bình Thuận

Anh Trần Phương Hồng (con trai cụ Trần Văn Tiệp, 96 tuổi, ngụ Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận, TP HCM), cho biết gia đình vừa cho xe múc, xe ủi tiến hành làm đường từ chân núi Tàu lên khu vực dự kiến ẩn giấu “kho vàng” trên sườn núi.

Bắt đầu mở đường săn “kho vàng 4.000 tấn” tại Bình Thuận

> Đường Cầu Diễn - Nhổn: “Chủ lực” Bộ thông cảm với “du kích” Sở

> Đà Nẵng: Ngăn chặn hàng ngàn lượt tàu nước ngoài xâm phạm

Bắt đầu mở đường săn “kho vàng 4.000 tấn” tại Bình Thuận

Núi Tàu - nơi cất giấu "kho báu" bí hiểm

Trước đó, ngày 10/10/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận ký giấy phép đồng ý với phương án tìm kiếm “kho vàng núi Tàu” và cho phép cụ Trần Văn Tiệp được thăm dò bằng các mũi khoan. Thời gian tìm kiếm trong vòng 270 ngày, cụ Tiệp phải ký quỹ 500 triệu đồng để tái lập mặt bằng sau khi thăm dò. Cụ Tiệp và các cộng sự được phép thăm dò từ đỉnh trở về phía Đông núi Tàu ở độ cao từ 50 -110m so với mực nước biển, với diện tích 2.400m2 và được phép thăm dò 5 mũi khoan ở độ sâu tối đa là 50m. Sau đó cụ Tiệp phải báo cáo đầy đủ kết quả với UBND tỉnh.

Những khu vực bị đào xới trước đây để phục vụ việc tìm kiếm sẽ được san ủi trả lại hiện trạng ban đầu. Sau khi con đường lên núi hoàn chỉnh, gia đình sẽ cho tiến hành xây dựng lán trại công nhân. Nếu kịp thời gian thì các mũi khoan thăm dò “kho vàng” được thực hiện ngay trước Tết Nguyên đán.

Bắt đầu mở đường săn “kho vàng 4.000 tấn” tại Bình Thuận

Cụ Trần Văn Tiệp

Đây là lần thứ 3 (kể từ năm 1993 đến nay) UBND tỉnh Bình Thuận cho phép cụ Tiệp tìm “kho vàng” trên núi Tàu.

Theo cụ Tiệp, người Nhật đã chôn giấu khoảng 4.000 tấn vàng tại khu vực này. Và từ năm 1993 đến nay, “Chưa có một chỉ vàng nào được lấy lên, nhưng gần 20 năm nay tôi đã đổ vào núi Tàu hàng ngàn cây vàng vì tôi tin chắc chắn có một khối tài sản khổng lồ đang nằm sâu trong lòng núi mà nếu đào lên được sẽ có lợi vô cùng cho đất nước”, cụ Tiệp khẳng định.

Sở dĩ cụ Trần Văn Tiệp từ nhiều năm nay theo đuổi giấc mộng tìm vàng là vì khi được vợ một sĩ quan cao cấp của quân đội Nhật tiết lộ về kho báu núi Tàu. Rồi ông Lê Văn Bường, nguyên là tỉnh trưởng tỉnh Bình Tuy (vùng đất phía nam Bình Thuận hiện nay), cũng đã tiết lộ thêm nhiều thông tin về kho báu núi Tàu cho ông Tiệp.

Theo thông tin ông Bường cung cấp, vào năm 1945 tướng Tomoyuki Yamashita của quân đội phát xít Nhật sau khi đánh bại quân Anh tại Malaysia, Singapore đã lấy một khối lượng lớn vàng bạc, châu báu tại khu vực Đông Nam Á. Nhưng trên đường vận chuyển về Nhật thì tình hình chiến trận đổi chiều, lo sợ không giữ được số tài sản đó nên khi ngang qua vùng biển Bình Thuận, quân Nhật đã cho đào núi cất giấu tài sản và đánh đắm tàu chở kho báu ngoài khơi xã Phước Thể (Tuy Phong, Bình Thuận).

Năm 1976, tỉnh Thuận Hải (Ninh Thuận, Bình Thuận) đã tiến hành thăm dò dưới đáy biển hòn Lao Câu, cách núi Tàu 3 hải lý và phát hiện một xác tàu chiến của quân đội Nhật, cả một con tàu hàng ngàn tấn nhưng ngoài 76 thỏi ăngtimoan, thợ lặn không phát hiện thêm thứ gì khác. Điều này càng khiến ông Tiệp tin quân đội Nhật đã bốc toàn bộ vàng vào đất liền chôn giấu và đánh đắm tàu.

Cùng chung niềm tin ấy với ông Tiệp còn có ông Lê Văn Hiền (bí danh là Tám Hiền), nguyên bí thư Tỉnh ủy Thuận Hải. Vào năm 1987, khi đang làm bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, ông Hiền đã tập hợp các thông tin về kho báu núi Tàu. Đến năm 1992, chính ông Hiền đã đứng tên, hợp tác với ông Tiệp xin UBND Bình Thuận cho phép thăm dò kho báu sau đó.

Dù suốt nhiều năm trời ông Trần Văn Tiệp và ông Lê Văn Hiền vẫn không tìm thấy kho báu nhưng niềm tin của hai ông già vẫn tiếp tục được bồi đắp khi trong thời gian đào bới đã tìm được sáu cổ vật. Đó là một thanh kiếm Nhật đã gỉ sét mà theo ông Tiệp là do quân đội Nhật yểm lại, một logo bằng đá biểu tượng của băng đảng Hắc Long (Nhật), một đồng Nippon Bank 10.000 yen, một mảng đá la bàn và hai cổ vật Champa. Cả sáu cổ vật này hiện được ông Tiệp gửi vào ngân hàng và mua bảo hiểm hẳn hoi.

Ông Tiệp chia sẻ: “Tôi tìm kho báu là vì không muốn một khối tài sản quá lớn đang nằm trên đất nước mình bị quên lãng, chứ không phải tìm vì cá nhân tôi”. Bởi theo quy định, nếu giá trị kho báu trên 10 tỉ đồng thì ông Tiệp chỉ được hưởng 0,5% giá trị. Tuy nhiên, vì quyết định thăm dò do UBND tỉnh cấp nên mức thưởng tối đa mà cấp UBND tỉnh có thể thưởng nếu ông Tiệp tìm được kho báu cũng chỉ không quá 200 triệu đồng (theo nghị định 96/2009/NĐ-CP).

Tuy nhiên, năm 1993, cụ Tiệp từng thế chấp căn nhà trên đường Nguyễn Trọng Tuyển để vay 700 triệu đồng đổ vào núi Tàu. Chỉ riêng thời điểm năm 1993 số tiền mà cụ dồn vào kho báu đã không dưới 2 tỉ đồng theo thời giá lúc đó, cùng hàng loạt cuộc thăm dò tốn kém kéo dài sau đó.

Ông Trần Phương Hồng, con trai cụ Tiệp khẳng định: “Tôi cùng với mấy người cháu sẽ thay mặt cha đứng ra thăm dò kho báu. Đó là ước nguyện lớn nhất và cuối cùng của cha tôi. Nếu tìm được thì quá mãn nguyện, còn không cũng thỏa mãn phần nào ước nguyện một đời mà cha tôi theo đuổi”.

Theo VOV

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !