Xăng dầu "chảy ngược"

Mặc dù các lực lượng chức năng nỗ lực triển khai các biện pháp chống buôn lậu, nhưng vì lợi nhuận cao, các đối tượng buôn lậu xăng, dầu trên biển hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt.

Thay vì đưa xăng, dầu trong nước qua biên giới thì gần đây, do giá xăng, dầu trong nước cao hơn một số nước trong khu vực cho nên đã xuất hiện tình trạng xăng dầu lậu tràn vào nước ta.

Xăng dầu

Lắm trò, nhiều chiêu... lậu

Hàng loạt vụ buôn lậu được phát hiện gần đây đã cho thấy tính chất phức tạp của nạn buôn lậu xăng dầu trên biển hiện nay. Phần lớn lượng dầu nhập lậu đến từ các nước Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia, Thái-lan... Ngày 5-8, trong khi làm nhiệm vụ tuần tra trên vùng biển tỉnh Tiền Giang, lực lượng chức năng phát hiện tàu Hàm Luông 12, biển kiểm soát SG6255 có dấu hiệu khả nghi. Qua kiểm tra, thuyền trưởng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ của lô hàng gồm 258.000 lít xăng A92 và 557.000 lít dầu đi-ê-den (DO). 

Ngày 26-7, tại khu vực Hòn Nét, Cẩm Phả, Quảng Ninh, đội kiểm soát Hải quan số 2 tiến hành kiểm tra tàu mang biển kiểm soát QN-5698 đã phát hiện khoảng 20.000 lít dầu ma-dút (FO) không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Trước đó, tại khu vực cách Ðông Nam Côn Ðảo khoảng 45 hải lý, lực lượng Vùng Cảnh sát biển 4 đã kiểm tra, bắt giữ tàu HADUCO chở 2.125.626 lít dầu DO không có giấy tờ. 

Ðặc biệt, Tổng cục Hải quan phối hợp Tổng cục An ninh II (Bộ Công an) đã triệt phá đường dây buôn lậu xăng, dầu của Nguyễn Trường Sơn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Sơn, trụ sở tại số 9 Triệu Quốc Ðạt, TP Thanh Hóa với số lượng xăng, dầu buôn lậu lên đến hàng chục nghìn tấn...

Tại tỉnh Kiên Giang, tình hình buôn lậu xăng, dầu (chủ yếu là dầu đi-ê-den) đang diễn biến hết sức phức tạp, nhất là khu vực trên biển. Hoạt động của những đối tượng buôn lậu có tổ chức, kết nối thành đường dây khá chặt chẽ, theo từng mắt xích, bao gồm cả đối tượng trong và ngoài nước. 

Các đối tượng ở nước ngoài phụ trách nguồn cung hàng, còn các đối tượng ở Việt Nam sẽ tìm kiếm mối tiêu thụ, chủ yếu là các tàu, đội tàu đánh bắt hải sản. Khi hai bên thỏa thuận về giá cả, số lượng, các đối tượng này sẽ ấn định địa điểm giao hàng, thường ở những khu vực giáp ranh giữa các nước (phao số 0) nhằm sẵn sàng đối phó với các cơ quan chức năng khi xảy ra "sự cố". 

Anh Nguyễn Vũ Ngọc T, một chủ tàu đánh cá ở TP Rạch Giá cho biết, trước đây việc mua bán dầu trên biển tuy không hoạt động công khai nhưng diễn ra khá thường xuyên. Hầu hết các tàu đánh bắt xa bờ đều mua dầu lậu bởi họ vừa tiết giảm được chi phí, lại có thể tăng được thời gian của chuyến đi biển. 

Ðại diện lãnh đạo Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cho biết, trong thời gian chưa đầy một tháng, lực lượng này đã bắt giữ ba vụ vận chuyển dầu DO không rõ nguồn gốc, thu giữ gần 600 nghìn lít, đang tiếp tục điều tra xử lý.

Trong khi đó, tại tỉnh Sóc Trăng, các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn chỉ bán được dầu DO cho khoảng 10% tổng số hàng nghìn tàu chuyên đánh bắt hải sản. Số còn lại đều được các ngư dân mua, sử dụng trên biển.

 Phần lớn bà con ngư dân ở đây đều khẳng định, do mỗi chuyến ra khơi, tàu đánh cá của ngư dân phải ở trên biển từ hai đến ba tháng mới vào bờ. Chính vì vậy, để tiết kiệm chi phí, nhất là lúc xăng dầu lên giá, các tàu thường mua dầu nhập lậu trên biển vì giá rẻ hơn giá dầu trong nước gần bốn nghìn đồng/lít. 

Ðối tượng buôn lậu thường hẹn gặp người mua ở tọa độ, thời điểm được xác định rồi ráo riết bơm dầu cho ngư dân nhằm né tránh lực lượng chức năng. Sau khi "phi vụ" thành công, các chủ tàu cá thường lén lút thanh toán tiền cho đầu nậu trong bờ khi có thông tin xác nhận đã tiếp nhận xong dầu ngoài khơi, thậm chí cũng có một số trường hợp còn đứng ra bảo lãnh cho nhau trong việc mua bán dầu lậu.

Xăng dầu

Gây thất thu ngân sách nhà nước

Chủ tịch Hiệp hội xăng, dầu Việt Nam Phan Thế Ruệ cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay, hoạt động buôn lậu xăng, dầu diễn ra ở nhiều vùng biển, nổi bật nhất là từ vùng biển Thanh Hóa, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Qua cung cấp thông tin của các đơn vị kinh doanh xăng dầu thì địa bàn các tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng... không bán được dầu DO cho đánh bắt hải sản, tất cả đều mua từ nguồn dầu DO nhập lậu trên biển. 

Do mức giá chênh lệch quá lớn đã khiến thất thu ngân sách nhà nước. Riêng tỉnh Kiên Giang theo thông tin từ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thì lượng xăng dầu cho đánh bắt hải sản khoảng 250 nghìn m3 dầu DO/năm, hoàn toàn tiêu thụ từ nguồn nhập lậu trên biển, gây thất thu ngân sách nhà nước (các khoản thuế, phí) khoảng 1.200 tỷ đồng/năm.

Phó Cục trưởng Cục Ðiều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Hùng Anh cho biết thêm, lực lượng hải quan đã phát hiện, xử lý ba trường hợp buôn bán xăng, dầu lậu. Những đối tượng này hết sức tinh vi, cố tình sử dụng hóa đơn quay vòng (sử dụng bộ hồ sơ từ năm 2013) nhằm đối phó khiến cho việc chứng minh hành vi vi phạm gặp nhiều khó khăn. 

Trước đây, các vùng biển như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa thường diễn ra tình trạng buôn lậu xăng, dầu thì nay khu vực vùng biển Ðà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang... lại diễn ra nhiều, thường xuyên hơn. Ðể phòng, chống tình trạng buôn lậu, Cục Ðiều tra chống buôn lậu đã lập các chuyên án, có các kế hoạch tuần tra, kiểm soát cũng như xây dựng các cơ sở, vận dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm điều tra, trinh sát để phát hiện và xử lý đối với các hành vi buôn lậu xăng, dầu trên biển cũng như tại các khu vực giáp biên.

Hoạt động nhập lậu xăng, dầu trên biển đang diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp. Các đối tượng buôn lậu thường sử dụng những thủ đoạn như: các chủ đầu nậu không trực tiếp thực hiện hành vi buôn lậu mà chỉ gián tiếp thông qua thuyền trưởng, người áp tải hàng hoặc công ty trung gian. 

Tiến hành mua xăng, dầu ngoài biển sau đó neo đậu ở vùng biển giáp ranh rồi lợi dụng thời tiết mưa bão, đêm tối chuyển tải lên các tàu nhỏ vào bờ hay chuẩn bị các bộ hồ sơ để hợp thức hóa, đối phó với các cơ quan chức năng. Ngoài ra, những đối tượng này trang bị các phương tiện liên lạc hiện đại để khi bị động sẽ thông báo cho nhau lẩn trốn cũng như giả danh tàu đánh cá để thực hiện hành vi buôn lậu xăng, dầu. 

Do vậy, để chống buôn lậu xăng, dầu có hiệu quả, cần kịp thời khắc phục những bất cập trong công tác quản lý, kiểm soát đối với hoạt động xuất, nhập, phân phối xăng, dầu; yêu cầu các cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải có hóa đơn, nhất là các loại tàu thuyền đánh bắt cá. Mặt khác, cần chủ động có các phương án chống buôn lậu trên biển từ xa như nguồn xăng, dầu lậu, đối tượng, cách thức, thủ đoạn tổ chức; thậm chí dự kiến cả số lượng xăng, dầu lậu sẽ đưa vào vùng biển Việt Nam. 

Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng nhằm nắm chắc các đầu nậu, mạng lưới phân phối xăng dầu lậu, kể cả hệ thống kinh doanh xăng, dầu nội địa, các phương tiện thủy để phát hiện kẻ cầm đầu cũng như kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm, tiếp tay cho vi phạm... 

Hoạt động buôn lậu xăng dầu nêu trên nếu không ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả, sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, gây thất thu ngân sách nhà nước, làm rối loạn thị trường xăng, dầu trong nước, ảnh hưởng tới những doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu làm ăn chân chính. Bên cạnh đó, cũng cần tuyên truyền vận động ngư dân chấp hành các quy định của pháp luật trong cung ứng, sử dụng xăng, dầu trên biển.

Theo ND

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.