Vì sao Thủ tướng yêu cầu không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến COVID-19?

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 30/3, Thủ tướng Chính phủ nhất trí với đề xuất yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến dịch bệnh COVID-19.

Ảnh minh họa.

Trước đó, theo nội dung Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 1/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ, dịch COVID-19 thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Trong khi đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 48 luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí.

Như vậy, chưa cần nói đến việc mua các gói bảo hiểm liên quan đến bệnh COVID-19 của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, ngay cả người dân không có bảo hiểm y tế cũng nghiễm nhiên được khám và điều trị miễn phí đối với bệnh thuộc nhóm A.

Thông tư số 32/2012/TT-BTC ngày 29/2/2012 của Bộ Tài chính quy định: công dân Việt Nam bị cách ly y tế, thuộc trường hợp phải cách ly cũng như những công dân bị nhiễm bệnh truyền nhiễm loại A sẽ được miễn chi phí đi lại, chi phí thăm khám, chi phí xét nghiệm, chi phí thuốc, vật tư y tế, chi phí khám chữa bệnh.

Bên cạnh đó, ngày 29/3 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống COVID-19 quy định mức hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/ngày trong thời gian cách ly y tế.

Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được cấp không thu tiền: nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế với tổng chi phí là 40.000 đồng/ngày.

Mặc dù đã có chính sách rõ ràng đối với người cách ly, người nhiễm COVID-19, nhưng thời gian qua không ít các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đã tung ra các gói bảo hiểm liên quan đến dịch COVID-19 nhằm lôi kéo khách hàng.

Các gói bảo hiểm liên quan đến COVID-19 không chỉ được nhân viên các công ty bảo hiểm nhiệt tình tư vấn cho khách hàng mà còn được hỗ trợ tích cực từ nhân viên ngân hàng, những người phải chịu sức ép khủng khiếp từ chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI), trong đó việc mang về các hợp đồng bảo hiểm được xem là một tiêu chí quan trọng trong xếp hạng KPI.

Trong số các công ty bảo hiểm, Manulife và Prudential là đơn vị tỏ ra nhanh nhạy nhất khi ngay từ đầu tháng 2 đã cam kết các gói bảo hiểm liên quan đến dịch bệnh này.

Prudential Việt Nam công bố tăng cường hỗ trợ khách hàng trước dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) với khoản hỗ trợ bằng tiền mặt lên tới 20 triệu đồng/người nếu khách hàng không may nhiễm virus 2019-nCoV.

Trong khi đó, Manulife cam kết sẽ chi trả đầy đủ các quyền lợi bảo hiểm đối với các sự kiện bảo hiểm có liên quan đến virus corona như: Quyền lợi trợ cấp y tế, chăm sóc sức khỏe; Quyền lợi bệnh lý nghiêm trọng; Quyền lợi tử vong.

Ngoài ra, công ty này cũng công bố kể từ ngày 3/2/2020 đến hết 30/4/2020 sẽ áp dụng thêm các chính sách hỗ trợ đối với các sự kiện bảo hiểm có liên quan đến virus Corona. Toàn bộ các trường hợp được cách ly điều trị tại bệnh viện do nghi ngờ nhiễm virus corona được xem là điệu trị tại khoa chăm sóc đặc biệt và được hưởng các quyền lợi bảo hiểm tương ứng (gấp đôi mức trợ cấp hàng ngày đối với quyền lợi trợ cấp y tế, gấp đôi giới hạn phụ về chi phí phòng và giường đối với quyền lợi chăm sóc sức khỏe).

Bảo hiểm Aviva cũng không đứng ngoài cuộc đua.

Bình luận về những cam kết trên của Manulife, Luật sư Nguyễn Minh Anh – Công ty Luật Trí Minh, đoàn Luật sư TP Hà Nội – cho rằng, việc cam kết chung chung như vậy rất dễ gây hiểu nhầm, vì dịch COVID-19 được công bố là “dịch nhóm A”.

“Công ty bảo hiểm nhân thọ buộc phải biết dịch nhóm A thuộc danh mục được khám chữa miễn phí, nên khi quảng cáo họ cần nêu rõ sẽ hỗ trợ được cái gì cho khách hàng. Việc dùng câu từ thiếu rõ ràng dễ gây hiểu nhầm là người nhiễm virus corona được công ty chi trả quyền lợi”, luật sư Nguyễn Minh Anh nói.

Theo một nhân viên tư vấn bảo hiểm thuộc công ty này, ngoài những gì BHYT chi trả, công ty sẽ chi trả thêm tùy theo gói bảo hiểm khách hàng tham gia, như trợ cấp y tế qua đêm, bệnh lý nghiêm trọng do virus gây ra, quyền lợi tử vong…

Tuy nhiên, luật sư Minh Anh cho rằng việc trợ cấp y tế qua đêm mặc nhiên được BHYT hỗ trợ, còn “bệnh lý nghiêm trọng” lại rất khó để đánh giá. Nếu các quyền lợi khác, công ty bảo hiểm cần phải nêu rõ cho khách hàng biết các quyền lợi khác ngoài quyền lợi mà BHYT chi trả.

Sau Manulife và Prudential, một loạt các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khác công bố các gói bảo hiểm tương tự, trong đó có ứng dụng bảo hiểm công nghệ LIAN thuộc Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) của Shark Đỗ Liên cũng vừa cho ra mắt gói sản phẩm có tên là “Corona Care” vào tháng 2 vừa qua.

PV

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.