Vì sao nhiều ngân hàng vẫn lãi đậm?

Điểm chung của các ngân hàng có lợi nhuận tăng mạnh quý 3/2021 là đều ghi nhận tăng trưởng cho vay tích cực. Lãi từ đầu tư chứng khoán cũng đóng vai trò quan trọng.

Vi sao loi nhuan ngan hang van tang manh anh 1
 

Đến nay, hơn một nửa ngân hàng niêm yết đã công bố báo cáo tài chính quý 3 và hợp nhất 9 tháng đầu năm 2021. Theo thống kê, trong số 18 nhà băng đã công bố kết quả kinh doanh, có tới 16 ngân hàng vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dương bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp giai đoạn này.

Đáng chú ý, nhiều ngân hàng vẫn ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý vừa qua, dù trước đó, nhiều chuyên gia đã dự báo ngành ngân hàng sẽ gặp khó trong giai đoạn dịch bệnh.

Vi sao loi nhuan ngan hang van tang manh anh 2

Bất chấp tác động của dịch bệnh trong quý 3, hàng loạt ngân hàng vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh trong giai đoạn này. Ảnh: Nam Khánh.

Tăng mạnh so với cùng kỳ

Theo báo cáo tài chính mới công bố, MBBank cho biết đã thu về gần 12.000 tỷ đồng lãi trước thuế sau 9 tháng đầu năm nay, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng quý 3, lãi trước thuế của ngân hàng này là 3.898 tỷ, cũng cao hơn 29% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, lợi nhuận của MBBank vẫn tăng mạnh trong bối cảnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng đã tăng hơn gấp đôi trong quý vừa qua. Điều này cho thấy toàn bộ lợi nhuận tăng thêm của ngân hàng đều đến từ các hoạt động kinh doanh.

Tương tự, báo cáo tài chính quý 3 của Techcombank cho biết lãi trước thuế ngân hàng thu về trong quý gần nhất vẫn tăng 40% so với cùng kỳ, đạt tới 5.562 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận quý cao thứ 2 trong gần 3 thập niên hoạt động của Techcombank, chỉ xếp sau mức lợi nhuận hơn 6.000 tỷ ngân hàng này thu về được trong quý 2 liền trước.

Tính chung 9 tháng, Techcombank đã thu về tổng cộng 17.098 tỷ tiền lãi, cao hơn 60% so với cùng kỳ, tương đương mức tăng ròng hơn 6.000 tỷ đồng.

Lãnh đạo SHB trước đó cũng cho biết ngân hàng đã thu về 5.055 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Riêng quý 3, lãi trước thuế của SHB đã là 1.869 tỷ, tăng tới 97%.

MỘT SỐ NGÂN HÀNG GHI NHẬN LỢI NHUẬN TĂNG MẠNH QUÝ III
Nguồn: BCTC NH, Tổng hợp
Nhãn Techcombank MBBank SHB HDBank TPBank OCB SeABank VietABank PGBank NCB
Quý III/2021 tỷ đồng 5562 3898 1869 1711 1387 1107 974 126 97 80
Quý III/2020   3974 3015 947 1474 989 647 462 18 21 5

Dù ghi nhận lợi nhuận tăng hàng nghìn tỷ trong quý vừa qua, cả MBBank, Techcombank hay SHB đều không phải ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận cao nhất hệ thống.

Trong 18 nhà băng đã công bố kết quả kinh doanh quý 3, NCB mới là đại diện có tăng trưởng lợi nhuận cao nhất, lên tới 1.400%.

Cụ thể, chỉ ghi nhận 80 tỷ đồng lãi trước thuế trong quý 3, thấp hơn nhiều so với nhóm ngân hàng kể trên. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này của NCB lại cao gấp 15 lần so với số thu về cùng kỳ năm 2020. Tính trong 9 tháng, NCB cũng là ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận cao nhất hệ thống với tỷ lệ hơn 600%.

Ngoài ra, một loạt ngân hàng cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận quý 3 đạt 3 con số như VietABank thu về 126 tỷ, tăng 600%; PGBank đạt 97 tỷ, tăng 362%; SeABank đạt 974 tỷ, cao hơn 111%, mức lợi nhuận một quý cao nhất mà ngân hàng này từng ghi nhận được.

Lợi nhuận đến từ đâu?

Phần lớn lợi nhuận tăng thêm của các ngân hàng đều đến từ tăng trưởng ở hoạt động chính là cho vay, với thu nhập lãi thuần tăng mạnh.

Như tại Techcombank, đóng góp lớn nhất vào đà tăng trưởng lợi nhuận quý vừa qua là tăng trưởng thu nhập lãi thuần, đạt 6.742 tỷ. So với cùng kỳ, chỉ tiêu này đã tăng 31%, tương đương hơn 1.600 tỷ đồng tăng thêm.

Trong khi đó, tổng mức tăng của các mảng kinh doanh dịch vụ, ngoại hối, mua bán chứng khoán đầu tư chỉ hơn 400 tỷ.

Mức tăng thu nhập lãi thuần kể trên của Techcombank được hỗ trợ chính từ việc dư nợ cho vay khách hàng tăng ròng 2,4% trong quý 3 và 15,7% sau 9 tháng, cao hơn gấp đôi so với đà tăng chung của toàn hệ thống ngân hàng là gần 1% quý 3 và 7,42% sau 9 tháng.

Cũng trong quý 3, MBBank ghi nhận 8.700 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, cao hơn 29% so với cùng kỳ. Trong đó, gần 70% doanh thu tăng thêm đến từ tăng trưởng của hoạt động cho vay.

Vi sao loi nhuan ngan hang van tang manh anh 3

Thu nhập lãi thuần của hầu hết ngân hàng vẫn tăng trưởng cao trong quý 3 cho thấy đa số tăng trưởng lợi nhuận trong quý đều đến từ hoạt động chính là cho vay. Ảnh: Nam Khánh.

Tương tự Techcombank, tăng trưởng thu nhập lãi thuần của MBBank quý 3 cũng được hỗ trợ từ mức tăng dư nợ cho vay khách hàng đạt 1,6% riêng quý 3 và 13% so với đầu năm.

Ngoài 2 nhà băng kể trên, cả SeABank, ABBank, HDBank đều là những ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận đến chủ yếu từ hoạt động cho vay. Đây cũng là nhóm duy trì được mức tăng trưởng tín dụng tích cực từ đầu năm đến nay.

Bên cạnh mảng cho vay, quý 3 vừa qua cũng ghi nhận một loạt ngân hàng lãi đột biến từ đầu tư chứng khoán.

Như TPBank, dù lãi từ cho vay vẫn là nguồn thu lớn nhất của ngân hàng trong quý khi mang về 2.346 tỷ đồng, nhưng mảng kinh doanh này tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư có mức tăng lên tới 11 lần, mang về 913 tỷ.

Hoạt động này cũng lần đầu vượt dịch vụ trở thành mảng kinh doanh có lợi nhuận cao thứ 2 của TPBank.

Tương tự, OCB cũng là ngân hàng lãi đậm từ đầu tư chứng khoán quý 3. Theo đó, nhà băng này đã thu về tới 463 tỷ đồng tiền lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư quý gần nhất, cao gấp 6 lần cùng kỳ năm 2020.

Trong bối cảnh hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối đều sụt giảm, mua bán chứng khoán đầu tư đã trở thành một trong 2 động lực chính (cùng với cho vay) giúp lợi nhuận của OCB tăng trưởng 71% trong quý 3.

Cả Vietcapital Bank, NCB, BacABank… đều là những ngân hàng có lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ. Qua đó đóng góp lớn vào đà tăng trưởng lợi nhuận chung quý 3.

Triển vọng lợi nhuận vẫn tích cực

Trước đó, các chuyên gia phân tích tại FiinGroup cho rằng lợi nhuận quý 3 của các ngân hàng niêm yết có thể giảm 13% so với quý liền trước và là quý thứ 2 liên tiếp ghi nhận xu hướng giảm.

Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ, lợi nhuận các ngân hàng vẫn duy trì mức tăng gần 11%.

Điều này có nguyên nhân chủ yếu do nền so sánh (quý 3/2020) cũng là giai đoạn các ngân hàng gặp khó do dịch Covid-19 khiến lợi nhuận kém tích cực so với các quý khác trong năm.

Tương tự, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam ước tính lợi nhuận các ngân hàng niêm yết quý 3 sẽ giảm 19% so với quý 2. Nguyên nhân chính đến từ tăng trưởng cho vay thấp, biên lãi ròng (NIM) giảm và chi phí dự phòng tăng.

TĂNG TRƯỞNG CHO VAY KHÁCH HÀNG TẠI MỘT SỐ NHÀ BĂNG
Nguồn: BCTC NH, Tổng hợp
Nhãn Toàn hệ thống Techcombank MBBank LienVietPostBank TPBank OCB ACB
Riêng quý III % 0.98 2.4 1.6 2.4 0.6 1.6 -1.5
9T từ đầu năm   7.42 15.7 12.8 10.9 10.8 9.4 8

Tuy nhiên, so với quý 3/2020, Yuanta cho rằng lợi nhuận các ngân hàng kỳ này vẫn tích cực.

Trong bối cảnh thu nhập từ hoạt động cho vay tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ và phí sẽ tăng mạnh trong quý 3 khi các giao dịch online được thực hiện nhiều hơn. Đây cũng sẽ là động lực chính thúc đẩy lợi nhuận của ngành trong quý này.

Bên cạnh đó, với tình hình dịch bệnh hiện nay, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, giúp các ngân hàng hưởng lợi nhờ chi phí huy động vốn thấp. Điều này có thể khiến NIM không giảm mạnh và phục hồi trở lại từ cuối quý 3, đầu quý 4.

Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh thanh khoản hệ thống vẫn rất dồi dào, các ngân hàng sẽ không gặp nhiều áp lực cạnh tranh để huy động tiền gửi.

Cũng ghi nhận quan điểm tương tự, Chứng khoán BSC cho rằng tuy thấp hơn so với kỳ vọng đầu năm, nhưng tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng quý 3 vẫn sẽ cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020 và vượt mức chung của thị trường.

Trong đó, động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của các ngân hàng vẫn sẽ là tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là nhóm ngân hàng có danh mục cho vay ít rủi ro, hỗ trợ lãi suất lớn cho khách hàng theo kêu gọi của NHNN.

Ngân hàng dồn dập báo lãi, vượt kế hoạch năm chỉ sau 9 tháng

Ngân hàng dồn dập báo lãi, vượt kế hoạch năm chỉ sau 9 tháng

Kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2021 liên tiếp được các ngân hàng công bố với nhiều số liệu khả quan, bất chấp những tác động tiêu cực do dịch COVID-19 gây ra.

Theo zingnews.vn

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.