Từ vụ Khaisilk: Cái giá phải trả cho DN Việt từng dính án lập lờ hàng Trung Quốc

Với scandal tương tự Khaisilk, Khóa Minh Khai 10 năm vẫn chật vật làm ăn không hiệu quả, Hanoimilk bị phát hiện sữa bột Trung Quốc trong kho thời điểm "bão melamin" đỉnh điểm khiến DN lao dốc...

Khải Silk (Khaisilk) sẽ như thế nào sau scandal khăn lụa thương hiệu Khải Silk có tồn tại sản phẩm xuất xứ Trung Quốc bùng nổ những ngày qua khi uy tín của doanh nghiệp và của chính ông Hoàng Khải đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Thực ra Khải Silk không phải doanh nghiệp đầu tiên "dính" scandal bán có hàng Trung Quốc trà trộn trong sản phẩm của mình. 10 năm qua, không ít doanh nghiệp Việt đã vướng phải scandal tương tự, họ đã đi qua khủng hoảng và sống sót như thế nào?

Từ vụ Khaisilk: Giá phải trả nào cho những DN Việt từng trà trộn hàng Trung Quốc. Ảnh: Zing

Khóa Minh Khai 10 năm lận đận

Cách đây 10, công ty có tiếng trên thị trường lúc bấy giờ là khóa Minh Khai gây ra một vụ bê bối lớn khi bị phát hiện làm giả chính sản phẩm của thương hiệu mình.

Một ngày đầu năm 2008, Phòng Cảnh sát điều tra Tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) kiểm tra đột xuất phát hiện tại chỗ hơn 1.000 ổ khoá xuất xứ Trung Quốc đang được thay hình đổi dạng thành khóa Minh Khai ngay tại chính xưởng của công ty này. Chưa kể khoảng 300 chiếc khóa giá đã được chính Minh Khai tung ra thị trường. Lãnh đạo công ty cũng thừa nhận đã đặt hàng một công ty bên Trung Quốc khoảng 10.000 chiếc khóa, tất cả đều được in sẵn nhãn mác “Khóa Minh Khai”.

Sau scandal, lãnh đạo Khóa Minh Khai đưa ra nhiều lời giải thích với khách hàng như công ty vẫn phải nhập một số thiết bị, linh kiện từ nước ngoài. Thời đó, do sơ suất nên doanh nghiệp không đăng ký nhãn mác sản phẩm hàng hóa “theo tiêu chuẩn của Khóa Minh Khai” nên công ty bị phạt về lỗi tiêu chuẩn hàng hóa chưa cụ thể.

Dù vậy, uy tín của Khóa Minh Khai trên thị trường thực sự giảm sút. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng gửi Văn phòng chính phủ vào tháng 3 năm nay xác nhận tình hình sản xuất kinh doanh của Khóa Minh Khai từ năm 2008 - 2014 kém cạnh tranh và không hiệu quả. 

Đến tận năm 2015, năm 2016, Khóa Minh Khai mới bắt đầu có lãi, không còn lỗ lũy kế. Vốn chủ sở hữu đến 31/12/2016 là 28,139 tỷ đồng. Nhưng thực tế, số vốn tăng lên lại chủ yếu từ lợi nhuận tạm thời được phân chia của Dự án Khu nhà ở Skylight mà Khóa Minh Khai hợp tác với Tổng công ty COMA.

Sau 10 năm, đến thời điểm tháng 3/2017, Khóa Minh Khai vẫn khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Hanoimilk chi hàng trăm tỷ đồng chỉ để lấy lại uy tín

Cũng trong năm 2008, một scandal khác từ doanh nghiệp đang có vị thế trong ngành hàng sữa khi đó là công ty cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk với thương hiệu IZZI nổi tiếng. Trong khi lãnh đạo Hanoimilk công bố thông tin công ty chỉ nhập nguyên liệu sữa bột từ Mỹ và New Zealand, đoàn kiểm tra lại phát hiện 280 tấn sữa bột có nguồn gốc từ Trung Quốc trong kho của đơn vị này. Hơn nữa, có 100 tấn đã hết hạn và trong đó gồm cả lô hàng từ nhà cung cấp Trung Quốc dính vụ bê bối chưa melamine rúng động lúc bấy giờ.

Dù Hanoimilk khẳng định 280 tấn nguyên liệu sữa đang để trong kho, chưa được Hanoimilk sử dụng sản xuất các thành phẩm sữa, song dư luận thời điểm đó vẫn không khỏi lo lắng sợ hãi trước thông tin này bởi bê bối sữa có melamin tại Trung Quốc đang lên đỉnh điểm.

Lãnh đạo công ty này cho biết, kết thúc năm 2008, uy tín công ty và thương hiệu sản phẩm giảm sút tới mức người tiêu dùng hoài nghi và mất lòng tin vào các sản phẩm của Hanoimilk.

Ngay trong năm 2008, Hanoimilk lỗ 37,7 tỷ đồng. Năm 2009, công ty này có lãi dù khiêm tốn, lợi nhuận sau thuế là 12,8 tỷ đồng. Tới năm 2010, Hanoimilk lại lỗ 22,7 tỷ đồng... Những năm tiếp theo Hanoimilk dường như chỉ duy trì hoạt động.

Trong suốt một thời gian dài, cổ phiếu của Hanoimilk dưới mức giá 4.000 đồng/CP, lượng giao dịch chỉ khoảng vài ngàn đơn vị. Năm 2013, công ty này còn đối mặt với tin đồn bị thâu tóm sáp nhập.

Tại Đại hội đồng cổ đông hồi tháng 6/2017, Bizlive dẫn lời ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch HĐQT công ty cho biết, Hanoimilk đang trải qua giai đoạn khó khăn và vất vả nhất kể từ khi thành lập đến nay.

“Khủng hoảng truyền thông năm 2008 làm uy tín của công ty và thương hiệu Hanoimilk giảm sút, đến nay vẫn chưa lấy lại được ngôi vị của mình. Để lấy lại được sự tin yêu của người tiêu dùng, các chuyên gia tư vấn thương hiệu ước tính Hanoimilk phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho marketing và quảng cáo. Trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chi phí như vậy, Hanoimilk sẽ phải chịu lỗ trong ngắn hạn một vài năm và điều này là không được phép đối với một công ty niêm yết”, ông Tuấn cho biết.

Với Khaisilk, thương hiệu này sẽ tiếp tục "vực dậy bằng mọi giá" và vẫn nhập hàng nơi khác về nhưng cam kết ghi rõ ràng nhãn mác đâu là hàng Việt, đâu là hàng Trung Quốc - theo lời ông chủ Hoàng Khải trả lời trên Zing News. Nhưng khi niềm tin của khách hàng đã mất, câu chuyện đứng lên và đi tiếp trên mảnh đất cũ liệu có dễ dàng?

Nam Anh

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.